English | Français   rss
Liên kết
Hội nghị đại biểu viên chức, người lao động Đại học Huế lần thứ XII năm 2024 (31-12-2024 07:57)
Góp ý

Ngày 30/12/2024, Đại học Huế tổ chức Hội nghị đại biểu viên chức, người lao động lần thứ XII năm 2024. PGS.TS. Lê Anh Phương, Giám đốc Đại học Huế; PGS.TS. Nguyễn Duân, Chủ tịch Công đoàn Đại học Huế chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có gần 200 đại biểu đại diện cho gần 4000 viên chức và người lao động của 22 đơn vị thành viên, đơn vị thuộc và trực thuộc Đại học Huế.

PGS.TS. Lê Anh Phương, Giám đốc Đại học Huế phát biểu tại Hội nghị đại biểu viên chức, người lao động Đại học Huế lần thứ XII năm 2024

 

PGS.TS. Lê Anh Phương, Giám đốc Đại học Huế và PGS.TS. Nguyễn Duân, Chủ tịch Công đoàn Đại học Huế chủ trì hội nghị đại biểu viên chức, người lao động Đại học Huế lần thứ XII năm 2024

 

 

PGS.TS. Đoàn Đức Lương, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật, Đại học Huế phát biểu tại hội nghị

 

Báo cáo của Hội nghị nêu: Cùng với sự lớn mạnh theo suốt chiều dài lịch sử 67 năm, năm 2023 và 2024 đánh dấu những bước tiến quan trọng trong tổ chức và phát triển của Đại học Huế, góp phần khẳng định vị trí, vai trò và tầm ảnh hưởng để từng ngày đưa Đại học Huế vươn tầm quốc gia. Trong thời gian qua, Đại học Huế tiếp tục triển khai các đề án: Phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia; Phát triển Trường Đại học sư phạm thành Trường đại học sư phạm trọng điểm quốc gia; Phát triển Trường Đại học Y Dược theo mô hình Trường-Viện cấp quốc gia, hướng đến đạt chuẩn quốc tế vào năm 2045; Thành lập Viện công nghệ sinh học miền Trung; Thành lập Trường đại học thành viên của Đại học Huế tại Quảng Trị trên cơ sở sáp nhập Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị và Trường Cao đăng Sư phạm Quảng Trị; cơ chế, chính sách thu hút, trọng dụng đội ngũ trí thức trình độ cao công tác tại Đại học Huế và tỉnh Thừa Thiên Huế; Tổ chức tốt bộ máy, cán bộ quản lý các đơn vị trực thuộc, đơn vị thuộc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Trong 2 năm qua, cơ cấu tổ chức của Đại học Huế và các đơn vị tiếp tục được sắp xếp, tái cấu trúc theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Bộ máy lãnh đạo, quản lý, điều hành có nhiều đổi mới và ngày càng ổn định. Viên chức quản lý phát huy được năng lực trong công tác. Chất lượng đội ngũ cán bộ được nâng cao; chức danh, trình độ của đội ngũ cán bộ tương xứng với vị trí, vai trò, nhiệm vụ được giao. 

 

Năm 2024, toàn Đại học Huế tuyển sinh hơn 13 nghìn sinh viên đại học hệ chính quy, đạt 94.61% chỉ tiêu; 1700 thí sinh trúng tuyển cao học (tăng 30% so với năm 2023), 190 nghiên cứu sinh (tăng 25% so với năm 2023) và 20 dự bị tiến sĩ. Quy mô đào tạo đại học của Đại học Huế được giữ ổn định với hơn 41.000 sinh viên đại học hệ chính quy; 4.862 sinh viên liên thông chính quy, văn bằng 2 chính quy, hệ cử tuyển, vừa làm vừa học; gần 7.700 sinh viên hệ đào tạo từ xa; 489 nghiên cứu sinh và 24 dự bị tiến sĩ; gần 4.500 học viên cao học; gần 1.200 bác sĩ chuyên khoa cấp I, 294 bác sĩ chuyên khoa cấp II, 354 bác sĩ nội trú. Công tác quản lý đào tạo ngày càng chặt chẽ; bảo đảm chất lượng giáo dục được triển khai quyết liệt, tác động tích cực đến ý thức viên chức, người lao động và sinh viên, nâng cao chất lượng đào tạo. Xây dựng môi trường học đường năng động, sáng tạo. 

