Đào tạo
|
CTĐT bậc Đại học / HỘI HỌA
- Đơn vị quản lý: Trường Đại học Nghệ thuật
- Mã ngành: 7210103 - Tên chương trình đào tạo: HỘI HỌA - CHUẨN ĐẦU RA: 1. Kiến thức: - CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH HỘI HỌA (Ban hành theo Quyết định số 2103/QĐ-ĐHH-DAGD ngày 30 tháng 9 năm 2011 của Giám đốc Đại học Huế)
Ngành đào tạo : HỘI HỌA Mã ngành đào tạo : 52210103 Loại hình đào tạo : Chính quy Đơn vị đào tạo : Trường Đại học Nghệ thuật
1. Mục tiêu đào tạo:Chương trình đào tạo cử nhân Mỹ thuật Ngành Hội họa nhằm đào tạo các họa sĩ và cán bộ mỹ thuật có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe; có kiến thức và năng lực chuyên môn tương xứng để có thể sáng tác nghệ thuật và đảm nhận một số công việc thuộc lĩnh vực nghệ thuật hoặc liên quan đến sáng tạo tạo hình. Mục tiêu cụ thể của chương trình là: - Đào tạo các họa sĩ chuyên nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực nghệ thuật tạo hình truyền thống và đương đại; Có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, say mê nghề nghiệp. Nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trên lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật. - Cung cấp cho người học các kiến thức và kỹ năng xử lý các loại kỹ thuật chất liệu sáng tác khác nhau trong nghệ thuật tạo hình đương đại và truyền thống. - Thúc đẩy đồng thời các năng lực kỹ thuật và ý tưởng ở sinh viên thông qua chương trình học được thiết kế có sự gắn bó chặt chẽ giữa các yêu cầu thực hành và lý luận trong sáng tác mỹ thuật. - Tăng cường ở sinh viên nhận thức về trách nhiệm và mối liên hệ với môi trường văn hóa và xã hội bằng cách cung cấp cho sinh viên các cơ hội thâm nhập thực tế, tương tác với xã hội và khám phá văn hóa trong suốt thời gian học tập; - Tạo điều kiện cho sinh viên làm việc với các chất liệu sáng tác khác nhau; - Tạo điều kiện cho sinh viên nghiên cứu học tập các kiến thức về lịch sử và lý luận nghệ thuật tạo hình và văn hóa, qua đó xây dựng các hiểu biết và kiến thức về nghệ thuật truyền thống và đương đại; - Chuẩn bị cho sinh viên các khả năng cần thiết để có thể tiếp tục theo học chương trình cao học mỹ thuật. 2. Kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi và các giá trị giáo dục khácKhi hoàn tất chương trình đào tạo, sinh viên đạt được các kiến thức, kỹ năng và các giá trị giáo dục sau: 2.1 Kiến thức: - Trình bày được các kiến thức cơ bản về các thành tựu nghệ thuật nổi bật trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam và thế giới, bao gồm các tác giả và tác phẩm tiêu biểu, nêu được các xu hướng sáng tác mỹ thuật đương đại chủ yếu ở trong nước và khu vực; - Hiểu và vận dụng các kiến thức về cơ sở tạo hình, bố cục, phương pháp sáng tác, lý luận và lịch sử nghệ thuật để thưởng thức và đánh giá các tác phẩm nghệ thuật; - Nhận biết được đặc thù ngôn ngữ của các chất liệu hội họa (sơn dầu, sơn mài, lụa), mô tả được tính chất tiêu biểu của mỗi chất liệu và quy trình kỹ thuật cơ bản (bao gồm cả vật liệu và dụng cụ); - Nêu được tầm quan trọng của dân tộc tính và cá tính trong sáng tác nghệ thuật, liên hệ được các vấn đề đó trong sáng tác của cá nhân; - Về tin học chuyên ngành, có thể trình bày được nguyên tắc, quy trình truy xuất và xử lý các dạng hình ảnh tình và động bằng các ứng dụng đồ họa như Adobe Photoshop, Corel Draw, Flash; xác định được tính năng một số các bộ công cụ cơ bản của các ứng dụng đó; - Có khả năng giao tiếp phổ thông bằng Anh ngữ, đọc hiểu được một số nội dung chuyên ngành. 2.2.Kỹ năng cơ bản: - Hiểu và sử dụng hiệu quả các yếu tố tạo hình trong sáng tác tác phẩm hội họa đáp ứng các chuẩn mực thẩm mỹ; - Thông qua năng lực cảm thụ, sáng tạo và tưởng tượng, khái quát hóa được các nội dung, ý đồ, ý tưởng để chuyển hóa thành hình tượng nghệ thuật cụ thể và thể hiện thông qua tác phẩm hội họa; - Vận dụng kỹ thuật các chất liệu hội họa và một số phương tiện tạo hình đương đại khác trong tác phẩm nghệ thuật để diễn tả được hình tượng nghệ thuật và ý tưởng; - Có khả năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật số và ứng dụng tin học phục vụ sáng tác nghệ thuật tạo hình. 2.3.Kỹ năng tư