Đào tạo
|
CTĐT bậc Đại học / QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
- Đơn vị quản lý: Trường Đại học Khoa học
- Mã ngành: 7850101 - Tên chương trình đào tạo: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG - CHUẨN ĐẦU RA: 1. Mục tiêu đào tạo a) Mục tiêu chung: Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường tập hợp hệ thống các môn khoa học nghiên cứu những quy luật chung của các quá trình thành tạo các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nghiên cứu mối quan hệ giữa các nguồn tài nguyên đó, nghiên cứu sự ổn định các môi trường tự nhiên, tìm ra các phương thức quản lý, bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và xác định các nguyên nhân gây tác động. Điều này có ý nghĩa rất thiết thực đối với công cuộc tổ chức quy hoạch lãnh thổ, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ở phạm vi quốc gia và từng địa phương bảo đảm cho sự phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững. Chương trình đào tạo trình độ Đại học ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường có mục tiêu chung là: Giúp người học nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề trong quản lý tài nguyên và môi trường. b) Mục tiêu cụ thể: * Về kiến thức: Chương trình đào tạo trình độ Đại học ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường được xây dựng nhằm đào tạo đội ngũ Cử nhân khoa học có đủ kiến thức đa ngành về lĩnh vực quản lý, sử dụng và tái tạo tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. * Về kỹ năng trang bị cho sinh viên: Các sinh viên theo học chương trình đại học ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường sau khi tốt nghiệp sẽ có khả năng nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, đánh giá, đề xuất các giải pháp khoa học nhằm giải quyết những vấn đề trong thực tiễn hoạt động khai thác, bảo vệ, bảo tồn tài nguyên, quản lý tài nguyên và đa dạng sinh học ở quy mô quốc gia, vùng và từng khu vực cụ thể; thực hiện quy hoạch - dự báo - phòng chống - xử lý các tai biến tự nhiên trong các hoạt động khai thác tài nguyên; đánh giá, lập phương án quy hoạch và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường cho các hoạt động phát triển, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững ở quy mô vùng và địa phương. * Khả năng và vị trí công tác: Sau khi tốt nghiệp đại học ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường, người học có thể làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương có liên quan đến tài nguyên và môi trường, các khu bảo tồn, các vườn quốc gia; ban quản lý các khu công nghiệp; các đơn vị sản xuất kinh doanh; các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ; tham gia giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu; và tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu, đào tạo, và tư vấn. 2. Thời gian đào tạo : 4 năm 3. Khối lượng kiến thức toàn khoá: 124 Tín chỉ, chưa kể phần nội dung giáo dục thể chất (5 tín chỉ) và giáo dục quốc phòng (4 tuần). Trong đó: - Khối kiến thức giáo dục đại cương: 42/46 tín chỉ. - Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 70/84 tín chỉ. - Thực tập, kiến tập: 4/4 tín chỉ. - Khoá luận tốt nghiệp: 8/8 tín chỉ. 4. Ðối tượng tuyển sinh: học sinh tốt nghiệp THPT, cán bộ đang công tác ở các cơ quan, tổ chức trên toàn quốc... 5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp: - Ðào tạo theo hình thức tích luỹ tín chỉ. - Ðiều kiện tốt nghiệp: + Thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập; + Tích luỹ đủ 124 tín chỉ theo chương trình đào tạo; + Điểm trung bình chung tích luỹ của toàn khoá học đạt từ 2,0 điểm trở lên; + Có chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất. 6. Thang điểm: điểm chữ A, B, C, D 7. Nội dung chương trình 7.1. Kiến thức giáo dục đại cương 7.1.1. Lý luận chính trị: 10 tín chỉ. 7.1.2. Khoa học xã hội: - Bắt buộc: Không. - Tự chọn: 02 tín chỉ. 7.1.3. Nhân văn - Nghệ thuật: Không. 7.1.4. Ngoại ngữ: 07 tín chỉ. 7.1.5. Toán - Tin học - Khoa học tự nhiên - Công nghệ - Môi trường: - Bắt buộc: 23 tín chỉ. - Tự chọn: Không. 7.1.6. Giáo dục thể chất: 05 tín chỉ. 7.1.7. Giáo dục quốc phòng- an ninh: 05 tuần. 7.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 7.2.1 Kiến thức cơ sở của ngành: 36 tín chỉ. 7.2.2 Kiến thức chuyên ngành: 34 tín chỉ. 7.2.3 Thực tập: 04 tín chỉ. 7.2.4 Khoá luận tốt nghiệp (hoặc học thay thế tốt nghiệp): 08 tín chỉ. - CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:
|
Tin tức, sự kiện nổi bật
Thông báo số 01 viết bài tham dự Hội thảo “30 năm thực hiện Nghị định 30/CP của Chính phủ, phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia”
(15-08-2024 09:31)
Thông báo tuyển sinh đại học bằng hai, liên thông từ trình độ trung cấp, cao đẳng lên đại học tại Khoa Kỹ thuật và Công nghệ - Đại học Huế năm 2023 đợt 3
(19-10-2023 14:46)
Thông báo Danh sách tập thể và cá nhân được đề nghị công nhận các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng năm học 2022 - 2023
(21-08-2023 10:27)
Tin tức, sự kiện mới nhất
Tuổi trẻ Đại học Huế sẻ chia giọt hồng yêu thương
(13-01-2025 09:42)
Thông báo về việc thay đổi địa chỉ của Đại học Huế
(09-01-2025 08:12)
Thông báo về việc công khai cá nhân đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước năm học 2023-2024
(08-01-2025 14:40)
Hội thảo Quảng bá kết quả dự án CCP-LAW
(08-01-2025 08:39)
Liên kết
|