Thông tin chi tiết quy trình: Quy trình thanh tra, kiểm tra các hoạt động đào tạo và quản lý đào tạo

Thông tin chi tiết quy trình
Quy trình thanh tra, kiểm tra các hoạt động đào tạo và quản lý đào tạo

Nơi tiếp nhận hồ sơ:

Tên đơn vị: Ban Thanh tra Pháp chế - Thi đua Khen thưởng

Địa chỉ:03 Lê Lợi – Thành phố Huế

Điện thoại liên hệ:3.849.554

Thời gian tiếp nhận:
Thời hạn giải quyết:
Trình tự thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị thành lập Đoàn thanh tra (kiểm tra)

- Tùy theo nội dung, tính chất, mục đích, yêu cầu của cuộc thanh tra (kiểm tra) Trưởng Ban Thanh tra pháp chế - Thi đua khen thưởng (TTPC- TĐKT) tham mưu cho Giám đốc Đại học Huế thành lập đoàn thanh tra (kiểm tra) đột xuất hoặc đoàn thanh tra (kiểm tra) theo kế hoạch đã được phê duyệt. Dự kiến nội dung, thành phần, thời gian thanh tra (kiểm tra).

   - Chậm nhất 05 ngày sau khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, Trưởng Ban TTPC- TĐKT lập tờ trình đề nghị Giám đốc thành lập đoàn thanh tra (kiểm tra).

Bước 2: Ban hành quyết định thanh tra (kiểm tra)

   Xét đề nghị của Trưởng Ban TTPC- TĐKT, Giám đốc Đại học Huế ban hành quyết định thành lập đoàn thanh tra (kiểm tra). Quyết định thanh tra (kiểm tra) gửi cho đơn vị, cá nhân được thanh tra (kiểm tra) biết trước 03 ngày kể từ khi bắt đầu cuộc thanh tra (kiểm tra).

Bước 3: Cách tiến hành thanh tra (kiểm tra)

1. Công bố quyết định và kế hoạch thanh tra (kiểm tra)

   - Chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định, trưởng đoàn thanh tra (kiểm tra) có trách nhiệm công bố quyết định và kế hoạch thanh tra (kiểm tra). Việc công bố quyết định thanh tra (kiểm tra) thực hiện theo quy định và phải lập biên bản.

- Sau khi có quyết định thanh tra (kiểm tra), trưởng đoàn có nhiệm vụ lập Kế hoạch; phân công nhiệm vụ cho các thành viên, bàn phương án, biện pháp tổ chức thanh tra (kiểm tra); yêu cầu đối tượng thanh tra chuẩn bị báo cáo, giải trình; bố trí thời gian, địa điểm làm việc.

2. Thực hiện nhiệm vụ thanh tra (kiểm tra)

   - Đoàn thanh tra (kiểm tra) phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và Giám đốc Đại học Huế về việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.

- Đoàn thanh tra (kiểm tra) có quyền yêu cầu đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu, báo cáo giải trình…nhằm phục vụ công tác thanh tra (kiểm tra). Đoàn thanh tra (kiểm tra) tiến hành thẩm tra, xác minh, tổ chức đối thoại (nếu có) theo đúng trình tự và đúng quy định của pháp luật.

- Khi tiến hành thanh tra (kiểm tra), trưởng đoàn thanh tra (kiểm tra) cử người lập biên bản để ghi lại nội dung, kết quả thanh tra (kiểm tra). Biên bản phải có chữ ký của người đại diện đơn vị, tổ chức hoặc cá nhân chịu trách nhiệm theo quy định.

- Trong quá trình thanh tra (kiểm tra), nếu phát hiện đơn vị, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì lập biên bản kiến nghị Giám đốc Đại học Huế xử lý (theo mẫu TTCP) và đề xuất biện pháp ngăn chặn.

Bước 4: Báo cáo kết quả thanh tra (kiểm tra)

Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra (kiểm tra), đoàn thanh tra (kiểm tra) có nhiệm vụ báo cáo kết quả với Giám đốc Đại học Huế.

Bước 5: Công bố kết luận thanh tra (kiểm tra)

- Trên cơ sở báo cáo kết quả của trưởng đoàn thanh tra (kiểm tra) và các chứng cứ, tài liệu  thu thập được, Giám đốc Đại học Huế giao cho Trưởng Ban TTPC- TĐKT tổ chức thẩm tra, xác minh, đối thoại (nếu cần) và chuẩn bị dự thảo kết luận thanh tra (kiểm tra)trình Giám đốc Đại học Huế xem xét.

- Giám đốc Đại học Huế ký ban hành kết luận thanh tra (kiểm tra). Kết luận thanh tra (kiểm tra) gửi cho đối tượng thanh tra (kiểm tra) và những người có liên quan theo quy định tại khoản 3 điều 43, Luật Thanh tra.

- Đối với công tác thanh tra về đào tạo, thi cử..., biên bản và báo cáo kết quả của trưởng đoàn thanh tra (theo mẫu của Bộ) sau khi được Giám đốc Đại học Huế phê duyệt, có giá trị như kết luận thanh tra.

- Việc lập và quản lý, sử dụng hồ sơ thanh tra (kiểm tra) theo đúng quy định tại điều 56, Luật Thanh tra.

Thành phần hồ sơ:
Số lượng bộ hồ sơ:
Lệ phí:
Căn cứ pháp lý:

1. Luật Thanh tra số 22/2004/QH11 ngày 15/06/2004 của Quốc hội.

2. Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13, ngày 11/11/2011 của Quốc hội.

3. Luật Tố cáo số 03/2011/QH13, ngày 11/11/2011 của Quốc hội.

4. Luật Thi đua khen thưởng số 15/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội.

5. Nghị định số 41/2005/NĐ-CP ngày 25/3/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra.

6. Nghị định số 85/2006/NĐ-CP ngày 18/8/2006 của Chính phủ về Tổ chức và hoạt động của Thanh tra giáo dục.

7. Quyết định số 2151/2006/QĐ-TTCP  ngày 10/11/2006 của Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động của đoàn thanh tra và Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng Thanh tra Chính phủ về việc ban hành Mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

8. Quyết định số 14/2006/QĐ-BGDĐT ngày 25/4/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra trong cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp.

9. Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Thi đua khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua khen thưởng.

10. Thông tư số 12/2012/TT-BGDĐT ngày 03/4/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng ngành giáo dục.

Các yêu cầu điều kiện:
File đính kèm: