Thông tin chi tiết quy trình: Quy trình xây dựng lịch công tác tuần Đại học Huế

Thông tin chi tiết quy trình
Quy trình xây dựng lịch công tác tuần Đại học Huế

Nơi tiếp nhận hồ sơ:

Tổ Văn thư - Lưu trữ - Lễ tân

Thời gian tiếp nhận: Trước 10g30 thứ Năm hàng tuần
Thời hạn giải quyết: Từ 15g30 thứ Năm hàng tuần
Trình tự thực hiện:

Bước 1. Đăng ký lịch

- Trước 10g30 thứ Năm hàng tuần, Trưởng các ban chức năng, thường trực tổ chức Đảng, đoàn thể Đại học Huế hoàn thành việc đăng ký lịch công tác tuần kế tiếp của đơn vị, tổ chức qua Hệ thống Thông tin quản lý Đại học Huế.

- Việc đăng ký lịch công tác cần đầy đủ thông tin: Nội dung, thời gian, thành phần, địa điểm, người chủ trì. Lãnh đạo các ban chức năng cần trao đổi thống nhất với người chủ trì trước lúc đăng ký vào lịch công tác Đại học Huế; hạn chế đến mức thấp nhất việc đăng ký bổ sung lịch công tác.

- Những công việc nghiệp vụ do các ban chức năng hoặc tổ chức Đảng, đoàn thể chủ trì thực hiện, ít cần sự phối hợp, tham gia của các ban chức năng và ĐVTT thì không đăng ký vào lịch công tác Đại học Huế.

Bước 2. Sắp xếp lịch

- Từ 10g30 – 14g30 thứ Năm hàng tuần: Tổ trưởng Tổ Văn thư - Lưu trữ - Lễ tân rà soát, sắp xếp lịch tuần, đảm bảo lịch không bị trùng về nội dung, thành phần, thời gian, địa điểm, người chủ trì. Nếu có thay đổi về những vấn đề trên cần trao đổi lại với lãnh đạo các ban chức năng, thường trực tổ chức đảng, đoàn thể để thống nhất.

- 14g30 - 15g30 thứ Năm hàng tuần: Văn thư trình Chánh Văn phòng xem xét hoàn chỉnh lịch công tác tuần Đại học Huế.

Bước 3. Duyệt lịch

Từ 15g30 thứ Năm hàng tuần: Tổ trưởng Văn thư - Lưu trữ - Lễ tân trình Giám đốc Đại học Huế duyệt ban hành lịch công tác tuần qua Hệ thống Thông tin quản lý Đại học Huế.

Thành phần hồ sơ:
Số lượng bộ hồ sơ:
Lệ phí:
Căn cứ pháp lý:

- Luật Thi đua khen thưởng và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua khen thưởng của Quốc hội.

- Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua khen thưởng.

- Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư.

- Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06/5/2005 của Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ về Hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.

- Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08/02/2010 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về Công tác văn thư.

- Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ về Hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.

- Thông tư số 09/2011/TT-BNV ngày 03/06/2011 của Bộ Nội vụ Quy định về thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức.

- Thông tư số 07/2012/TT-BNV ngày 22/11/2012 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn quản lý văn bản, lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan.

- Thông tư số 35/2015/TT-BGDĐT ngày 31/12/2015 của Bộ GD&ĐT về việc Hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng ngành giáo dục.

- Công văn số 425/VTLTNN-NVTW ngày 18/7/2005 của Cục Văn thư - Lưu trữ nhà nước về Hướng dẫn quản lý văn bản đi và văn bản đến.

- Công văn số 1224/BGDĐT-CNTT ngày 23/10/2007 của Bộ GD&ĐT về triển khai email quản lý giáo dục.

- Công văn số 608/LTNN-TTNC ngày 19/11/1999 của Cục Văn thư - Lưu trữ  nhà nước về Hướng dẫn ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư, lưu trữ.

- Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 03/02/2009 của Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Thừa Thiên Huế về việc tăng cường chỉ đạo, điều hành trong công tác văn thư, lưu trữ.

- Chỉ thị số 41/CT-UBND ngày 30/10/2013 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan, tổ chức.

- Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 04/6/2015 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc giải quyết tài liệu tồn đọng, tích đống của các cơ quan, tổ chức, địa phương trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Chỉ thị số 77/2014/CT-UBND ngày 26/12/2014 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc tăng cường trao đổi văn bản điện tử và ứng dụng chữ ký số trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Các yêu cầu điều kiện:
File đính kèm: