English | Français   rss
Liên kết
CTĐT bậc Đại học / QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH
- Đơn vị quản lý: Trường Du lịch

- Mã ngành: 7810103

- Tên chương trình đào tạo: QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH

- CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:

Chuyên ngành đào tạo  :   

» Hướng dẫn du lịch

» Quản lý lữ hành

 

1. Mục tiêu đào tạo:

  • Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân du lịch có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; Nắm vững các kiến thức cơ bản về kinh tế-chính trị-văn hóa-xã hội; Có các kỹ năng cơ bản, cần thiết và thái độ chuyên nghiệp nhằm đạt được thành công về nghề nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn, đáp ứng nhu cầu xã hội.

  • Mục tiêu cụ thể

*) Yêu cầu về kiến thức:

– Nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế-chính trị-văn hoá-xã hội.

– Có kiến thức chuyên sâu về hoạt động hướng dẫn du lịch và hoạt động lữ hành.

*) Yêu cầu về kỹ năng:

– Kỹ năng cứng: Có kỹ năng hướng dẫn du lịch, kỹ năng chuyên môn, năng lực thực hành nghề nghiệp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giải quyết vấn đề …

– Kỹ năng mềm: Kỹ năng giao tiếp có tính chuyên nghiệp và ứng xử tốt, làm việc theo nhóm, khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học …

*) Yêu cầu về thái độ:

– Phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân;

– Trách nhiệm, đạo đức, tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ;

– Khả năng cập nhật kiến thức, sang tạo trong công việc;

 

2. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:

  • Đi với chuyên ngành Hướng dẫn du lịch

– Hướng dẫn viên thuộc các công ty, các tổ chức có hoạt động kinh donah dịch vụ du lịch và lữ hành

– Chuyên viên các đơn vị sự nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước về Lữ hành, các tổ chức phi chính phủ về du lịch lữ hành. Chủ đầu tư hoặc chuyên gia quản lý các doanh nghiệp lữ hành du lịch.

– Công tác ở các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa – thể thao – du lịch, quan hệ công chúng và các cơ quan hữu quan khác từ trung ướng đến địa phương, các viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo, các đơn vị và doanh nghiệp du lịch, lữ hành thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.

  • Đối với chuyên ngành Quản lý lữ hành

– Giám sát, điều hành ở các bộ phận trực tiếp cung ứng dịch vụ hoặc chuyên viên ở các bộ phận chức năng trong các cơ sở kinh doanh lữ hành.

– Chuyên viên các đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ Lữ hành, cơ quan quản lý nhà nước về Lữ hành, các tổ chức phi chính phủ về dịch vụ lữ hành. Chủ đầu tư hoặc chuyên gia quản lý các doanh nghiệp lữ hành du lịch.

 

3. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Các sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có thể tiếp tục học lên trình độ Sau Đại học của các ngành thuộc khối ngành Kinh tế học, Kinh doanh …

 

4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo

Chương trình đào tạo này được tham khảo từ:

– “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính qui theo hệ thống tín chỉ” (số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT, ngày 15/08/2007, của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

– Các chương trình đào tạo bậc đại học thuộc ngành kinh tế của các Đại học quốc gia, các trường Đại học lớn trên toàn quốc và một số trường ở nước ngoài

 

5. Thời gian đào tạo: 4 năm

  • Khối lượng kiến thức toàn khoá: 120/142 tín chỉ
  • Đối tượng tuyển sinh: Thực hiện theo Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và đào tạo.

 

6. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp:

  • Quy trình đào tạo theo tín chỉ
  • Điều kiện tốt nghiệp: Sinh viên tích luỹ tối thiểu 120 tín chỉ, trong đó phần bắt buộc 98 tín chỉ và phần tự chọn tối thiểu 22 tín chỉ.

 

7. Thang điểm:

– Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 ( từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.

– Điểm học phần làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được chuyển thành điểm chữ: A, B, C, D, F, I, X.



Liên kết
×