Thành phố Huế là nơi tập trung nhiều trường đại học, học viện, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp…; đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực thu hút số lượng lớn HSSV trên địa bàn cũng như nhiều địa phương khác đến sinh sống, học tập. Song song với nhu cầu học tập là nhu cầu về nơi ở, sinh hoạt của HSSV, vì vậy công tác phối hợp quản lý ANTT đối với HSSV cư trú trên địa bàn thành phố luôn được lực lượng Công an thành phố, Đại học Huế quan tâm và tạo môi trường ANTT tốt nhất để HSSV yên tâm học tập.
Để thực hiện hiệu quả công tác phối hợp quản lý ANTT đối với HSSV, ngày 24 tháng 7 năm 2019, Đại học Huế cùng Công an thành phố Huế đã ký kết Quy chế số 1003/QC-ĐHH-CATP về việc phối hợp giữa Đại học Huế và Công an thành phố Huế về quản lý an ninh, trật tự đối với học sinh, sinh viên cư trú. Sau 01 năm thực hiện Quy chế, các đơn vị đã chủ động rà soát, thống kê dữ liệu sinh viên nội, ngoại trú. Công tác đảm bảo ANTT tại các cơ sở cho thuê trọ luôn được Đại học Huế, Công an thành phố và chính quyền địa phương quan tâm, tạo môi trường tốt nhất, hỗ trợ kịp thời đối với các sinh viên ngoại tỉnh ở Huế gặp khó khăn phát sinh trong điều kiện xa gia đình. Công an 27 phường phối hợp với các ban ngành chức năng làm tốt công tác tuyên truyền phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình điển hình tiên tiến và các tổ chức quần chúng làm công tác đảm bảo ANTT ở cơ sở, nhất là các cơ sở cho thuê trọ (hiện có 24 mô hình, đặc biệt là các mô hình camera an ninh các cơ sở cho thuê trọ, tổ tự quản tại các cơ sở cho thuê trọ). Cảnh sát khu vực bám sát địa bàn cơ sở, phối hợp với các ban, ngành đoàn thể ở các khu vực, tổ dân phố thường xuyên tuyên truyền, quán triệt các quy định của pháp luật liên quan đến công tác quản lý cư trú, đặc biệt tại các khu trọ để HSSV biết và đăng ký tạm trú đúng theo quy định. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có khoảng 3.660 cơ sở trọ (hơn 22.563 phòng). Các cơ sở đều thực hiện nghiêm các quy định về đăng ký, khai báo tạm trú và làm tốt công tác phối hợp đảm bảo ANTT tại các khu trọ. Trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc dạy học phải tổ chức trực tuyến trong thời gian dài, công tác quản lý sinh viên gặp một số khó khăn nhất định trong việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc. Vì vậy, sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng đóng vai trò quan trọng.
Tại hội nghị, đại biểu tiếp tục thảo luận các vấn đề phối hợp giữa Đại học Huế với Công an thành phố Huế; nghiên cứu và xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu HSSV cư trú trên địa bàn thành phố để phục vụ tốt công tác phối hợp quản lý và trao đổi thông tin, tình hình ANTT liên quan đến HSSV; tăng cường quản lý HSSV ngoại trú, trao đổi, tiếp nhận thông tin liên quan đến ANTT, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, nhằm hạn chế, phòng ngừa, giảm đến mức thấp nhất tình trạng sinh viên vi phạm pháp luật và các tội phạm xâm hại đến HSSV; trao đổi thông tin về tình hình chấp hành các quy định pháp luật của HSSV, căn cứ kết quả đánh giá của Công an các phường làm cơ sở đánh giá quá trình rèn luyện của HSSV cuối học kỳ, cuối năm học.
Giai đoạn 2017 – 2022 đánh dấu việc triển khai quyết liệt, mạnh mẽ những chiến lược lớn của Đại học Huế, là minh chứng cho sự phát triển vượt bậc của Đại học Huế trên con đường phát triển thành Đại học Quốc gia theo Nghị quyết 54/TW/2019 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 83/BCS-CP/2020 của Chính phủ.
Xem tiếp ...Ngày 15 tháng 01 năm 2021, PGS.TS Huỳnh Văn Chương, Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Đại học Huế và Thượng tá Lê Viết Phương, Phó Trưởng Công an thành phố Huế chủ trì Hội nghị Sơ kết 01 năm thực hiện Quy chế phối hợp giữa Đại học Huế và Công an thành phố Huế về quản lý an ninh, trật tự (ANTT) đối với học sinh, sinh viên (HSSV) cư trú và phương hướng, nhiệm vụ phối hợp trong thời gian tới. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo Công an tỉnh Thừa Thiên Huế, đại diện lãnh đạo các đội nghiệp vụ, lãnh đạo Công an các phường trên địa bàn thành phố có trụ sở tại các trường đại học thành viên, Trường Du lịch và các khoa thuộc Đại học Huế (gọi chung là các đơn vị) và số lượng sinh viên tạm trú lớn, đại diện lãnh đạo Ban Đào tạo và Công tác sinh viên, lãnh đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc Đại học Huế.
Xem tiếp ...– Chi nhánh Trường Cao đẳng Sư phạm Sài Gòn (tại Huế) được cải tổ thành Trường Đại học Sư phạm. Cùng ngày ra sắc lệnh thành lập Viện Đại học Huế, chính quyền Sài Gòn ra Nghị định số 95-GD mở các ban và lớp tại Viện Đại học Huế trong năm học 1957-1958, trong đó có “Chi nhánh Trường Cao đẳng Sư phạm Sài Gòn”.
Xem tiếp ...Cuối năm 1956, đầu năm 1957, sau khi tạm thời vượt qua những khó khăn, chính quyền Sài Gòn tính đến việc xây dựng một hệ thống chính trị hành chính hoàn chỉnh nhằm phục vụ có hiệu quả cho sự thống trị lâu dài ở miền Nam, trong đó giáo dục đại học được xem là một trong những chính sách quan trọng mà chính quyền này hướng đến. Huế đã được chính quyền Sài Gòn chọn để thiết lập một viện đại học. Ngày 1-3-1957, chính quyền Ngô Đình Diệm ra Sắc lệnh số 45-GD thành lập Viện Đại học Huế. Điều thứ nhất của Sắc lệnh ghi: “Nay thiết lập tại Huế một Viện Đại học và một số trường chuyên môn phụ thuộc, lấy tên là “Viện Đại học Huế”.
Xem tiếp ...Với Hiệp định Genève (21-7-1954), Việt Nam tạm thời chia làm hai miền lấy sông Bến Hải – Vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời và 2 năm sau đó (tháng 7-1956), một cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước sẽ được tiến hành nhằm thống nhất đất nước.
Xem tiếp ...