English | Français   rss
Liên kết
CTĐT bậc Đại học / KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG
- Đơn vị quản lý: Trường Đai học Nông lâm

- Mã ngành: 7580210

- Tên chương trình đào tạo: KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG

- CHUẨN ĐẦU RA:

 

1. Kiến thức:

      Ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng là ngành học (thuộc Nhóm ngành Kiến trúc và Xây dựng) mới phát triển tại Việt Nam trong những năm gần đây do nhu cầu bức thiết của xã hội về nguồn nhân lực chất lượng cao cho quy hoạch, xây dựng đồng bộ và hiện đại hóa các công trình cơ sở hạ tầng, một lĩnh vực được Đảng và Nhà nước ưu tiên hàng đầu trong đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm. Ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng hiện nay đã được triển khai đào tạo tại một số Trường Đại học có uy tín trong lĩnh vực quy hoạch, xây dựng ở Việt Nam.

      Người học ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng được trang bị kiến thức chuyên ngành vững chắc, năng lực thực hành nghề nghiệp cao, có khả năng thích ứng với môi trường kinh tế - xã hội, làm việc độc lập, sáng tạo, giải quyết tốt những vấn đề khoa học và kỹ thuật chuyên ngành rộng về cơ sở hạ tầng giao thông, cấp thoát nước, xây dựng công trình...

      Ngoài các kiến thức cơ bản và cơ sở của nhóm ngành kiến trúc và xây dựng, sinh viên sẽ được học các khối kiến thức chuyên ngành nghề nghiệp:

 - Quy hoạch hệ thống công trình cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn

 - Khảo sát, thiết kế công trình cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn

 - Giám sát thi công công trình cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn

 - Tổ chức thi công công trình cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn

 - Kiểm định công trình cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn

- Lập và quản lý dự án công trình cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn.

 

2. Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên:


 - Là công chức, viên chức, cán bộ quản lý trong các cơ quan quản lý nhà nước đối với công trình cơ sở hạ tầng từ trung ương đến địa phương.

- Tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến công trình cơ sở hạ tầng về xây dựng dân dụng, giao thông, thủy lợi, cấp thoát nước, quản lý chất thải rắn và hệ thống điện dân dụng từ khâu lập, quản lý dự án, quy hoạch, khảo sát, thiết kế, giám sát, thi công, vận hành, khai thác, sửa chữa và khắc phục sự cố công trình, v.v…;

- Trong các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, dạy nghề, các cơ sở nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật chuyên ngành về phát triển cơ sở hạ tầng...Tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn bằng cách tham gia các chương trình đào tạo sau đại học trong nước hoặc ở nước ngoài;

- Làm chủ các doanh nghiệp về tư vấn khảo sát, thiết kế, giám sát, thi công, sản xuất kinh doanh các sản phẩm về xây dựng và đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng.

- Chủ nhiệm lập dự án, chủ nhiệm và chủ trì thiết kế, quy hoạch các công trình cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn.

- Chỉ huy trưởng thi công các công trình xây dựng, công trình cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn.

- Kỹ sư định giá, lập tổng mức đầu tự, lập dự án, hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu các công trình xây dựng, công trình cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn.

 



Liên kết
×