Đến với ngành Sản phụ khoa là cái duyên thứ hai của BS.Thành. “Thời sinh viên đi thực tập, theo dõi những ca đẻ nhiều khi từ sáng đến chiều, tối, mình ấn tượng với bác sĩ sản bởi họ đem lại niềm vui rất mới, rất tinh khôi, đem lại hạnh phúc cho gia đình và sản phụ. Đau đẻ là đau nhiều nhất nhưng sinh ra đứa con, người mẹ cười. Trong tận cùng đau khổ là hạnh phúc, sau đêm tối là bình minh. Đó là lý do mình chọn ngành sản phụ khoa và gắn bó với nghề này”, BS. Thành chia sẻ.
Đến với ngành vô sinh lại là một cái duyên nữa - cái duyên thứ ba. Những năm 1985-1986, khi ngành vô sinh còn rất mới ở Việt Nam, BS.Thành là một trong những nghiên cứu sinh trong nước đầu tiên của Trường đại học Y Dược Huế ra Hà Nội học và là người thứ hai học nghiên cứu sinh chuyên ngành sản khoa trong nước. Được gặp GS. Nguyễn Khắc Liêu, một trong những người đã khai sinh ra ngành nội tiết phụ khoa và vô sinh của Việt Nam, BS.Thành bắt đầu theo học về vô sinh và nhận ra những cái rất hay về chuyên ngành này. “Lúc đối diện với một cặp vợ chồng vô sinh, cảm nhận được mong ước của họ. Mình chữa được là đem lại hạnh phúc, đem lại mơ ước, tương lai cho gia đình họ. Điều này thôi thúc mình tìm cách giúp người vô sinh toại nguyện ước mơ có con”, BS.Thành tâm sự.
Chính vì cái duyên thứ ba đó BS.Thành ấp ủ dự định xây dựng phát triển Trung tâm nội tiết sinh sản và vô sinh (TTNTSS&VS), Bệnh viện Trường đại học Y Dược Huế. Được thành lập từ năm 2003 và do chính ông làm Trưởng TT, TTNTSS&VS ban đầu là đơn vị vô sinh, điều trị cho những trường hợp vô sinh bằng phương pháp nội khoa, ngoại khoa và thụ tinh nhân tạo. Cuối năm 2013, TT bắt đầu triển khai phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm đạt tỉ lệ thành công gần 40% đem lại hạnh phúc cho hàng trăm cặp vợ chồng hiếm muộn. Đây là một thành công lớn của một trung tâm mới hoạt động chưa lâu. BS.Thành cho biết, thời gian tới, TT sẽ triển khai những kỹ thuật mới, đặc biệt là kỹ thuật chẩn đoán di truyền trước làm tổ (để phát hiện những phôi bất thường về di truyền) - một trong những kỹ thuật rất mới ở Việt Nam và xu hướng chung của thế giới nhằm nâng cao chất lượng phôi chuyển, tăng tỷ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm”.
Không có suy nghĩ làm công tác quản lý nhà trường nhưng BS.Thành lại đến với công tác quản lý như một cơ duyên - duyên thứ tư. “Thời điểm đó không có suy nghĩ quản lý nhưng do có sự thay đổi trong cán bộ quản lý của nhà trường và xuất phát mong muốn có những thay đổi trong triết lý về giáo dục và đặc biệt là giáo dục y khoa. Muốn vậy, phải làm quản lý mới làm được, nếu không khó mà thay đổi”, BS.Thành nói.
Vui khi thấy tâm bình yên
Mấy chục năm trong nghề, BS.Thành bảo kỷ niệm với ông nhiều không nhớ hết. “Có lần mình điều trị cho một trường hợp rất khó có con, BS.Thành kể. - Chị này bị sẩy thai 5 lần, qua lần thứ 6, mình quyết định cho chị ở nhà không vào viện. Quá trình theo dõi rất công phu. Năm đó, chị sinh mổ được một cô con gái, vài năm sau lại có thêm cậu con trai. Gần Tết, vợ chồng bồng con tới thăm nhà mình, chị kể 6-7 năm trời không về quê nội vì chưa có con, giờ có con rồi vui lắm! Nhiều tình huống, cuộc đời khác nhau nhưng tựu chung lại, người nào cũng cháy bỏng ước mong có con. Nhìn hình ảnh người phụ nữ được điều trị vô sinh căng thẳng chờ đợi và đến thời điểm biết tin có thai, họ nhảy lên, la lên, thậm chí chạy đến... ôm chầm lấy bác sĩ, mình cảm thấy rất hạnh phúc”.
