English | Français   rss
Liên kết
CTĐT bậc Đại học / SƯ PHẠM MỸ THUẬT
- Đơn vị quản lý: Trường Đại học Nghệ thuật

- Mã ngành: 7140222

- Tên chương trình đào tạo: SƯ PHẠM MỸ THUẬT

- CHUẨN ĐẦU RA:

1. Kiến thức:
 1.1. Kiến thức chung:
- Sinh viên ngành Sư phạm Mỹ thuật được trang bị đầy đủ kiến thức của các lĩnh vực như: Văn học, Mỹ học, Xã hội, Lịch sử, Triết học... nhằm nâng cao khả năng lý luận và  tư duy sáng tạo mỹ thuật, tuy nhiên để có sự tập trung cần có sự chọn lọc các khối lượng kiến thức cho phù hợp:
- Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp giúp sinh viên hiểu rõ tầm quan trọng của việc trang bị hệ thống lý luận và mối quan hệ hữu cơ giữa các môn học giáo dục chuyên nghiệp, vận dụng tổng hợp các kiến thức nền tảng trong quá trình sáng tạo mỹ thuật.
- Nắm vững các kiến thức về phương pháp sư phạm, thực hành chức năng hoạt động dạy học bộ môn, tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm.
 1.2. Kiến thức chuyên ngành:
- Mỹ thuật ngày nay trở thành một lĩnh vực rộng lớn và trở thành phương diện của văn hóa, hơn lúc nào hết, mỹ thuật ngày nay gắn bó chặt chẽ với các quan hệ xã hội. Mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực của đời sống con người đều có sự tham gia của Mỹ thuật.
- Ngành sư phạm Mỹ thuật đào tạo sinh viên có trình dộ sáng tạo và khả năng truyền thụ kiến thức, vì vậy sinh viên cần đựoc tiếp cận tất cả các loại hình nghệ thuật thị giác, sau đó lựa chọn chuyên ngành chính để đi sâu nghiên cứu thể nghiệm.
2. Kỹ năng chuyên môn, nghề nghiệp
- Trong quá trình học tập, yêu cầu sinh viên phải tích cực trau dồi kiến thức, nuôi dưỡng cảm xúc, đồng thời rèn luyện kỹ năng thực hành chuyên môn, người học không chỉ tìm tòi sáng tạo ý tưởng, phát triển hệ thống lý luận mà còn nghiên cứu sâu tính năng của các chất liệu sử dụng để thể hiện tác phẩm có hiệu quả cao về kỹ thuật xử lý chất liệu.
- Một tác phẩm được đánh giá tốt yêu cầu phải đạt được các yếu tố sau:
+ Tác phẩm có ý tưởng sâu sắc (tư duy sáng tạo)
+ Tác phẩm biểu đạt về mặt cảm xúc (trái tim rung động)
+ Tác phẩm có kỹ thuật thể hiện cao (đôi tay điêu luyện)
Thể hiện tất cả những điều này tác phẩm mới đạt được giá trị biểu cảm cao.
- Riêng đối với ngành Sư phạm Mỹ thuật sinh viên phải có kỹ năng sư phạm, hay nói cách khác là khả năng giáo dục nghệ thuật, để làm được điều này, trong quá trình học tập sinh viên phải thực hiện các bài giảng, thuyết trình thông qua hình thức tổ chức họat động dạy học nhằm nâng cao phương pháp giảng dạy sư phạm, tham gia thâm nhập thực tế bằng các hình thức thực địa, tham quan. Phát triển khả năng đánh giá và diễn dịch tác phẩm của mình và của người khác để hoàn thiện hơn về nghiệp vụ sư phạm.
3. Thái độ và hành vi:
- Sinh viên ngành Sư phạm mỹ thuật được đào tạo để trở thành nhà giáo dục nghệ thuật, vì vậy ngoài tố chất của một họa sĩ phải có tố chất của người thầy. Vai trò của người thầy giáo đối với xã hội vô cùng to lớn, vai trò của những người giảng dạy về nghệ thuật nói chung, mỹ thuật nói riêng lại càng nặng nề hơn, giảng dạy mỹ thuật là tạo môi trường thẩm mỹ cho xã hội, trong chiến lược phát triển con người một cách toàn diện việc giáo dục nghệ thuật đóng vai trò quan trọng. Làm cách nào để truyền đạt kiến thức một cách hiểu quả và có sức thuyết phục? điều đó đòi hỏi người làm công tác giáo dục nghệ thuật phải luôn luôn nghiên cứu học tập sáng tạo, có đạo đức nghề nghiệp và tâm lý ứng xử chuẩn mực, nhìn nhận mọi vấn đề dưới góc nhìn hết sức khách quan.
4. Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp:
 Trên thực tế hiện nay sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Mỹ thuật  tham gia công tác hầu hết tại các cơ quan nhà nước hoặc tư nhân có đào tạo về mỹ thuật hoặc thực hiện các công việc liên quan đến mỹ thuật như:
- Các Trường Đại học có đào tạo nhành Mỹ thuật (Đại học Sư phạm, Đại học Kiến trúc, Đại học Mỹ thuật...)
- Các Trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp trong cả nước
- Các trường Trung học phổ thông
- Các cơ quan phát triển công nghệ thông tin
- Các trung tâm thiết kế, quảng cáo
- Các hoạt động tư nhân (Phòng trưng bày tác phảm mỹ thuật - Gallery).
Với xu hướng phát triển Mỹ thuật trong xã hội hiện nay, sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Mỹ thuật có thể tham gia công tác tại nhiều cơ quan quan, đặc biệc là các cơ quan giáo dục có đào tạo ngành học về Mỹ thuật.
5. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Sinh viên sau khi ra trường đang công tác tại các trường đại học có thể nâng cao kiến thức dưới các hình thức như:
- Tham gia học sau đại học
- Tham gia các chương trình hoạt động Mỹ thuật trong và ngoài nước



- CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH SƯ PHẠM MỸ THUẬT

(Ban hành theo Quyết định số 04/QĐ-ĐHH ngày 03  tháng 01 năm 2014

 của Giám đốc Đại học Huế)

 

Ngành đào tạo:                       Sư phạm Mỹ thuật (Art Education)

Mã ngành đào tạo:                 52140222

Loại hình đào tạo:                 Chính quy

Đơn vị đào tạo:                      Trường Đại học Nghệ thuật

 

 

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1.1/ Mục tiêu chung:

Đào tạo cử nhân sư phạm Mỹ thuật có trình độ chuyên môn nghiệp vụ  và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để giảng dạy Mỹ Thuật ở các trường ở bậc học phổ thông và các trường chuyên nghiệp. Cử nhân SP có khả năng nghiên cứu khoa học và sáng tác các tác phẩm về Mỹ thuật đồng thời có thể có thể học tiếp ở các bậc cao hơn cũng như tham gia tổ chức các hoạt động Mỹ Thuật.

 

1.2/ Mục tiêu cụ thể:

1.2.1.Về phẩm chất đạo đức:

Có phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường XHCN Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác –Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu CNXH, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của người GV.

1.2.2.Về kiến thức

Nắm vững kiến thức cơ bản về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cũng như những kiến thức khoa học về GDĐC .

1.2.3Về kĩ năng

Có kĩ năng nghề nghiệp cơ bản, Kĩ năng dạy học và tổ chức các hoạt động  Mỹ thuật, kĩ năng nghiên cứu các vấn đề của GDMT, kĩ năng vận dụng các thành tựu của GDMT vào thực tiễn XH.

1.3/ Thời gian đào tạo              4 năm

1.4/ Khối lượng kiến thức toàn khóa:

- Khối lượng kiến thức toàn khóa:                         223 đvht

- Giáo dục quốc phòng                                                                165 tiết 

- Giáo dục thể chất                                                                          5 đvht

1.5/ Đối tượng tuyển sinh

5.1. Chỉ tiêu đào tạo: Tuỳ theo điều kiện cụ thể

5.2. Đối tượng tuyển sinh: Những người đã tốt nghiệp PTTH và có năng khiếu mỹ thuật.

5.3. Vùng tuyển sinh: Các tỉnh thành trong cả nước.

1.6/ Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

Theo Quy chế đào tạo ĐH, CĐ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

1.7/ Thang điểm:  Thang điểm 10

 II. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế:

            - Khối lượng kiến thức tối thiểu: 223 đơn vị học trình, chưa kể phần nội dung Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục quốc phòng – an ninh (165 tiết).

            - Thời gian đào tạo: 4 năm

2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo                                          

2.2.1

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể Giáo dục Thể chất và Quốc phòng )

80

2.2.2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

143

 

Kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chung ngành

94

 

Kiến thức chuyên sâu ngành

39

 

Thực tập nghề nghiệp

22

 

Khoá luận – Tác phẩm tốt nghiệp

10

 

III. KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC

            3.1/ Danh mục các học phần bắt buộc:

Stt

Mã học phần

Tên học phần

Số ĐVHT

 
 

 

 

 

I. KIẾN THỨC GD ĐẠI CƯƠNG

80

 

 

 

 

1.1. Khoa học Mác-Lênin

15

 

1

1

D140222.113CMLN

Những NLCB của CN Mác Lênin P1

3

 

2

2

D140222.1125CMLN

Những NLCB của CN Mác Lênin P2

5

 

3

3

D140222.133THCM

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

 

4

4

D140222.144ĐCSV

Đường lối CM của Đảng CSVN

4

 

 

 

 

1.2. Khoa học tự nhiên

3

 

5

1

D140222.153THĐC

Tin học đại cương

3

 

 

 

 

1.3. Ngoại ngữ

10

 

6

1

D140222.162AVAN

Anh văn 1

2

 

7

2

D140222.172AVAN

Anh văn 2

2

 

8

3

D140222.183AVAN

Anh văn 3

3

 

9

4

D140222.193AVAN

Anh văn 4

3

 

