English | Français   rss
Liên kết
CTĐT bậc Đại học / KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ
- Đơn vị quản lý: Trường Đai học Nông lâm

- Mã ngành: 7520114

- Tên chương trình đào tạo: KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ

- CHUẨN ĐẦU RA:

Kiến thức:  

- Nắm vững những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh; các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn và pháp luật phù hợp với chuyên ngành được đào tạo;

- Có đủ kiến thức về khoa học cơ bản, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn;

- Có trình độ cơ bản về tin học và sử dụng được một số phần mềm chuyên ngành;

- Có trình độ Anh văn B1 hoặc tương đương;

- Có chứng chỉ về Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng;

- Nắm vững các kiến thức chuyên môn thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ cơ điện tử và một phần kinh nghiệm thực tế thông qua thí nghiệm, thực tập chuyên ngành tại trường và tại các nhà máy sản xuất… tạo điều kiện cho sinh viên phát huy tính sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp, khả năng tự học và tự nghiên cứu phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn và nhu cầu tuyển dụng lao động trong lĩnh vực kỹ thuật cơ điện tử.

Kỹ năng:

Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Có khả năng tư duy tổng hợp và hệ thống, thành thạo trong việc thiết kế cơ khí, sử dụng tốt các phần mềm tính toán, đồ họa, mô phỏng, khai thác tốt các phần mềm phân tích, kiểm tra độ bền, kiểm định ứng suất và biến dạng của các chi tiết máy và các bộ phận cấu thành hệ thống cơ điện tử;

+ Có khả năng thiết kế, sáng tạo các sản phẩm cơ điện tử: các máy, thiết bị, các hệ thống, dây chuyền sản xuất tự động linh hoạt với sự tích hợp các lĩnh vực khoa học kỹ thuật như cơ khí, điện, điện tử, công nghệ thông tin, …;

+ Có khả năng tiếp cận, khai thác, ứng dụng các sản phẩm cơ điện tử: robots, các máy Computer Numerical Control , ... của các nước tiên tiến trên thế giới. Có khả năng vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, kế thừa và phát triển trên cơ sở các sản phẩm đã có phục vụ các quá trình sản xuất trong các ngành nghề khác nhau;

+ Có năng lực tư vấn, khảo sát, thiết kế, kiểm tra, giám sát kỹ thuật, lắp đặt thiết bị, quản lý và điều hành các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở trong lĩnh vực kỹ thuật cơ điện tử;

+ Có khả năng tiếp cận, nắm bắt công nghệ mới một cách nhanh chóng; đáp ứng nhanh nhu cầu về sử dụng nguồn nhân lực trình độ cao của xã hội, của các doanh nghiệp, của các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, sản xuất, xây dựng;

+ Có khả năng tự nghiên cứu, tự đào tạo để không ngừng cập nhật, nâng cao kiến thức; khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng về Cơ điện tử để thiết kế, chế tạo sản phẩm mới phục vụ sản xuất, phục vụ lợi ích của bản thân và xã hội;

Kỹ năng mềm:

+ Có phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy hệ thống, khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm (đa ngành), hội nhập được trong môi trường quốc tế;

+ Có khả năng sử dụng tiếng Anh trong học tập, nghiên cứu và giao tiếp;

+ Có kỹ năng tìm hoặc tạo việc làm, thực thi, tổ chức và tạo thu nhập cho cá nhân, nhóm và tập thể;

Thái độ:

    - Có ý thức trách nhiệm công dân, thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có tác phong công nghiệp và phương pháp làm việc khoa học;

   - Chịu khó học hỏi, nghiêm túc và trung thực trong công việc, có thái độ yêu nghề và cầu tiến;

   - Có tính hòa đồng, năng động và sáng tạo, biết khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

 Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp:

- Làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương có liên  quan đến lĩnh vực công nghiệp, kỹ thuật cơ điện tử;