Dành phần lớn thời gian cho công tác quản lý trường đại học và bệnh viện, thời gian còn lại, BS.Thành tham gia công tác đào tạo và công tác khám chữa bệnh. Sau 6h chiều là khoảng thời gian ông dành cho viết sách và suy nghĩ về những công việc của ngày mai, tư vấn cho người bệnh hay trao đổi với học viên sau đại học về những đề tài khoa học luận án của họ. Trừ khi đi công tác, ông thường về nhà lúc đã 8-9h đêm. Hỏi ông có hài lòng với những gì mình đã làm, BS.Thành bảo: “Mong ước thì nhiều và không bao giờ lấp đầy được, quan trọng cố gắng làm tốt công việc với cái tâm của mình, sống tốt cho mọi người. Khi đó mình cảm thấy tâm bình yên nhất!”. Những lúc căng thẳng do sức ép công việc, BS.Thành có thói quen nghe nhạc vào chiều muộn trước khi về. Ông thích nhất là bản Serenade Schubert và nhạc Trịnh trong đó có bài “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui”. Trong căn phòng làm việc của mình, BS Thành để nhiều ảnh trẻ em với ánh mắt trong veo. “Trẻ con đứa nào mắt cũng xanh. Mong ước cuối cùng của mình là ánh mắt trẻ con không bao giờ có gì đó thì rất tốt. Trẻ em, người già đau ốm lên nằm viện rất tội. Trường đang xây nhà cho trẻ em khuyết tật ở Nam Đông và phường Thuận Lộc để giúp các em hoà nhập cộng đồng”, ông nói.
Chia tay ông vào một buổi chiều cuối năm. Như một thói quen, trước khi về BS.Thành nhìn lại ngôi trường mà ông đã gắn bó và dành tất cả tâm huyết. Mỗi sự đổi thay và phát triển của ngôi trường này là niềm vui vô bờ bến với ông. Để rồi mỗi ngày trở về nhà ông lại cảm thấy tâm bình yên để bước tới.
Với vai trò là người đứng đầu của Trường đại học Y Dược Huế và Bệnh viện trường, GS.Thành đã đưa Trường đại học Y Dược Huế ngày càng phát triển và trở thành một trong ba cơ sở đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng nhất của cả nước và là đơn vị Anh hùng lao động. Trường đang hướng đến mục tiêu trở thành trường đại học mạnh mang tầm khu vực. Dù không hề có sự đầu tư ngân sách của Nhà nước nhưng Bệnh viện trường giờ đây không thua kém những bệnh viện ra đời nhiều năm về góc độ chuyên môn. Từ quy mô 100 giường bệnh ban đầu đến nay, bệnh viện đã trở thành loại hình bệnh viện sự nghiệp công lập và được Bộ Y tế xếp hạng là bệnh viện loại I với quy mô 700 giường bệnh.
Theo Báo Thừa Thiên Huế
Sáng ngày 04/03/2017, hòa chung không khí kỷ niệm 60 năm Đại học Huế, Khoa tiếng Anh – Trường Đại học Ngoại ngữ, long trọng tổ chức Lễ kỉ niệm 60 năm thành lập (1957 – 2017). Tham dự buổi lễ có PGS.TS Nguyễn Thế Hữu, Nguyên Giám đốc Đại học Huế; Ban Giám hiệu Trường Đại học Ngoại ngữ, đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Nhà trường, cùng đông đảo các cán bộ lãnh đạo, giảng viên, sinh viên khoa, bộ môn qua các thời kỳ.
Xem tiếp ...Ngày 05/03/2017, Trường Đại học Luật long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển (1957 - 2017). Tham dự buổi lễ, về phía lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế có đồng chí Hồ Văn Hải, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính; đồng chí Nguyễn Dung, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Phan Thị Hồng Loan, Trưởng ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh; đại diện lãnh đạo các cơ quan, ban ngành, các cơ quan báo chí của tỉnh Thừa Thiên Huế và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh. Về lãnh đạo Đại học Huế có PGS.TS. Lê Văn Anh, Phó Giám đốc Đại học Huế; các đồng chí trong Đảng uỷ, Ban Giám đốc, trưởng các ban chức năng; các đồng chí nguyên là lãnh đạo Đại học Huế và Trường Đại học Khoa học; đại diện các đơn vị liên kết đào tạo cùng toàn thể công chức, viên chức, cựu sinh viên và sinh viên Nhà trường.
