Đào tạo
|
CTĐT bậc Đại học / RĂNG - HÀM - MẶT
- Đơn vị quản lý: Trường Đại học Y Dược
- Mã ngành: 7720501 - Tên chương trình đào tạo: RĂNG - HÀM - MẶT - CHUẨN ĐẦU RA: 1. Kiến thức - CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH RĂNG HÀM MẶT (Ban hành kèm theo Quyết định số 744/QĐ-ĐHH ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Giám đốc Đại học Huế)
Ngành đào tạo : Răng hàm mặt (Odonto-Stomatology, Dentistry) Mã ngành đào tạo : 52720601 Loại hình đào tạo : Chính quy 6 năm Đơn vị đào tạo : Trường Đại học Y Dược
1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Đào tạo Bác sỹ Răng Hàm Mặt (RHM) có y đức; có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cơ bản về y học và nha khoa, để xác định, đề xuất và tham gia giải quyết các vấn đề trong dự phòng, chẩn đoán và điều trị các bệnh răng hàm mặt cho cá nhân và cộng đồng; có khả năng nghiên cứu khoa học và tự học nâng cao trình độ, đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho nhân dân. 1.2. Mục tiêu cụ thể 1.2.1 Về thái độ - Tận tụy với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân; tôn trọng, cảm thông và hết lòng phục vụ người bệnh; - Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của ngành y tế nói chung và của ngành RHM; - Tôn trọng luật pháp, thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ và những yêu cầu nghề nghiệp; - Trung thực, khách quan, có tinh thần nghiên cứu khoa học và học tập nâng cao trình độ. 1.2.2. Về kiến thức - Có kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở làm nền tảng cho y học lâm sàng chung và ngành Răng Hàm Mặt; - Có kiến thức chung về chẩn đoán, điều trị và phòng một số bệnh thường gặp; - Có kiến thức cơ bản về trạng thái bình thường, bệnh sinh, bệnh căn, chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh Răng Hàm Mặt; - Có phương pháp luận khoa học trong công tác phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học Răng Hàm Mặt; - Nắm vững luật pháp, chính sách của Nhà nước bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, gắn với sức khỏe răng miệng. 1.2.3. Về kỹ năng - Chẩn đoán và xử trí các bất thường và bệnh lý răng miệng và hàm mặt: sâu răng, nha chu, rối loạn chức năng hệ thống nhai… - Chẩn đoán và xử trí ban đầu, một số bệnh răng hàm mặt, lệch lạc răng, mất răng, ung thư răng, dị tật bẩm sinh, viêm nhiễm, chấn thương hàm mặt... - Xử trí được các trường hợp cấp cứu răng hàm mặt như chảy máu sau nhổ răng, viêm tuỷ răng, gãy xương hàm, viêm nhiễm vùng miệng-hàm mặt.... - Sử dụng kết hợp được một số biện pháp y học cổ truyền trong phòng bệnh và chữa bệnh răng hàm mặt; - Thực hiện được công tác tư vấn, giáo dục sức khoẻ; phối hợp tổ chức việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ răng miệng cho cá nhân và cộng đồng; bảo vệ, vệ sinh môi trường và đề xuất những biện pháp xử lý thích hợp; - Quản lý được một cơ sở Răng hàm mặt; 1.2.4. Vị trí làm việc sau tốt nghiệp Các cơ sở y tế, các bệnh viện và một số ban ngành có nhu cầu sử dụng Bác sĩ Răng hàm mặt. 1.2.5. Trình độ ngoại ngữ, tin học Sử dụng được tối thiểu một ngoại ngữ và tin học để nghiên cứu và học tập nâng cao trình độ chuyên môn. 2. Thời gian đào tạo : 6 năm
3. Khối lượng kiến thức toàn khoá : 304 đơn vị học trình. Trong đó, có 242 đvht bắt buộc và 62 đvht tự chọn. Không kể học phần GDQPAN&GDTC. 4. Đối tượng tuyển sinh: Thực hiện theo Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 5. Quy trình đào tạo và điều kiện tốt nghiệp Thực hiện theo Quyết định số 25/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 26 tháng 06 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về “Quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy”. 6. Thang điểm Thực hiện theo Quyết định số 25/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 26 tháng 06 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về “Quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy”. 7. Nội dung chương trình 7.1. Kiến thức giáo dục Đại cương : 56 đvht (49 LT – 7 TH) 7.1.1. Các môn chung
