- Đơn vị quản lý: Trường Đai học Nông lâm
- Mã ngành: 7540101
- Tên chương trình đào tạo: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
- CHUẨN ĐẦU RA:
1. Kiến thức
- Có hiểu biết cơ bản chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo; có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Có kiến thức cơ bản về toán học, hóa học và vật lý... đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
- Có trình độ B tin học và sử dụng được một số phần mềm máy tính thông dụng cho chuyên ngành
- Có trình độ Anh văn B, hoặc IELTS: 4,0 ; TOEFL: 350 ; TOEIC: 300
- Có hiểu biết sâu rộng về kiến thức cơ sở ngành: các quá trình và thiết bị trong Công nghệ thực phẩm (cơ học, truyền nhiệt, chuyển khối và sinh học), hóa học thực phẩm, hóa sinh thực phẩm, vi sinh vật thực phẩm, cơ sở kỹ thuật thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, dinh dưỡng học ... tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập các môn chuyên ngành, nghiên cứu chuyên sâu, tiếp cận dễ dàng với các công nghệ mới.
- Nắm vững các kiến thức chuyên ngành về các hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm; lựa chọn và tính toán các thông số công nghệ cho các thiết bị, quy trình sản xuất thực phẩm, thiết kế nhà máy; các công nghệ chế biến các sản phẩm thực phẩm (thủy sản, sản phẩm chăn nuôi, lương thực, rau quả, cây công nghiệp, thực phẩm truyền thống, bánh kẹo, đồ uống...); công nghệ sản xuất các chế phẩm sinh học (enzyme, nấm men, thực phẩm chức năng, protein, axit hữu cơ...).
- Có kiến thức thực tế thông qua các đợt thực tập rèn nghề, thực tập giáo trình, thực tập tốt nghiệp...
- Có kiến thức chuyên ngành và khả năng làm việc trong các nhà máy chế biến thực phẩm, tiếp cận công nghệ hiện đại nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng thực phẩm, biến các sản phẩm nông sản thô từ công nghệ sau thu hoạch thành các mặt hàng thực phẩm có giá trị, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế đáp ứng yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước trong lĩnh vực
Công nghệ Thực phẩm..
2. Kỹ năng
- Có khả năng làm việc độc lập tại các cơ sở sản xuất, nghiên cứu, đào tạo và các cơ quan có liên quan đến Công nghệ chế biến thực phẩm
- Có khả năng tiếp cận và phân tích hệ thống để xây dựng kế hoạch, lập dự án; tham gia điều hành và quản lý công nghệ trong các nhà máy chế biến thực phẩm.
- Có kỹ năng thực hành về bảo quản và chế biến các sản phẩm thực phẩm.
- Có thể tư vấn đầu tư và thiết kế công nghệ trong các cơ sở bảo quản và chế biến thực phẩm.
- Trình bày, giải đáp và phản biện các vấn đề có liên quan đến kiểm soát chất lượng thực phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Sử dụng các phần mềm tin học để xây dựng, điều hành trong lĩnh vực liên quan đến Công nghệ Thực phẩm.
- Có kỹ năng làm việc theo nhóm cũng như tư duy độc lập.
- Có năng lực nghiên cứu khoa học trong các viện, trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp liên quan đến lĩnh vực Bảo quản Chế biến, Công nghệ Thực phẩm và Công nghệ sinh học thực phẩm.
3. Thái độ
- Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, sẵn sàng nhận nhiệm vụ
- Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề mới trong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam và thế giới.
- Có tính hòa đồng, kiên nhẫn, năng động và sáng tạo, biết khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
4. Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp
- Các nhà máy chế biến, cơ sở kinh doanh các sản phẩm thực phẩm
- Các cơ quan quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm
- Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực Công nghệ thực phẩm Các siêu thị, cửa hàng mua bán thực phẩm, nhà hàng, khách sạn ...
- Chủ doanh nghiệp liên quan đến Công nghệ thực phẩm.
- Cục dự trữ Quốc gia, kho và tổng kho bảo quản nông sản thực phẩm...