duy: - Có thể phân tích, đánh giá được chất lượng tạo hình và hiệu quả nghệ thuật của các sáng tác phẩm hội họa, đặc biệt là các sáng tác của bản thân; - Có khả năng trình bày và diễn giải các vấn đề, ý tưởng nghệ thuật, giải pháp tạo hình của bản thân bằng ngôn ngữ nói và viết; - Có khả năng đánh giá phân tích, xác định vấn đề để phát hiện đề tài, hình thành ý tưởng sáng tác, và theo đuổi đề tài một cách nhất quán cho đến khi hoàn thành tác phẩm; - Có khả năng lập kế hoạch thu thập tư liệu thực tế, xây dựng quy trình phát triển ý tưởng, xây dựng các giải pháp bố cục và kỹ thuật một cách chủ động; - Thực hành quy trình phát triển ý tưởng (tìm ý, sơ thảo, phác thảo) một cách độc lập, nhất quán và với tư duy phê phán. 2.4.Kỹ năng chuyên môn thực tế: - Có khả năng tổ chức, trình bày, triển lãm các tác phẩm tạo hình một cách chuyên nghiệp; - Có thể thực hành và sáng tác nghệ thuật ở các cấp độ cá nhân và theo nhóm, trong các môi trường nghệ thuật khác nhau. 2.5. Thái độ, hành vi và các giá trị giáo dục khác: - Tiếp thu các vấn đề nghệ thuật đương đại trong nước và khu vực một cách, cởi mở và năng động; sẵn sàng học hỏi và tiếp thu cái mới có chọn lọc; - Trong hoạt động sáng tạo của bản thân thể hiện thái độ nhiệt tình, say mê, và kiên trì; - Thể hiện đạo đức nghề nghiệp trong sáng tác nghệ thuật, bảo vệ các giá trị nghệ thuật của dân tộc và nhân loại, tôn trọng thành quả lao động nghệ thuật của người khác; - Hiểu biết về văn hóa xã hội và thể hiện trách nhiệm của mình đối với xã hội thông qua các hoạt động sáng tạo nghệ thuật của mình; - Hiểu biết và tuân thủ đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước. 3. Phạm vi công việc và vị trí công tác có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệpSinh viên tốt nghiệp cử nhân Nghệ thuật ngành Hội họa có đủ năng lực để đảm nhiệm các vị trí và cơ hội nghề nghiệp sau: - Họa sĩ sáng tác chuyên nghiệp có khả năng hội nhập với trào lưu mỹ thuật truyền thống và đương đại ở trong nước, trong khu vực và quốc tế. - Giáo viên giảng dạy mỹ thuật tạo hình ở các bậc học Đại học, Cao Đẳng, Trung học chuyên nghiệp; Giáo viên giảng dạy mỹ thuật ở các bậc học phổ thông (nếu có chứng chỉ Sư phạm bổ sung). - Họa sĩ phụ trách công tác chuyên môn mỹ thuật, mỹ thuật phong trào, văn hóa quần chúng và tuyên truyền cổ động tại các đơn vị, cơ quan văn hóa, hành chính sự nghiệp và địa phương các cấp. - Họa sĩ đảm nhận các chuyên môn mỹ thuật hoặc nhiệm vụ sáng tạo trong các đơn vị sản xuất kinh doanh và dịch vụ. - Các cá nhân có đủ năng lực sáng tạo và nghiên cứu độc lập để có thể tiếp tục theo học mỹ thuật ở các bậc học cao hơn. 4. Thời gian đào tạo: 5 năm 5. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 255 Đvht, chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất (5 Đvht) và Giáo dục quốc phòng - an ninh (165 tiết). 6. Đối tượng tuyển sinh: Thực hiện theo quy định chung về công tác tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục & Đào tạo. 7. Quy trình đào tạo và điều kiện tốt nghiệp: Thực hiện theo Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy, Ban hành kèm theo Quyết định số 25 /2006/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 8. Nội dung chương trình
|
Tin tức, sự kiện nổi bật
Thông báo số 01 viết bài tham dự Hội thảo “30 năm thực hiện Nghị định 30/CP của Chính phủ, phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia”
(15-08-2024 09:31)
Thông báo tuyển sinh đại học bằng hai, liên thông từ trình độ trung cấp, cao đẳng lên đại học tại Khoa Kỹ thuật và Công nghệ - Đại học Huế năm 2023 đợt 3
(19-10-2023 14:46)
Thông báo Danh sách tập thể và cá nhân được đề nghị công nhận các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng năm học 2022 - 2023
(21-08-2023 10:27)
Tin tức, sự kiện mới nhất
Tuổi trẻ Đại học Huế sẻ chia giọt hồng yêu thương
(13-01-2025 09:42)
Thông báo về việc thay đổi địa chỉ của Đại học Huế
(09-01-2025 08:12)
Thông báo về việc công khai cá nhân đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước năm học 2023-2024
(08-01-2025 14:40)
Hội thảo Quảng bá kết quả dự án CCP-LAW
(08-01-2025 08:39)
Liên kết
|