 

Năm 2023, Đại học Huế là đơn vị đứng thứ hai trong số các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Bộ GD&ĐT có số công bố quốc tế giá trị được khen thưởng. Năm 2024, lần đầu tiên số bài báo công bố quốc tế của Đại học Huế vượt mốc 600 bài; phát triển 52 nhóm nghiên cứu mạnh/nghiên cứu tiêu biểu. Trong hai năm 2023 và 2024 có 40 nhà giáo được Hội đồng giáo sư Nhà nước công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư. Nhiều huân chương, giải thưởng trong nước đã được trao cho các nhà giáo thuộc Đại học Huế. 

 

Các ý kiến góp ý, kiến nghị của các đơn vị cho báo cáo đánh giá kết quả công tác năm học 2022-2023, 2023-2024 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2024-2025, 2025-2026 xoay quanh các vấn đề: sớm cụ thể hóa các thông tư, văn bản của Bộ phù hợp với tình hình thực tiễn của Đại học Huế và các đơn vị; Triển khai tập huấn, hướng dẫn các đơn vị thực hiện các quy định, quy chế, văn bản để thống nhất trong quá trình thực hiện; sớm triển khai xây dựng tòa nhà làm việc của Viện CNSH tại Hương Thọ; đề xuất có chính sách hỗ trợ, đầu tư trang thiết bị đáp ứng nhu cầu hoạt động và phát triển; xem xét ưu tiên hỗ trợ chương trình khoa học và công nghệ cấp Bộ; đẩy mạnh hơn nữa kế hoạch xây dựng hệ sinh thái số và chuyển đổi số giáo dục; Xây dựng được mạng lưới liên thư viện, cơ sở dữ liệu nội sinh và nguồn tài liệu điện tử trong toàn ĐHH.

 

Phương hướng nhiệm vụ năm học 2024-2025 và 2025-2026, hội nghị thống nhất, triển khai kịp thời công tác tuyên truyền và các hoạt động chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, tiếp tục đẩy mạnh công tác chính trị tư tưởng trong toàn thể đảng viên, viên chức, người lao động và người học gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Tập trung nguồn lực thực hiện thành công Đề án phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia và các đề án trọng điểm của Đại học Huế. Kiện toàn bộ máy lãnh đạo, quản lý các cấp. Tiếp tục thực hiện công tác tái cấu trúc bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức, người lao động để đáp ứng vị trí, vai trò, nhiệm vụ của Đại học Quốc gia. Thực hiện tốt công tác tuyển sinh hằng năm; Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo; Đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng chương trình đào tạo cấp quốc gia, quốc tế; Tăng cường hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp trong đào tạo; Tiếp tục giữ vững và phát huy môi trường học đường lành mạnh, phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội. Đẩy mạnh các hoạt động khởi nghiệp đã góp phần thúc đẩy tính năng động, sáng tạo của sinh viên. Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; Đẩy mạnh công bố khoa học quốc tế, chuyển giao công nghệ, thương mại hóa sản phẩm và đăng ký sở hữu trí tuệ; Nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhóm nghiên cứu mạnh; Xây dựng chương trình khoa học công nghệ thu hút sự tham gia của các chuyên gia, giải quyết được những vấn đề lớn của địa phương, đất nước; Tăng kinh phí nghiên cứu khoa học để tạo ra các sản phẩm khoa học công nghệ có thương hiệu của Đại học Huế; Thực hiện các giải pháp để tiếp tục tăng thứ hạng của Đại học Huế trên các tổ chức xếp hạng quốc tế; Nâng cao hiệu quả công tác hợp tác quốc tế trên tất cả các lĩnh vực, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ và cơ sở vật chất, tiếp tục hội nhập với nền giáo dục của khu vực và thế giới. 

 

 

                    

 

 

 

 

 

Các tin mới hơn
Liên kết
×