- Các Công ty tư vấn đầu tư về Công nghệ thực phẩm.
- Các tổ chức phi chính phủ
5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
- Có khả năng tự tiếp tục học tập, nghiên cứu ở các trình độ trên Đại học như thạc sỹ, tiến sỹ ở trong và ngoài nước.
- Có khả năng tự học nâng cao trình độ để đảm nhận tốt các nhiệm vụ về quản lý và chuyên môn nghiệp vụ.
- CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo quyết định số: 2288/QĐ-ĐHH ngày 05 tháng 11 năm 2012
của Giám đốc Đại học Huế)
Mã ngành: 52540101
Loại hình đào tạo: Chính quy
Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm
1. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo ra kỹ sư Công nghệ thực phẩm có phẩm chất chính trị, đạo đức, ý thức phục vụ nhân dân tốt; có kiến thức và khả năng thực hành nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm; có khả năng làm việc độc lập tại các cơ sở sản xuất, nghiên cứu, đào tạo và các cơ quan có liên quan đến công nghệ chế biến thực phẩm.
2. Thời gian đào tạo: 5 năm
3. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 157 tín chỉ
4. Đối tượng tuyển sinh: Theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo
5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp. Áp dụng quy chế 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007.
6. Thang điểm: Thang điểm 10 và chuyển điểm theo quy chế 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ GDĐT.
7. Nội dung chương trình (Tên và khối lượng các học phần)
TT
|
Mã học phần
|
Tên học phần
|
Số TC
|
A
|
|
KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
|
53
|
I
|
|
Lý luận chính trị
|
10
|
1. |
CTR1016
|
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1
|
2
|
2. |
CTR1017
|
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2
|
3
|
3. |
CTR1022
|
Tư tưởng Hồ Chí Minh
|
2
|
4. |
CTR1033
|
Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
|
3
|
II
|
|
Giáo dục thể chất
|
|
III
|
|
Giáo dục quốc phòng
|
|
IV
|
|
Ngoại ngữ, Tin học, Khoa học tự nhiên, Công nghệ và MT
|
39
|
5. |
ANH1013
|
Ngoại ngữ không chuyên 1
|
3
|
6. |
ANH1022
|
Ngoại ngữ không chuyên 2
|
2
|
7. |
ANH1032
|
Ngoại ngữ không chuyên 3
|
2
|
8. |
CBAN11203
|
Toán cao cấp A1
|
3
|
9. |
CBAN11304
|
Toán cao cấp A2
|
4
|
10. |
CBAN11703
|
Xác suất - Thống kê
|
3
|
11. |
CBAN10204
|
Hóa đại cương
|
4
|
12. |
CBAN10402
|
Hóa hữu cơ
|
2
|
13. |
CBAN10603
|
Hóa phân tích
|
3
|
14. |
CBAN10502
|
Hóa lý
|
2
|
15. |
CBAN11503
|
Vật lý đại cương
|
3
|
16. |
CBAN11002
|
Tin học đại cương
|
2
|
17. |
CKCN13303
|
Hình họa - vẽ kỹ thuật
|
3
|
18. |
CKCN19303
|
Vi sinh thực phẩm
|
3
|
V
|
|
Khoa học xã hội và nhân văn
|
4
|
19. |
LUA1022
|
Nhà nước và pháp luật
|
2
|
20. |
KNPT14602
|
Xã hội học đại cương
|
2
|
B
|
|
KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
|
104
|
