English | Français   rss
Liên kết
Nghiên cứu khoa học là đam mê và đích đến (12-07-2019 16:00)
Góp ý

 

Kỳ tuyển sinh 2019, Đại học Huế xét tuyển thẳng 46 thí sinh vào các trường thành viên, khoa trực thuộc, phân hiệu Đại học Huế. Tất cả những thí sinh này đều đạt được những thành tích đáng chú ý trong quá trình học tập ở bậc phổ thông trung học. Đặc biệt, hầu hết các bạn đều có chung niềm đam mê nghiên cứu khoa học, khát khao được cống hiến cho xã hội những công trình nghiên cứu phục vụ cộng đồng. Trong số đó, nổi bật là công trình cánh tay robot điều khiển bằng giọng nói của hai bạn Hoàng Minh Phúc và Nguyễn Trung Kiên – học sinh lớp 12A4, Trường THPT Kỳ Anh (thị xã Kỳ Anh – Hà Tĩnh)

 

 

Xuất phát từ ý tưởng mong muốn giúp đỡ người khuyết tật là cựu binh láng giềng, đôi bạn thân Hoàng Minh Phúc và Nguyễn Trung Kiên – học sinh lớp 12A4, Trường THPT Kỳ Anh (thị xã Kỳ Anh – Hà Tĩnh) trong vòng 6 tháng đã mày mò, chế tạo ra cánh tay robot điều khiển bằng giọng nói, có tính ứng dụng cao.

 

 

Đôi bạn thân Hoàng Minh Phúc và Nguyễn Trung Kiên – học sinh lớp 12A4, Trường THPT Kỳ Anh (thị xã Kỳ Anh – Hà Tĩnh) (Ảnh: nhân vật cung cấp)

 

 

Từ ý tưởng đến hiện thực, để chế tạo được cánh tay robot như mong muốn không phải điều dễ dàng. Trong lần phát động sáng tạo KHKT của trường, Phúc đã mạnh dạn nêu lên ý tưởng, rất may đã được nhà trường chấp nhận đầu tư để sáng tạo. Tháng 6/2018, để đẩy nhanh tiến độ và có được sản phẩm như ý muốn, Hoàng Minh Phúc đã cùng người bạn thân cùng lớp của mình là Nguyễn Trung Kiên bắt tay vào việc chế tạo cánh tay robot điều khiển bằng giọng nói. Đến tháng 12/2018, qua nhiều lần lắp ráp thất bại, 2 cậu học trò cùng với sự giúp sức của Giáo viên môn Vật lý, đã cho ra lò sản phẩm “cánh tay robot điều khiển bằng giọng nói”. Sản phẩm gồm: Thân, bàn tay, cổ tay, cánh tay và ngón tay, tất cả được làm bằng nhựa PLA; nguồn điện bằng pin, động cơ Servo 3003, bộ điều khiển trung tâm gồm các mạch và modul. Với cánh tay robot điều khiển bằng giọng nói, chỉ cần đọc lệnh thì ngay lập tức bàn tay thực hiện cầm nắm, co duỗi như ý muốn. Nhờ bàn tay robot này, mọi sinh hoạt, vận động hàng ngày đối với người khuyết tật sẽ trở nên dễ dàng hơn mà không đòi hỏi phải mất nhiều chi phí. Sản phẩm đã vượt qua 144 mô hình sáng tạo và giành giải nhất Cuộc thi sáng tạo KHKT cấp tỉnh; vượt qua hơn 200 sản phẩm để giành giải ba Cuộc thi sáng tạo KHKT cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm 2018 -2019.

 

(Ảnh: Báo Hà Tĩnh)

 

Với giải thưởng này, cả hai bạn Hoàng Minh Phúc và Nguyễn Trung Kiên đã được Hội đồng tuyển sinh Đại học Huế xét tuyển thẳng vào Trường ĐH Luật, Đại học Huế. Cả hai bạn đều mong muốn sau này trở thành những chuyên gia về Luật Kinh tế. Chia sẻ về số tiền thưởng 30 triệu đồng cho mỗi bạn mà Trường ĐH Luật, Đại học Huế sẽ trao khi các bạn nhập học, hai bạn cho biết sẽ dùng số tiền này để tiếp tục triển khai những hướng mới cho công trình nghiên cứu robot hỗ trợ người khuyết tật của mình.

 

PV

Các tin mới hơn
Liên kết
×