10. Giáo dục quốc phòng – an ninh* 11 7.1.2. Các môn cơ sở khối ngành 11. Dân số học 2 (2-0) 12. Sinh học 3 (2-1) 13. Di truyền học 3 (2-1) 14. Lý sinh 4 (3-1) 15. Hóa học 5 (4-1) 16. Tin học ứng dụng 2 (1-1) 17. Xác suất và thống kê y học 3 (2-1) 18. Tâm lý y học – Đạo đức y học 3 (3-0) 19. Truyền thông và GDSK 2 (2-0) * Chưa tính các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng – An ninh. 7.2. Kiến thức giáo dục Chuyên nghiệp 7.2.1. Kiến thức cơ sở của ngành : 81 đvht (55 LT – 26 TH) 20. Giải phẫu 1 3 (2-1) 21. Giải phẫu 2 3 (2-1) 22. Mô phôi 4 (3-1) 23. Sinh lý 5 (3-2) 24. Hóa sinh 5 (4-1) 25. Vi sinh 4 (3-1) 26. Ký sinh trùng 4 (3-1) 27. Giải phẫu bệnh 3 (2-1) 28. Sinh lý bệnh – Miễn dịch 4 (3-1) 29. Dược lý 5 (4-1) 30. Dinh dưỡng-VSATTP 3 (2-1) 31. Điều dưỡng cơ bản 3 (2-1) 32. Nội cơ sở 3 (2-1) 33. Ngoại cơ sở 3 (2-1) 34. Bệnh học nội khoa 4 (2-2) 35. Bệnh học ngoại khoa 5 (3-2) 36. Nhi khoa 3 (2-1) 37. Phụ sản 3 (2-1) 38. Y học cổ truyền 3 (2-1) 39. Tai mũi họng 3 (2-1) 40. Mắt 3 (2-1) 41. Da liễu 2 (1-1) 42. Thần kinh 3 (2-1) 7.2.2. Kiến thức ngành : 90 đvht (48 LT – 42 TH) 43. Giải phẫu răng 5 (2-3) 44. Mô phôi răng miệng 2 (1-1) 45. Sinh học miệng 2 (1-1) 46. Vật liệu – Thiết bị nha khoa 2 (1-1) 47. Mô phỏng lâm sàng 3 (1-2) 48. Cắn khớp học 5 (3-2) 49. GP ứng dụng & PTTH miệng – hàm mặt 3 (1-2) 50. Phẫu thuật miệng 1 3 (2-1) 51. Phẫu thuật miệng 2 3 (2-1) 52. Bệnh học miệng và hàm mặt 1 4 (3-1) 53. Bệnh học miệng và hàm mặt 2 4 (2-2) 54. Phẫu thuật hàm mặt 1 3 (2-1) 55. Phẫu thuật hàm mặt 2 3 (1-2) 56. Chẩn đoán hình ảnh nha khoa 3 (2-1) 57. Chữa răng – Nội nha 1 4 (2-2) 58. Chữa răng – Nội nha 2 4 (2-2) 59. Nha khoa trẻ em 5 (2-3) 60. Nha chu I 4 (2-2) 61. Nha chu II 4 (2-2) 62. Chỉnh hình răng – mặt 5 (3-2) 63. Phục hình I 4 (2-2) 64. Phục hình II 4 (2-2) 65. Phục hình III 4 (2-2) 66. Phục hình IV 4 (2-2) 67. Nha khoa công cộng 3 (3-0) 7.3. Kiến thức bổ trợ (tự chọn) : 62 đvht (32 LT – 30 TH) 68. Ghi hình trong RHM1 (Chẩn đoán hình ảnh) 3 (2-1) 69. Lão nha học 3 (2-1) 70. Thực tập cộng đồng 1 2 (0-2) 71. Thực tập cộng đồng 2 2 (0-2) 72. Pháp nha học 1 5 (3-2) 73. Pháp nha học 1 2 (0-2)
75. Nha khoa phục hồi tổng quát 1 4 (1-3) 76. Nha khoa phục hồi tổng quát 2 4 (1-3) 77. Nha khoa bệnh lý và phẫu thuật 1 4 (2-2) 78. Nha khoa bệnh lý và phẫu thuật 2 4 (2-2) 79. Nha khoa dự phòng và phát triển 4 (1-3) 80. Nha khoa cấy ghép 4 (2-2) 81. Phương pháp nghiên cứu khoa học 2 (2-0) 82. Tổ chức hành nghề BS RHM 2 (2-0) 83. Nha khoa hiện đại 2 (2-0) 84. Lịch sử nha khoa 2 (2-0) 85. Điều trị loạn năng hệ thống nhai 3 (2-1) 86. Gây mê hồi sức trong RHM 2 (1-1) 87. Mỹ thuật và ứng dụng trong RHM 3 (2-1) 7.4. Thực tập nghề nghiệp và thi tốt nghiệp 15 đvht 7.4.1. Thực tập nghề nghiệp Sinh viên đi thực tế Tốt nghiệp 01 tháng trong chương trình của học phần thi lâm sàng tốt nghiệp. 7.4.2. Thi tốt nghiệp: có 2 hình thức a. Khóa luận tốt nghiệp, thi thực hành và thi lý luận chính trị: - Khóa luận tốt nghiệp: tương đương 10 ĐVHT. - Thi lâm sàng: tương đương 05 ĐVHT (có thời gian đi thực tế 01 tháng). - Thi lý luận chính trị: môn điều kiện (không tính vào tổng số ĐVHT). b. Thi lý thuyết, thi thực hành và thi lý luận chính trị: - Thi học phần tổng hợp lý thuyết cơ sở: tương đương 05 ĐVHT. - Thi học phần tổng hợp lý thuyết lâm sàng: tương đương 05 ĐVHT. - Thi lâm sàng: tương đương 05 ĐVHT. - Thi lý luận chính trị: môn điều kiện (không tính vào tổng số ĐVHT).
|
Tin tức, sự kiện nổi bật
Thông báo số 01 viết bài tham dự Hội thảo “30 năm thực hiện Nghị định 30/CP của Chính phủ, phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia”
(15-08-2024 09:31)
Thông báo tuyển sinh đại học bằng hai, liên thông từ trình độ trung cấp, cao đẳng lên đại học tại Khoa Kỹ thuật và Công nghệ - Đại học Huế năm 2023 đợt 3
(19-10-2023 14:46)
Thông báo Danh sách tập thể và cá nhân được đề nghị công nhận các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng năm học 2022 - 2023
(21-08-2023 10:27)
Tin tức, sự kiện mới nhất
Liên kết
|