I
|
|
Kiến thức cơ sở ngành
|
31
|
21. |
CKCN24603
|
Kỹ thuật điện và điện tử
|
3
|
22. |
CKCN22602
|
Dinh dưỡng học
|
2
|
23. |
NHOC22402
|
Hóa sinh đại cương
|
2
|
24. |
CKCN23402
|
Hóa học thực phẩm
|
2
|
25. |
CKCN23502
|
Hóa sinh thực phẩm
|
2
|
26. |
CKCN26702
|
Quản lý chất lượng nông sản, thực phẩm
|
2
|
27. |
CKCN20902
|
Cơ sở kỹ thuật thực phẩm
|
2
|
28. |
CKCN20102
|
An toàn thực phẩm
|
2
|
29. |
CKCN29102
|
Vật lý học thực phẩm
|
2
|
30. |
CKCN25902
|
Nhiệt kỹ thuật
|
2
|
31. |
CKCN24502
|
Kỹ thuật an toàn và môi trường
|
2
|
32. |
CKCN26802
|
Quy hoạch thực nghiệm
|
2
|
33. |
CKCN26602
|
Quá trình và thiết bị truyền nhiệt trong CNTP
|
2
|
34. |
CKCN26302
|
Quá trình và thiết bị chuyển khối trong CNTP
|
2
|
35. |
CKCN26402
|
Quá trình và thiết bị cơ học trong CNTP
|
2
|
II
|
|
Kiến thức ngành
|
49
|
|
|
Bắt buộc
|
43
|
36. |
CKCN26503
|
Quá trình và thiết bị sinh học trong CNTP
|
3
|
37. |
CKCN22402
|
Đánh giá cảm quan thực phẩm
|
2
|
38. |
CKCN26102
|
Phân tích thực phẩm
|
2
|
39. |
CKCN27802
|
Thiết kế nhà máy thực phẩm
|
2
|
40. |
CKCN20202
|
Bao gói thực phẩm
|
2
|
41. |
CKCN21702
|
Công nghệ chế biến thịt, trứng
|
2
|
42. |
CKCN21502
|
Công nghệ chế biến sản phẩm thủy sản
|
2
|
43. |
CKCN21602
|
Công nghệ chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
|
2
|
44. |
CKCN21202
|
Công nghệ chế biến lương thực
|
2
|
45. |
CKCN21402
|
Công nghệ chế biến rau quả
|
2
|
46. |
CKCN22102
|
Công nghệ lạnh thực phẩm
|
2
|
47. |
CKCN21103
|
Công nghệ chế biến đường mía - bánh kẹo
|
3
|
48. |
CKCN21002
|
Công nghệ chế biến cây công nghiệp
|
2
|
49. |
CKCN22202
|
Công nghệ sấy nông sản thực phẩm
|
2
|
50. |
CKCN22002
|
Công nghệ enzyme
|
2
|
51. |
CKCN21902
|
Công nghệ đồ uống
|
2
|
52. |
CKCN27902
|
Thực phẩm truyền thống
|
2
|
53. |
CKCN22803
|
Đồ án thiết bị
|
3
|
54. |
CKCN26202
|
Phụ gia thực phẩm
|
2
|
55. |
CKCN22702
|
Đồ án công nghệ
|
2
|
|
|
Tự chọn (6/14)
|
6
|
56. |
CKCN20302
|
Bảo quản nông sản, thực phẩm
|
2
|
57. |
CKCN29402
|
Xử lý phế, phụ phẩm của thực phẩm
|
2
|
58. |
KNPT20902
|
Kinh doanh nông nghiệp và dịch vụ nông thôn
|
2
|
59. |
KNPT21202
|
Kinh tế nông nghiệp
|
2
|
60. |
KNPT23202
|
Quản lý nông trại
|
2
|
61. |
CKCN21802
|
Công nghệ chế biến thực phẩm
|
2
|
62. |
CKCN21302
|
Công nghệ chế biến nông sản
|
2
|
III
|
|
Kiến thức bổ trợ
|
6
|
63. |
KNPT21602
|
Kỹ năng mềm
|
2
|
64. |
KNPT24802
|
Xây dựng và quản lý dự án
|
2
|
65. |
KNPT23002
|
Phương pháp tiếp cận khoa học
|
2
|
IV
|
|
Thực tập nghề nghiệp
|
8
|
66. |
CKCN28702
|
Tiếp cận nghề CNTP
|
2
|
67. |
CKCN27402
|
Thao tác nghề CNTP
|
2
|
68. |
CKCN28204
|
Thực tế nghề CNTP
|
4
|
V
|
|
Khóa luận tốt nghiệp
|
10
|
69. |
CKCN24010
|
Khóa luận tốt nghiệp CNTP
|
10
|
|
|
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA
|
157
|