Để thực hiện hiệu quả công tác phối hợp quản lý ANTT đối với HSSV, ngày 24 tháng 7 năm 2019, Đại học Huế cùng Công an thành phố Huế đã ký kết Quy chế số 1003/QC-ĐHH-CATP về việc phối hợp giữa Đại học Huế và Công an thành phố Huế về quản lý an ninh, trật tự đối với học sinh, sinh viên cư trú.
Sau 01 năm thực hiện Quy chế, Đại học Huế cùng Công an thành phố Huế tổ chức Sơ kết để báo cáo quá trình thực hiện và thảo luận phương hướng, nhiệm vụ trong năm tới như sau:
1. Các đơn vị tiếp tục phối hợp với Công an thành phố Huế và Công an các phường nghiên cứu và xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu HSSV cư trú trên địa bàn thành phố để phục vụ công tác phối hợp quản lý và trao đổi thông tin, tình hình ANTT liên quan đến HSSV.
2. Các đơn vị chủ động phối hợp với Công an các phường làm tốt công tác quản lý HSSV ngoại trú, tăng cường trao đổi, tiếp nhận thông tin liên quan đến ANTT, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, nhằm hạn chế, phòng ngừa, giảm đến mức thấp nhất tình trạng sinh viên vi phạm pháp luật và các tội phạm xâm hại đến HSSV. Trao đổi thông tin về tình hình chấp hành các quy định pháp luật của HSSV, căn cứ kết quả đánh giá của Công an các phường làm cơ sở đánh giá quá trình rèn luyện của HSSV cuối học kỳ, cuối năm học.
3. Các đơn vị tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về ANTT; công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phòng, chống cháy nổ... cho HSSV. Phối hợp với các tổ chức như Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên... tổ chức tuyên truyền, giáo dục kiến thức pháp luật cho HSSV bằng nhiều hình thức, hoạt động khác nhau, nâng cao nhận thức, hiểu biết về kiến thức pháp luật, hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật trong HSSV.
4. Ban Đào tạo và Công tác sinh viên phối hợp cùng các đơn vị củng cố, bồi dưỡng, tăng cường cán bộ thực hiện công tác quản lý sinh viên ngoại trú ở các đơn vị đào tạo; hình thành mạng lưới cán bộ thực hiện công tác quản lý sinh viên ngoại trú trong toàn Đại học Huế nhằm nắm bắt tình hình, thông tin liên quan những sự việc và diễn biến trong HSSV ngoại trú một cách kịp thời, nghiên cứu các phương thức quản lý HSSV, từng bước đưa công tác quản lý HSSV ngoại trú đi vào nề nếp và hoạt động hiệu quả hơn.
5. Đại học Huế và các đơn vị duy trì tổ chức các buổi tọa đàm phổ biến tình hình liên quan ANTT; hướng dẫn HSSV đăng ký tạm trú; ký cam kết phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội vào đầu năm học...
6. Đại học Huế định kỳ tổ chức Sơ kết để báo cáo, tổng kết quá trình thực hiện Quy chế số 1003/QC-ĐHH-CATP ngày 24 tháng 7 năm 2019 về việc phối hợp giữa Đại học Huế và Công an thành phố Huế về quản lý an ninh, trật tự đối với học sinh, sinh viên cư trú.
Ngày 12/4/2022, TS. Đỗ Thị Xuân Dung, Phó Giám đốc Đại học Huế và Thượng tá Phạm Trung Chính, Phó Trưởng Công an thành phố Huế chủ trì Hội nghị Sơ kết 01 năm thực hiện Quy chế phối hợp giữa Đại học Huế và Công an thành phố Huế về quản lý an ninh, trật tự (ANTT) đối với học sinh, sinh viên (HSSV) cư trú và phương hướng, nhiệm vụ phối hợp trong thời gian tới. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo Công an tỉnh Thừa Thiên Huế, đại diện lãnh đạo các đội nghiệp vụ, lãnh đạo Công an các phường trên địa bàn thành phố có trụ sở tại các trường đại học thành viên, Trường Du lịch và các khoa thuộc Đại học Huế và số lượng sinh viên tạm trú lớn, lãnh đạo Ban Đào tạo và Công tác sinh viên, lãnh đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc Đại học Huế.
Xem tiếp ...Giai đoạn 2017 – 2022 đánh dấu việc triển khai quyết liệt, mạnh mẽ những chiến lược lớn của Đại học Huế, là minh chứng cho sự phát triển vượt bậc của Đại học Huế trên con đường phát triển thành Đại học Quốc gia theo Nghị quyết 54/TW/2019 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 83/BCS-CP/2020 của Chính phủ.
Xem tiếp ...– Chi nhánh Trường Cao đẳng Sư phạm Sài Gòn (tại Huế) được cải tổ thành Trường Đại học Sư phạm. Cùng ngày ra sắc lệnh thành lập Viện Đại học Huế, chính quyền Sài Gòn ra Nghị định số 95-GD mở các ban và lớp tại Viện Đại học Huế trong năm học 1957-1958, trong đó có “Chi nhánh Trường Cao đẳng Sư phạm Sài Gòn”.
Xem tiếp ...Cuối năm 1956, đầu năm 1957, sau khi tạm thời vượt qua những khó khăn, chính quyền Sài Gòn tính đến việc xây dựng một hệ thống chính trị hành chính hoàn chỉnh nhằm phục vụ có hiệu quả cho sự thống trị lâu dài ở miền Nam, trong đó giáo dục đại học được xem là một trong những chính sách quan trọng mà chính quyền này hướng đến. Huế đã được chính quyền Sài Gòn chọn để thiết lập một viện đại học. Ngày 1-3-1957, chính quyền Ngô Đình Diệm ra Sắc lệnh số 45-GD thành lập Viện Đại học Huế. Điều thứ nhất của Sắc lệnh ghi: “Nay thiết lập tại Huế một Viện Đại học và một số trường chuyên môn phụ thuộc, lấy tên là “Viện Đại học Huế”.
Xem tiếp ...Với Hiệp định Genève (21-7-1954), Việt Nam tạm thời chia làm hai miền lấy sông Bến Hải – Vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời và 2 năm sau đó (tháng 7-1956), một cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước sẽ được tiến hành nhằm thống nhất đất nước.
Xem tiếp ...Ngày 20/1/2017, PGS.TS Nguyễn Quang Linh – Giám đốc Đại học Huế và Công đoàn Đại học Huế đã tổ chức thăm hỏi, động viên và tặng quà cho các cán bộ viên chức Đại học Huế có hoàn cảnh khó khăn.
Xem tiếp ...Tổng thể biểu trưng thể hiện tầm vóc, vị thế của Đại học Huế qua 60 năm xây dựng và phát triển.
Xem tiếp ...