- Kỹ sư thiết kế chế tạo và phát triển các sản phẩm cơ điện tử tại các khu công nghiệp, các nhà máy, các đơn vị sản xuất trong nước, các đơn vị liên doanh, nước ngoài,... sản xuất các thiết bị máy móc công nghiệp, máy  Computer Numerical Control , dây chuyền sản xuất tự động,  Robot, dây chuyền sản xuất, lắp ráp tự động,...;

- Kỹ sư điều hành, vận hành, bảo trì các hệ thống sản xuất tự động hóa tại các khu công nghiệp, khu chế xuất,... trên đó có Robot, máy Computer Numerical Control,  Programmable Logic Controller ...;

- Kỹ sư phụ trách kỹ thuật của các đơn vị dịch vụ chuyển giao công nghệ, xây dựng dự án, xuất nhập khẩu thiết bị, ... liên quan đến cơ điện tử;

- Có khả năng học tiếp các chương trình sau đại học trong nước hoặc ở nước ngoài

- Cán bộ giảng dạy bậc đại học, cao đẳng, ... chuyên ngành cơ điện tử;

- Cán bộ nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu chuyên ngành;

- Ngoài ra, nếu có nhiều đam mê về các vấn đề kỹ thuật và biết cách quản lý, kinh doanh, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật cơ - điện tử hoàn toàn có khả năng tự mở một doanh nghiệp thiết kế, chế tạo, sản xuất, kinh doanh về thiết bị tự động do chính mình làm chủ. 

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:

- Có khả năng học tập, nghiên cứu ở các trình độ sau đại học, trong cũng như ngoài nước;

- Có khả năng tích luỹ kinh nghiệm, chủ động nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cơ điện tử vào sản xuất;

- Có thể tiếp tục học tập nâng cao trình độ để đảm nhận các chức vụ cao hơn trong lãnh đạo, quản lý về lĩnh vực kỹ thuật cơ điện tử.



- CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

NGÀNH KỸ THUẬT CƠ - ĐIỆN TỬ

(Ban hành kèm theo quyết định số: 213/QĐ-ĐHH  ngày 18  tháng 02  năm 2014

của  Giám đốc Đại học Huế)

 

Mã số ngành:                        52520114

Loại hình đào tạo:                Chính quy

Đơn vị đào tạo:                     Trường Đại học Nông Lâm

 

1.      Mục tiêu đào tạo:

Kiến thức:  

- Nắm vững những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh; các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn và pháp luật phù hợp với chuyên ngành được đào tạo;

- Có đủ kiến thức về khoa học cơ bản, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn;

- Có trình độ cơ bản về tin học và sử dụng được một số phần mềm chuyên ngành;

- Có trình độ Anh văn B1 hoặc tương đương;

- Có chứng chỉ về Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng;

- Nắm vững các kiến thức chuyên môn thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ cơ điện tử và một phần kinh nghiệm thực tế thông qua thí nghiệm, thực tập chuyên ngành tại trường và tại các nhà máy sản xuất… tạo điều kiện cho sinh viên phát huy tính sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp, khả năng tự học và tự nghiên cứu phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn và nhu cầu tuyển dụng lao động trong lĩnh vực kỹ thuật cơ điện tử.

Kỹ năng:

Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Có khả năng tư duy tổng hợp và hệ thống, thành thạo trong việc thiết kế cơ khí, sử dụng tốt các phần mềm tính toán, đồ họa, mô phỏng, khai thác tốt các phần mềm phân tích, kiểm tra độ bền, kiểm định ứng suất và biến dạng của các chi tiết máy và các bộ phận cấu thành hệ thống cơ điện tử;

+ Có khả năng thiết kế, sáng tạo các sản phẩm cơ điện tử: các máy, thiết bị, các hệ thống, dây chuyền sản xuất tự động linh hoạt với sự tích hợp các lĩnh vực khoa học kỹ thuật như cơ khí, điện, điện tử, công nghệ thông tin, …;