 

 

 

1.4. Khoa học nhân văn-Nghệ thuật

52

 

10

1

D140222.1104CSVH

Cơ sở văn hóa Việt Nam

4

 

11

2

D140222.1112QLHG

Quản lý HCNN và QLngành GD ĐT

2

 

12

3

D140222.1123GIDH

Giáo dục học 1

3

 

13

4

D140222.1133GIDH

Giáo dục học 2

3

 

14

5

D140222.1143TALH

Tâm lý học 1

3

 

15

6

D140222.1153TALH

Tâm lý học 2

3

 

16

7

D140222.1162NCKH

Ph.pháp Nghiên cứu khoa học

2

 

17

8

D140222.1172VHNĐ

Đường lối VH-VN của Đảng CSVN

2

 

18

9

D140222.1183MHĐC

Mỹ học đại cương

3

 

19

10

D140222.1194PHTT

Phân tích tranh

4

 

20

11

D140222.1204MHCN

Mỹ học chuyên ngành

4

 

21

12

D140222.1215THCN

Tin học chuyên ngành

5

 

22

13

D140222.1224AVCN

Anh văn chuyên ngành

4

 

23

14

D140222.1232MTVN

Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam 1

2

 

24

15

D140222.1242MTVN

Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam 2

2

 

25

16

D140222.1253MTTG

Lịch sử Mỹ thuật Thế giới 1

3

 

26

17

D140222.1263MTTG

Lịch sử Mỹ thuật Thế giới 2

3

 

 

 

 

1.5. Giáo dục thể chất (5 Đvht)

 

 

27

1

D140222.1272GDTC

Giáo dục thể chất 1

2

 

28

2

D140222.1283GDTC

Giáo dục thể chất 2

3

 

 

 

 

1.6. Giáo dục quốc phòng (165 Tiết)

 

 

29

1

 

Giáo dục QP

 

 

 

 

 

II. KIẾN THỨC GD CH.NGHIỆP

133

 

 

 

 

2.1. Kiến thức cơ sở ngành

32

 

30

1

D140222.2302GPTH

Giải phẫu tạo hình 1

2

 

31

2

D140222.2312GPTH

Giải phẫu tạo hình 2

2

 

32

3

D140222.2322GPTH

Giải phẫu tạo hình 3

2

 

33

4

D140222.2332ĐLXG

Định luật xa gần 1

2

 

34

5

D140222.2342ĐLXG

Định luật xa gần 2

2

 

35

6

D140222.2358GDMT

Ph.pháp & thực hành GDMT

8

 

36

7

D140222.2362CTĐT

Công tác Đội TNTP HCM

2

 

37

8

D140222.2372MTCO

Nghiên cứu Mỹ thuật cổ

2

 

38

9

D140222.2382KTSP

Kiến tập sư phạm

2

 

39

10

D140222.2398TTSP

Thực tập sư phạm

8

 

 

 

 

2.2. Kiến thức chung ngành

62

 

40

1

D140222.2405HHOA

Hình họa 1

5

 

41

2

D140222.2415HHOA

Hình họa 2

5

 

42

3

D140222.2425HHOA

Hình họa 3

5

 

43

4

D140222.2435HHOA

Hình họa 4

5

 

44

5

D140222.2445HHOA

Hình họa 5

5

 

45

6

D140222.2455HHOA

Hình họa 6

5

 

46

7

D140222.2463NLTG

Nguyên lý thị giác

3

 

47

8

D140222.2475CSTH

Cơ sở tạo hình 1

5

 

48

9

D140222.2485CSTH

Cơ sở tạo hình 2

5

 

49

10

D140222.2495CSTH

Cơ sở tạo hình 3

5

 

50

11

D140222.2502ĐKPT

Điêu khắc phổ thông

2

 

51

12

D140222.2514TNTT

Thâm nhập thực tế 1

4

 

52

13

D140222.2D4TNTT

Thâm nhập thực tế 2

4

 

53

14

D140222.2534TNTT

Thâm nhập thực tế 3

4

 

 

 

 

2.3. Kiến thức chuyên ngành

39

 

54

1

D140222.2542QTBC

Phương pháp và Quy tắc Bố cục

2

 

55

2

D140222.2556BCCL

Bố cục chất liệu 1

6

 

56

3

D140222.2566BCCL

Bố cục chất liệu 2

6

 

57

4

D140222.2576BCCL

Bố cục chất liệu 3

6

 

58

5

D140222.2586BCCL

Bố cục chất liệu 4

6

 

59

6

D140222.2596BCCL

Bố cục chất liệu 5

6

 

60

7

D140222.2607BCCL

Bố cục tiền tốt nghiệp

7

 

 

 

 

III. THI TỐT NGHIỆP

10

 

61

1

D140222.3613KTCT-KLTN

KTTHCN -Khóa luận

3

 

62

2

D140222.3627TPTN

Tác phẩm

7

 

 

 

 

Tổng cộng toàn khóa (*)

223

 
Liên kết
×