English | Français   rss
Liên kết
Đại học Huế khẳng định thương hiệu và duy trì các ngành điểm chuẩn cao (09-08-2018 11:02)
Góp ý

Trong số 124 ngành tuyển sinh của 8 trường đại học thành viên, 2 khoa trực thuộc, phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị, Trường ĐH Y Dược duy trì mức điểm chuẩn cao, đứng đầu vẫn là ngành Y đa khoa với điểm chuẩn là 23.25. Bên cạnh đó, các trường thành viên khác cũng có điểm chuẩn khá cao như Trường ĐH Ngoại ngữ, nhiều ngành lên đến 20 (Ngôn ngữ Hàn Quốc), 21 điểm (Sư phạm tiếng Anh).

Đại học Huế chào đón tân sinh viên 2018. Thời gian xác nhận nhập học: Từ 7h00 ngày 07/8/2018 đến 17h00 ngày 12/8/2018 (tính theo dấu bưu điện đối với thí sinh gửi Giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia 2018 theo đường bưu điện)

 

Xét theo từng nhóm ngành, như nhóm ngành hằng năm lấy điểm cao trên 25 điểm, nhất là Trường ĐH Y Dược thì có giảm. Nhưng đây là bối cảnh chung, đơn cử Trường ĐH Y Dược, Đại học Huế cũng chỉ thấp hơn khoảng 1 điểm so với Trường ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.

 

Nhóm ngành Du lịch, Kinh tế cũng tương đối cao, nhiều ngành 16 – 17 điểm. So với mặt bằng tổng thể chung cả nước, điểm chuẩn của Đại học Huế là khá tốt. Trong bối cảnh khu vực tuyển sinh của Đại học Huế ở miền Trung, Tây Nguyên có phổ điểm là 14 – 15 thì cơ bản Đại học Huế cũng đã tuyển sinh tốt.

 

Ở nhóm 2 là các ngành khoa học cơ bản của Trường ĐH Khoa học và Trường ĐH Nông Lâm, cơ bản vẫn giữ được “sàn” như các năm nhưng không tăng điểm chuẩn. Mặt bằng chung về điểm chuẩn khối nông - lâm - ngư cả nước hiện nay như nhau. Đây là nhóm ngành có cơ hội việc làm rất tốt hiện nay.

 

 

Cần phải nói rõ là điểm chuẩn ngang sàn thì không phải tất cả thí sinh đều là điểm thấp hoặc đều là 13 điểm mà tỷ lệ 16 – 18 điểm vẫn nhiều. Mặc dù ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) một số ngành của Đại học Huế là 13 nhưng theo thống kê phổ điểm trúng tuyển đợt 1 vào Đại học Huế, có 5732 thí sinh đạt từ 14.1 – 18 điểm, 3240 thí sinh đạt từ 18.1 – 20 điểm, 2199 thí sinh đạt từ 20.1 – 23 điểm, 785 thí sinh đạt từ 23 điểm trở lên, 580 thí sinh đạt từ 13 – 14 điểm.

 

Khối ngành tại Trường ĐH Sư phạm mặt dù lượng thí sinh giảm mạnh do điểm sàn Bộ GD và ĐT qui định 17 điểm, nhưng Trường ĐH Sư pham, Đại học Huế cũng thuộc dạng thu hút thí sinh tốt so với các trường sư phạm trong cả nước, theo hồ sơ thí sinh đăng ký được khoảng gần 800 thí sinh. Cần phải nói kỹ là điểm chuẩn năm nay (17 điểm) là rất cao và trong cả nước rất nhiều trường khó thu hút thí sinh. Các năm trước, điểm sàn là 14 – 15 điểm nên có thể nói mức điểm sàn năm nay đạt chuẩn.

 

Bên cạnh đó, một số ngành khoa học cơ bản vẫn còn khó khăn, cần cơ chế đặc thù của nhà nước. Ngành báo chí và công nghệ thông tin điểm chuẩn không quá 13,75. Tuy nhiên, đây là những ngành xã hội có nhu câu cao nên chỉ tiêu tuyển cao. Mặc dù vậy, điểm đầu vào sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Việc đảm bảo chất lượng đào tạo có nhiều khía cạnh và kéo dài cả quá trình với nhiều tiêu chuẩn, tiêu chí khác nhau từ đầu vào đến đầu ra; nhiều nước trên thế giới khá mở về đầu vào, nhưng thắt chặt đầu ra và chúng ra hiện nay cũng đang triển khai theo hướng này. Trong quá trình đào tạo còn có rất nhiều khâu từ kiểm tra, giám sát, chương trình đào tạo, chuẩn nghề nghiệp… Tất nhiên, ngoài vai trò của người học, còn có vai trò của giảng viên và nhà trường, môi trường học tập. Đại học Huế đang rất quan tâm và ngày càng thay đổi để hoàn thiện hơn các vấn đề này.

 

Đại học Huế đã cân nhắc nguyện vọng của các trường mong muốn đáp ứng được điều kiện chỉ tiêu cơ bản. Đặc biệt, Đại học Huế đề cao yếu tố đam mê ngành nghề, sự lựa chọn đúng đắn của thí sinh thể hiện qua nguyện vọng 1, nguyện vọng chính đáng nhất.

 

 

Sau mùa tuyển sinh 2018, Đại học Huế sẽ tập trung nghiên cứu, tái cấu trúc lại ngành nghề, có thể nhóm một số ngành, nghề lại để làm sao đó có mũi nhọn. Những ngành sau 2 – 3 năm nếu tuyển sinh thấp thì có thể tạm dừng hoặc nhập vào nhóm ngành, thu hẹp chỉ tiêu để tuyển sinh tốt hơn. Tinh thần sẽ chú trọng các ngành mũi nhọn và trường nào cũng phải có các ngành mũi nhọn. Đơn cử như Trường ĐH Nông lâm sẽ đẩy mạnh các nhóm ngành Chăn nuôi – Thú y, công nghệ thực phẩm, nông học… Sẽ không dàn trải mà tập trung đầu tư mạnh vào một số ngành lớn. Riêng khối ngành năng khiếu, cơ bản, xu hướng thí sinh hiện nay cũng ít thi, song một số ngành cần thiết phải giữ lại thì Đại học Huế sẽ có phương án tính toán kỹ, trong đó cũng có cơ chế đặc thù, hỗ trợ cho một số ngành.

 

PV

Liên kết
×