English | Français   rss
Liên kết
CTĐT bậc Đại học / ĐỒ HỌA
- Đơn vị quản lý: Trường Đại học Nghệ thuật

- Mã ngành: 7210104

- Tên chương trình đào tạo: ĐỒ HỌA

- CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:

PHẦN CHUNG

  1. Tên ngành đào tạo: ĐỒ HỌA (Graphic Arts)
  2. Trình độ đào tạo: Cử nhân Nghệ thuật
  3. Loại hình đào tạo: Chính quy, tập trung 5 năm
  4. Mục tiêu đào tạo

Chương trình đào tạo ngành Đồ họa trình độ đại học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Đồ họa để có khả năng sáng tác những tác phẩm thuộc lĩnh vực đồ họa; có khả năng nghiên cứu và giảng dạy đồ họa tại các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật.

Có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, say mê nghề nghiệp, nắm vững đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trên lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật.

PHẦN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG VÀ CÁC GIÁ TRỊ GIÁO DỤC KHÁC 

  1. Kiến thức

- Có hiểu biết về kiến thức lý luận chính trị, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo;

- Có trình độ tiếng Anh tương đương chứng chỉ B;

- Hiểu và vận dụng các kiến thức cơ bản về nghệ thuật thị giác, về lý luận nghệ thuật vào việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.

- Nắm vững những kiến thức cơ sở nghệ thuật thuộc khối/nhóm ngành nghệ thuật và mỹ thuật với trình độ lý luận nhất định về mỹ thuật;

- Nắm vững và vận dụng các phương pháp sáng tạo nghệ thuật và ngôn ngữ đồ họa để xây dựng một tác phẩm mỹ thuật có nội dung mang tính dân tộc và hiện đại theo phong cách cá nhân.

  1. Kỹ năng cơ bản

- Vận dụng các yếu tố tạo hình trong sáng tác tác phẩm đồ họa thể hiện thị hiếu thẩm mỹ tốt;

- Nắm vững và vận dụng linh hoạt các kỹ thuật in ấn của từng chất liệu như: In nổi, in phẳng, in chìm, in xuyên, in monotype, monoprint collagraph và các kỹ thuật in ấn tổng hợp khác để sáng tác các tác phẩm mỹ thuật thuộc ngành Đồ họa in ấn;

- Nắm vững các kỹ thuật vẽ tay của từng chất liệu như: Màu nước, mực nho, bút sắt... và kết hợp một số các kỹ thuật vẽ tay khác để sáng tác các tác phẩm mỹ thuật thuộc ngành Đồ họa;

- Có khả năng sử dụng các phương tiện hiện đại phục vụ sáng tác nghệ thuật tạo hình.

  1. Kỹ năng tư duy

- Có phương pháp tư duy sáng tạo nghệ thuật; Có thể phân tích, đánh giá chất lượng và hiệu quả tác phẩm nghệ thuật tạo hình;

- Có khả năng trình bày và diễn giải các vấn đề, ý tưởng nghệ thuật, giải pháp tạo hình của cá nhân;

- Chủ động xây dựng đề tài, và sáng tác tác phẩm đồ họa.

  1. Kỹ năng chuyên môn thực tế, kỹ năng mềm

- Có khả năng độc lập trong nghiên cứu, thể nghiệm các hình thức nghệ thuật và tìm tòi các kỹ thuật mới để phát triển tác phẩm;

- Có khả năng sáng tác, tham gia triển lãm mỹ thuật tạo hình chuyên nghiệp;

- Có thể thực hành và làm việc trong các môi trường nghệ thuật khác nhau;

- Có khả năng nghiên cứu mỹ thuật và năng lực quản lý về mỹ thuật nói riêng và văn hóa, nghệ thuật nói chung.

  1. Thái độ và hành vi

- Có lập trường tư tưởng vững vàng, ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn. Nắm vững đường lối chủ chương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trên lĩnh vực Văn hóa Nghệ thuật;

- Có tinh thần tự nghiên cứu sáng tạo, tiếp thu kiến thức mới, và ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy các giá trị truyền thống đồ họa thế giới và dân gian, dân tộc.

 

VỊ TRÍ VÀ KHẢ NĂNG LÀM VIỆC SAU TỐT NGHIỆP 

       - Có thể độc lập trong nghiên cứu, thể nghiệm các hình thức nghệ thuật mới;

       - Có khả năng sáng tác tác phẩm tạo hình thuộc lĩnh vực Đồ họa in ấn, hoặc vẽ tay thể hiện trình độ thẩm mỹ tốt, đáp ứng nhu cầu thưởng thức mỹ thuật trong xã hội;

- Có khả năng giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên ngành và phổ thông (Có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bổ sung);

  - Có thể làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật ở các cơ quan, đơn vị tổ chức trong và ngoài nước.

 

KHẢ NĂNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI RA TRƯỜNG 

Có thể học tập sau đại học, nghiên cứu sinh, nâng cao kiến thức chuyên môn mỹ thuật tại các đơn vị, tổ chức, Học viện, và các trường Đại học thuộc lĩnh vực Mỹ thuật trong nước và thế giới.

Liên kết
×