+ Có khả năng tiếp cận, khai thác, ứng dụng các sản phẩm cơ điện tử: robots, các máy Computer Numerical Control , ... của các nước tiên tiến trên thế giới. Có khả năng vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, kế thừa và phát triển trên cơ sở các sản phẩm đã có phục vụ các quá trình sản xuất trong các ngành nghề khác nhau;

+ Có năng lực tư vấn, khảo sát, thiết kế, kiểm tra, giám sát kỹ thuật, lắp đặt thiết bị, quản lý và điều hành các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở trong lĩnh vực kỹ thuật cơ điện tử;

+ Có khả năng tiếp cận, nắm bắt công nghệ mới một cách nhanh chóng; đáp ứng nhanh nhu cầu về sử dụng nguồn nhân lực trình độ cao của xã hội, của các doanh nghiệp, của các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, sản xuất, xây dựng;

+ Có khả năng tự nghiên cứu, tự đào tạo để không ngừng cập nhật, nâng cao kiến thức; khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng về Cơ điện tử để thiết kế, chế tạo sản phẩm mới phục vụ sản xuất, phục vụ lợi ích của bản thân và xã hội;

Kỹ năng mềm:

+ Có phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy hệ thống, khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm (đa ngành), hội nhập được trong môi trường quốc tế;

+ Có khả năng sử dụng tiếng Anh trong học tập, nghiên cứu và giao tiếp;

+ Có kỹ năng tìm hoặc tạo việc làm, thực thi, tổ chức và tạo thu nhập cho cá nhân, nhóm và tập thể;

Thái độ:

    - Có ý thức trách nhiệm công dân, thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có tác phong công nghiệp và phương pháp làm việc khoa học;

   - Chịu khó học hỏi, nghiêm túc và trung thực trong công việc, có thái độ yêu nghề và cầu tiến;

   - Có tính hòa đồng, năng động và sáng tạo, biết khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

 Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp:

- Làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương có liên  quan đến lĩnh vực công nghiệp, kỹ thuật cơ điện tử;

- Kỹ sư thiết kế chế tạo và phát triển các sản phẩm cơ điện tử tại các khu công nghiệp, các nhà máy, các đơn vị sản xuất trong nước, các đơn vị liên doanh, nước ngoài,... sản xuất các thiết bị máy móc công nghiệp, máy  Computer Numerical Control , dây chuyền sản xuất tự động,  Robot, dây chuyền sản xuất, lắp ráp tự động,...;

- Kỹ sư điều hành, vận hành, bảo trì các hệ thống sản xuất tự động hóa tại các khu công nghiệp, khu chế xuất,... trên đó có Robot, máy Computer Numerical Control,  Programmable Logic Controller ...;

- Kỹ sư phụ trách kỹ thuật của các đơn vị dịch vụ chuyển giao công nghệ, xây dựng dự án, xuất nhập khẩu thiết bị, ... liên quan đến cơ điện tử;

- Có khả năng học tiếp các chương trình sau đại học trong nước hoặc ở nước ngoài

- Cán bộ giảng dạy bậc đại học, cao đẳng, ... chuyên ngành cơ điện tử;

- Cán bộ nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu chuyên ngành;

- Ngoài ra, nếu có nhiều đam mê về các vấn đề kỹ thuật và biết cách quản lý, kinh doanh, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật cơ - điện tử hoàn toàn có khả năng tự mở một doanh nghiệp thiết kế, chế tạo, sản xuất, kinh doanh về thiết bị tự động do chính mình làm chủ. 

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:

- Có khả năng học tập, nghiên cứu ở các trình độ sau đại học, trong cũng như ngoài nước;

- Có khả năng tích luỹ kinh nghiệm, chủ động nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cơ điện tử vào sản xuất;

- Có thể tiếp tục học tập nâng cao trình độ để đảm nhận các chức vụ cao hơn trong lãnh đạo, quản lý về lĩnh vực kỹ thuật cơ điện tử.