Xem tiếp ...Những hoạt động chính hướng đến 60 năm xây dựng và phát triển Đại học Huế
Xem tiếp ...Để có được một Công ty tin học VIETIN ngày nay, có lẽ ít ai biết được những ngày đầu theo đuổi con đường này, Trương Phước Ánh đã phải vất vả đến như thế nào. Đã có những quyết định khó khăn, vượt qua, tiếp tục trau dồi kiến thức, tích luỹ kinh nghiệm sống để rồi một ngày cuối năm 2000, thêm lần nữa anh “dứt áo” rời cơ quan nhà nước để trở về lập công ty riêng…
Xem tiếp ...Đại học Huế được thành lập theo Nghị định 30-CP ngày 04/4/1994 của Thủ tướng Chính phủ, tiền thân là Viện Đại học Huế được thành lập năm 1957. Hiện nay, Đại học Huế là một trong 3 đại học vùng, một trong 19 cơ sở giáo dục trọng điểm quốc gia, có 8 trường đại học thành viên, Phân hiệu Quảng Trị, 2 khoa trực thuộc; 11 trung tâm, viện đào tạo, nghiên cứu, Nhà xuất bản và Tạp chí Khoa học. Năm 2016, Đại học Huế được xếp hạng 350 các trường đại học hàng đầu châu Á, đứng thứ 4 trong các trường đại học Việt Nam (QS University Rankings Asia).
Xem tiếp ...GSTS, bác sĩ Võ Tam, Phó Hiệu trưởng Trường đại học Y Dược Huế vừa được Chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước ký Quyết định số 55/QĐ-HĐCDGSNN về việc công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư. Ông là người duy nhất của Đại học Huế đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư năm 2016.
Xem tiếp ...áng 9/10, tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn, Đường Tân Thới Nhất 8, Khu phố 5, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh, Đại học Huế tổ chức buổi gặp mặt các thầy cô giáo, đại diện cựu giáo chức, cựu sinh viên Đại học Huế. Đến tham dự buổi gặp mặt có PGS.TS Nguyễn Thế Hữu, nguyên Giám đốc Đại học Huế, PGS.TS. Lê Thanh Sơn, nguyên Phó Giám đốc Đại học Huế và hơn 100 cựu giáo chức, cán bộ quản lý, cựu sinh viên Đại học Huế qua các thời kỳ. PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc Đại học Huế chủ trì buổi gặp mặt.
Xem tiếp ...Sáng ngày 6/8/2016, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Đại học Huế đã tổ chức buổi gặp mặt cựu giáo chức, cựu sinh viên Đại học Huế hiện đang sinh sống, công tác tại các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên. Đến tham dự buổi gặp mặt có gần 100 cựu sinh viên của Đại học Huế qua các thời kỳ. PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc Đại học Huế chủ trì buổi gặp mặt. Tham dự còn có Phó Giám đốc Trương Quý Tùng, Chánh Văn phòng, Trưởng Ban HTQT, Lãnh đạo Ban Công tác HSSV; lãnh đạo các trường đại học thành viên Đại học Huế.
Xem tiếp ...Sáng 26/5, tại Thành phố Huế, Đại học Huế tổ chức buổi gặp mặt các thầy cô giáo, đại diện cựu giáo chức, cựu sinh viên Đại học Huế. Đến tham dự buổi gặp mặt có GS.TSKH Nguyễn Viễn Thọ, nguyên Giám đốc Đại học Huế và các giáo sư, phó giáo sư nguyên Phó Giám đốc Đại học Huế, nguyên hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường thành viên; Ông Ngô Yên Thi, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế, cựu sinh viên Đại học Huế; Ông Phan Công Tuyên, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh Thừa Thiên Huế và hơn 150 cựu giáo chức, cán bộ quản lý, cựu sinh viên Đại học Huế qua các thời kỳ. PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc Đại học Huế chủ trì buổi gặp mặt.
Xem tiếp ...Kính gửi: - Quý cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội; - Quý thầy giáo cô giáo, cán bộ viên chức lao động đã và đang công tác tại Đại học Huế; - Quý anh, chị Cựu giáo sư, giảng viên, Cựu sinh viên ĐHH; nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên đang học tập tại Đại học Huế.
Xem tiếp ...