Thông tin chi tiết quy trình: Quy trình lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ vào lưu trữ

Thông tin chi tiết quy trình
Quy trình lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ vào lưu trữ

Nơi tiếp nhận hồ sơ:

Văn phòng Đại học Huế

Thời gian tiếp nhận:
Thời hạn giải quyết:
Trình tự thực hiện:

Bước 1. Xây dựng Danh mục hồ sơ

Tháng 12 hàng năm, Văn phòng Đại học Huế căn cứ bộ máy tổ chức và nhiệm vụ của các ban chức năng để xây dựng và trình Giám đốc ký ban hành Danh mục hồ sơ Đại học Huế của năm sau.

Bước 2. Mở hồ sơ và thu thập, cập nhật văn bản, tài liệu vào hồ sơ

Căn cứ vào Danh mục hồ sơ Đại học Huế của năm, cán bộ viên chức lao động các ban chức năng Đại học Huế có trách nhiệm:

- Mở hồ sơ theo Danh mục được phân công.

- Chọn lọc, thu thập, cập nhật tất cả văn bản, tài liệu hình thành trong quá trình tiến hành giải quyết công việc vào hồ sơ.

Bước 3. Tiếp nhận hồ sơ vào lưu trữ, sắp xếp, bảo quản hồ sơ

- Cuối năm, bộ phận lưu trữ Đại học Huế kiểm tra rà soát lại Danh mục hồ sơ của năm, thông báo cho các ban chức năng, cán bộ viên chức xây dựng hồ sơ tiến hành nộp lưu hồ sơ vào lưu trữ Đại học Huế.

- Điều kiện nộp lưu hồ sơ:

+ Công việc kết thúc, hồ sơ đã tập hợp đầy đủ văn bản, tài liệu.

+ Chỉ nộp lưu những hồ sơ công việc có thời hạn bảo quản từ 5 năm trở lên.

+ Khi nộp lưu hồ sơ cần lập “Mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu” và “Biên bản giao nhận hồ sơ, tài liệu” giữa bên giao và bên nhận.

- Khi tiếp nhận hồ sơ, bộ phận lưu trữ có trách nhiệm kiểm tra văn bản, tài liệu có hồ sơ, nếu thiếu yêu cầu bổ sung đầy đủ trước khi giao nộp.

Bước 4. Đánh giá hồ sơ, lưu hồ sơ vĩnh viễn và tiêu hủy hồ sơ có thời hạn

- Bộ phận lưu trữ tiến hành đánh giá văn bản, tài liệu có trong hồ sơ, phân loại hồ sơ để đưa vào lưu trữ hoặc nộp lưu vào lưu trữ lịch sử (cấp trên).

- Tổ chức tiêu hủy hồ sơ tài liệu không còn giá trị theo quyết định của Giám đốc Đại học Huế.

Thành phần hồ sơ:
Số lượng bộ hồ sơ:
Lệ phí:
Căn cứ pháp lý:

- Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư.

- Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06/5/2005 của Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ về Hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.

- Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08/02/2010 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về Công tác văn thư.

- Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ về Hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.

- Thông tư số 09/2011/TT-BNV ngày 03/06/2011 của Bộ Nội vụ Quy định về thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức.

- Thông tư số 07/2012/TT-BNV ngày 22/11/2012 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn quản lý văn bản, lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan.

- Công văn số 425/VTLTNN-NVTW ngày 18/7/2005 của Cục Văn thư - Lưu trữ nhà nước về Hướng dẫn quản lý văn bản đi và văn bản đến.

- Công văn số 1224/BGDĐT-CNTT ngày 23/10/2007 của Bộ GD&ĐT về triển khai email quản lý giáo dục.

- Công văn số 608/LTNN-TTNC ngày 19/11/1999 của Cục Văn thư - Lưu trữ  nhà nước về Hướng dẫn ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư, lưu trữ.

- Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 03/02/2009 của Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Thừa Thiên Huế về việc tăng cường chỉ đạo, điều hành trong công tác văn thư, lưu trữ.

- Chỉ thị số 41/CT-UBND ngày 30/10/2013 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan, tổ chức.

- Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 04/6/2015 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc giải quyết tài liệu tồn đọng, tích đống của các cơ quan, tổ chức, địa phương trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Chỉ thị số 77/2014/CT-UBND ngày 26/12/2014 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc tăng cường trao đổi văn bản điện tử và ứng dụng chữ ký số trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Các yêu cầu điều kiện:
File đính kèm: