Hướng đến 60 năm Đại học Huế
|
Tiến sĩ Sử học Huỳnh Công Bá - Một đời đam mê nghiên cứu
(04-04-2016 10:53)
Góp ý
Không chỉ được bạn bè đồng nghiệp và sinh viên tại Khoa Lịch sử, Trường ĐH Sư phạm - Đại học Huế nể trọng, Tiến sĩ Sử học Huỳnh Công Bá còn được giới sử học trong nước biết đến bởi những công trình nghiên cứu khoa học giá trị về lịch sử và văn hóa Việt Nam.
Tốt nghiệp ĐH năm 1978 Huỳnh Công Bá được nhà trường giữ lại làm giảng viên của khoa Lịch sử, tham gia giảng dạy bộ môn lịch sử thế giới cận đại. Tuy nhiên, từ mong muốn được nghiên cứu và giảng dạy lịch sử Việt Nam (LSVN) và ước mơ được góp phần khám phá, giới thiệu về LSVN cho mọi người, ông tìm cơ hội chuyển sang bộ môn LSVN cổ trung đại. Trong bản khóa luận tốt nghiệp ĐH trước đó, ông chọn đề tài nghiên cứu về LSVN. Kết quả nghiên cứu của bản khóa luận đã được gửi đi tham dự Hội nghị khoa học ngành sử các trường ĐH lần thứ nhất trong toàn quốc (1979). Tham luận của ông vinh dự được Ban tổ chức cho đọc tại hội nghị và sau đó được in trong sách Những vấn đề khoa học lịch sử ngày nay.
Sau 7 năm công tác, ông có gần 50 bài nghiên cứu được đăng tải hoặc tham gia tại các hội thảo khoa học lớn nhỏ cùng 2 quyển sách viết chung với các tác giả khác và 1 công trình khoa học dài hơi về Nguyễn Trãi. Thành quả này đã đem lại cho ông giải thưởng “Giảng viên trẻ toàn trường đạt thành tích xuất sắc trong tự bồi dưỡng và bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và phát triển chuyên môn” giai đoạn 10 năm đầu xây dựng và phát triển Trường ĐH Sư phạm Huế (1975-1985). Ông còn là người có sách viết chung thuộc hàng sớm nhất so với những đồng nghiệp bởi chỉ 3 năm sau ngày ra trường, ông đã đứng tên chung trong một số quyển sách quan trọng như: Những vấn đề khoa học lịch sử ngày nay, Danh nhân Bình Trị Thiên, Tây Sơn-Thuận Hóa và anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ-Quang Trung, Thuận Hóa-Phú Xuân-Thừa Thiên Huế: 700 năm hình thành và phát triển,...
Năm học 1990-1991, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất một môn học mới mang tên lịch sử văn hóa Việt Nam (LSVHVN) giảng dạy cho sinh viên các ngành văn, sử ở ĐH. Ông mạnh dạn biên soạn tập giáo trình LSVHVN để giảng dạy cho sinh viên và đã được in ấn để làm tài liệu học tập cho sinh viên. Giáo trình đã được Hội đồng khoa học trường bình xét khen thưởng xếp loại I trong tổng kết nghiên cứu khoa học của toàn trường giai đoạn 5 năm (1989-1994). Sau đó, ông được ĐH Huế giao nhiệm vụ dự thảo chương trình bộ môn cho toàn ĐH Huế. Trên cơ sở đó, ông biên soạn và xuất bản giáo trình Cơ sở VHVN được dùng làm tài liệu học tập ở một số trường ĐH trong nước. Để giúp sinh viên có điều kiện nâng cao kiến thức về VHVN, ông xây dựng và đưa vào giảng dạy chuyên đề Bản sắc VHVN và tiếp tục nâng thành chuyên đề giảng dạy ở cao học. Gần đây, chuyên đề được phát triển thành sách chuyên luận mang tên Cội nguồn và bản sắc VHVN. Sách được giới thiệu trên VTV1. Tiếp nối thành công, ông hoàn thiện và cho xuất bản chuyên luận Đặc trưng và sắc thái văn hóa vùng - tiểu vùng ở Việt Nam; đồng thời đang hoàn thành