2. Nội dung chương trình:

 

TT

Tên học phần

Số tín chỉ

A

KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

50

I

Lý luận chính trị

10

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1

2

2

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2

3

3

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

4

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

3

II

Giáo dục thể chất

 

III

Giáo dục quốc

 

IV

Ngoại ngữ, Tin học, Khoa học tự nhiên, Công nghệ và môi trường

36

5

Ngoại ngữ không chuyên 1 (B1-Trường ĐH Ngoại ngữ Huế phụ trách)

3

6

Ngoại ngữ không chuyên 2 (B1-Trường ĐH Ngoại ngữ Huế phụ trách)

2

7

Ngoại ngữ không chuyên 3 (B1-Trường ĐH Ngoại ngữ Huế phụ trách)

2

8

Toán cao cấp A1

3

9

Toán cao cấp A2

4

10

Xác suất - Thống kê

3

11

Hóa đại cương

4

12

Vật lý đại cương

3

13

Vật lý ứng dụng

4

14

Tin học đại cương

2

15

Hình họa

2

16

Kỹ thuật an toàn và môi trường

2

17

Vẽ kỹ thuật

2

V

Khoa học xã hội và nhân văn

4

18

Nhà nước và pháp luật

2

19

Xã hội học đại cương

2

B

KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

100

I

Kiến thức cơ sở ngành

32

20

Nhiệt kỹ thuật

3

21

Cơ học lý thuyết

3

22

Sức bền vật liệu

4

23

Nguyên lý chi tiết máy

4

24

Tin học ứng dụng trong mô phỏng và điều khiển

3

25

Kỹ thuật điện

2

26

Kỹ thuật điện tử

3

27

Vật liệu cơ khí

2

28

Công nghệ chế tạo máy

3

29

Thiết kế đồ họa 3D

3

30

Kỹ thuật giao tiếp máy tính

2

II

Kiến thức chuyên ngành

44

 

2.1. Các học phần bắt buộc

34

31

Điện tử ứng dụng

2

32

Kỹ thuật cảm biến

2

33

Thiết bị điện tử y tế

2

34

Kỹ thuật số

2

35

Truyền động điện trong hệ thống cơ điện tử

3

36

Năng lượng mới

2

37

Truyền động và máy thủy lực

3

38

Kỹ thuật vi điều khiển

2

39

Điện tử công suất

2

40

Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

3

41

Kỹ thuật điều khiển lập trình PLC

2

42

Quy hoạch thực nghiệm

2

43

Cấu tạo ôtô - máy kéo

2

44

Thiết kế hệ thống cơ điện tử

3

45

Đồ án thiết kế hệ thống cơ điện tử

2

 

2.2. Các học phần tự chọn (10/30)

10

46

Mô hình hóa và mô phỏng hệ thống cơ điện tử

2

47

Đồ án mô hình hóa và mô phỏng hệ thống cơ điện tử

2

48

Tự động hóa quá trình sản xuất

3

49

Các thiết bị cơ bản trong chế biến thực phẩm

3

50

Kỹ thuật robot

3

51

Công nghệ CAD,CAM/CNC 

3

52

Động lực 1

2

53

Máy gia công kim loại

3

54

Hệ thống cơ điện tử trong ôtô hiện đại

2

55

Đồ án hệ thống cơ điện tử trong ôtô

2

56

Kỹ thuật sử dụng và sửa chữa máy

3

57

Kỹ thuật và thiết bị lạnh

2

III

Kiến thức bổ trợ

6

58

Kỹ năng mềm

2

59

Phương pháp tiếp cận khoa học

2

60

Xây dựng và quản lý dự án

2

IV

Thực tập nghề nghiệp

8

61

Thực tập tiếp cận nghề Kỹ thuật cơ điện tử (3 tuần)

3

62

Thực tập thao tác nghề Kỹ thuật cơ điện tử (3 tuần)

3

63

Thực tế nghề Kỹ thuật cơ điện tử (Đồ án tổng hợp hệ thống cơ điện tử, thời gian 2 tuần)

2

V

Khóa luận tốt nghiệp

10

64

Khóa luận tốt nghiệp ngành KTCĐT (5 tháng)

10

 

KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA

150

Liên kết
×