tác phẩm Địa lý VHVN. Vậy là trọn bộ về VHVN đi từ cơ sở VHVN, qua thời gian VHVN rồi không gian VHVN và cuối cùng là bản sắc VHVN đã được ông thực hiện với tất cả tâm huyết. Ngay khi đất nước thực hiện đổi mới và ngành Luật học ở Việt Nam bắt đầu được chú ý năm 1986, ông đứng ra xây dựng chuyên đề Lịch sử nhà nước và pháp quyền Việt Nam dùng giảng dạy cho sinh viên. Giáo trình do ông biên soạn được đưa vào giảng dạy từ năm học 1986-1987 và được nhà trường in ấn làm tài liệu học tập cho sinh viên. Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam vấn đề lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam được đưa vào giảng dạy tại một khoa Lịch sử ở trường ĐH. Năm 2000, ông lần lượt hoàn thành 5 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ về pháp luật triều Nguyễn, trong đó có 2 báo cáo tổng kết về đề tài đã được in thành sách là Hôn nhân và gia đình trong pháp luật triều Nguyễn, và Định chế hành chính và quân sự triều Nguyễn. Với kết quả nghiên cứu đó, ông được xem là một trong những chuyên gia về pháp luật triều Nguyễn. Quyển sách Hôn nhân và gia đình trong pháp luật triều Nguyễn của ông đã được nhiều người trong nước dẫn dụng và có mặt tại 17 thư viện lớn trên toàn thế giới. Nhiều phát hiện khoa học mới được TS.Huỳnh Công Bá giới thiệu với học trò khi giảng dạy về lịch sử, pháp luật và VHVN ở ĐH, sau ĐH. Đó là những điều mà họ không tìm thấy trong các tài liệu tham khảo khác. Ông tích lũy và hệ thống hóa dần những luận điểm khoa học và đến năm 2000 lần lượt cho ra mắt các quyển sách: LSVN, Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Cơ sở VHVN, LSVHVN, LSVN cổ trung đại, Cội nguồn và bản sắc VHVN,... Các tác phẩm sau khi ra đời đã được dư luận xã hội chú ý, đánh giá cao và được giới chuyên môn ủng hộ. Trong ngôi nhà đơn sơ của TS.Huỳnh Công Bá dường như không có gì đáng giá ngoài sách. Ở cái tuổi 63, ông vẫn miệt mài dành thời gian để tổng kết các chuyên đề đã được chuẩn bị và thử thách qua hoạt động giảng dạy nhằm đưa chúng đến với nhiều người trong và ngoài nước với mục tiêu quảng bá về LS và VHVN.
NGỌC HÀ (Báo Thừa Thiên Huế)
Các tin mới hơn
Giáo sư Võ Tam, thầy giáo và thầy thuốc
(08-12-2016 08:27)
NGND. GS. TS.Cao Ngọc Thành - Vui khi tâm bình yên
(22-09-2016 08:13)
PGS.TS. Phan Thanh Bình, Người lặng lẽ lưu lưu giữ bóng thời gian
(04-04-2016 14:25)
Các tin đã đăng
GS.TSKH Võ Hùng - Trọn đời tâm huyết vì sự nghiệp giáo dục và đào tạo
(04-04-2016 10:37)
PGS.TS. Đinh Thị Bích Lân: Nghiên cứu khoa học là đam mê
(04-04-2016 10:21)
|
Tin tức, sự kiện nổi bật
Thông báo số 01 viết bài tham dự Hội thảo “30 năm thực hiện Nghị định 30/CP của Chính phủ, phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia”
(15-08-2024 09:31)
Thông báo tuyển sinh đại học bằng hai, liên thông từ trình độ trung cấp, cao đẳng lên đại học tại Khoa Kỹ thuật và Công nghệ - Đại học Huế năm 2023 đợt 3
(19-10-2023 14:46)
Thông báo Danh sách tập thể và cá nhân được đề nghị công nhận các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng năm học 2022 - 2023
(21-08-2023 10:27)
Tin tức, sự kiện mới nhất
Liên kết
|