English | Français   rss
Liên kết
CTĐT bậc Đại học / CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN LÂM SẢN
- Đơn vị quản lý: Trường Đai học Nông lâm

- Mã ngành: 7549001

- Tên chương trình đào tạo: CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN LÂM SẢN

- CHUẨN ĐẦU RA:

1. Kiến thức
- Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo; Có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Có kiến thức cơ bản về toán, lý, hóa, sinh học đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
- Có trình độ B tin học và sử dụng được một số phần mềm máy tính thông dụng cho chuyên ngành
- Có trình độ Anh văn B, hoặc IELTS: 4,0 ; TOEFL, 350 ; TOEIC, 300
- Có hiểu biết về kiến thức cơ sở ngành: Sức bền vật liệu, Nguyên lý, chi tiết máy, Khoa học Gỗ, Công nghệ xẻ...,
- Có kiến thức chuyên ngành nguyên lý thiết kế nhà xưởng, Công nghệ sấy gỗ, Công nghệ Mộc, Thiết kế sản phẩm mộc , Công nghệ sản xuất ván nhân tạo, công nghệ bảo quản gỗ, công nghệ trang sức bề mặt gỗ...
2. Kỹ năng
- Kỹ năng nghề nghiệp vững vàng trong tất cả các lĩnh vực chuyên môn
- Có khả năng nghiên cứu và chuyển giao khoa học trong lĩnh vực chế biến lâm sản và sử dụng máy móc thiết dị
- Kỹ năng về tổ chức quản lý điều hành sản xuất các doanh nghiệp, nhà máy, trung tâm nghiên cứu cụ thể trong các lĩnh vực mà đặc biệt là trong chế biến lâm sản
- Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm khi cần thiết
- Kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề trong sản xuất và nghiên cứu khoa học, các vấn đề chuyên ngành
3. Thái độ, hành vi
- Có ý thức trách nhiệm công dân; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, sẵn sàng nhận nhiệm vụ.
- Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề mới trong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam và thế giới.
- Có tính hòa đồng, kiên nhẫn, năng động và sáng tạo. biết khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
4. Vị trí công tác và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp
- Sau khi ra trường có khả năng làm việc tại các cơ quan quản lý và chỉ đạo sản xuất nông lâm nghiệp; Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp; Các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực nông nghiệp; Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nông nghiệp.
- Các tổ chức phi chính phủ.
5. Khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
- Có khả năng tiếp tục học tập, nghiên cứu ở các trình độ sau đại học trong và ngoài nước.
- Có khả năng tự học nâng cao trình độ để đảm nhận tốt những nhiệm vụ về quản lý và chuyên môn nghiệp vụ.
- Có khả năng tiếp cận các công nghệ mới thông qua các chương tình hợp tác đầu tư trong lĩnh vực chế biến lâm sản



- CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN LÂM SẢN

(Ban hành kèm theo quyết định số: 2288/QĐ-ĐHH ngày 05 tháng 11 năm 2012

của Giám đốc Đại học Huế)

 

Mã ngành:             D540301

Loại hình đào tạo: Chính quy

Đơn vị đào tạo:      Trường Đại học Nông Lâm

 

1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo người Kỹ sư Chế biến lâm sản có phẩm chất chính trị, đạo đức, ý thức phục vụ nhân dân tốt; có kiến thức chuyên môn thuộc lĩnh vực Chế biến Lâm sản và khả năng thiết kế và xây dựng được các tổ hợp máy chế biến thông dụng cũng như thiết kế các sản phẩm đồ mộc. Vận hành thành thạo các loại máy chế biến gỗ thông dụng, có kỹ năng trong lập kế hoạch cũng như quản lý quá trình sản xuất.

Sau khi tốt nghiệp các học viên có khả năng làm việc độc lập tại các cơ sở sản xuất, nghiên cứu, đào tạo và các doanh nghiệp và cơ sở chế biến lâm sản.

2. Thời gian đào tạo: 4 năm

3. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 128 tín chỉ

4. Đối tượng tuyển sinh: Theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo

5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp. Áp dụng quy chế 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007.

6. Thang điểm: Thang điểm 10 và chuyển điểm theo quy chế 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ GDĐT.

7. Nội dung chương trình (Tên và khối lượng các học phần)

TT

 Mã học phần

Tên học phần

Số TC

A

 

KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

49

I

 

Lý luận chính trị

10

       1.             

CTR1016

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1

2

       2.             

CTR1017

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2

3

       3.             

CTR1022

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

       4.             

CTR1033

Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

3

II

 

Giáo dục thể chất

 

III

 

Giáo dục quốc phòng

 

IV

 

Ngoại ngữ, Tin học, Khoa học tự nhiên, Công nghệ và MT

35

       5.             

ANH1013

Ngoại ngữ không chuyên 1

3

       6.             

ANH1022

Ngoại ngữ không chuyên 2

2

       7.             

ANH1032

Ngoại ngữ không chuyên 3

2

       8.             

CBAN11203

Toán cao cấp A1

3

       9.             

CBAN11304

Toán cao cấp A2

4

      10.           

CBAN10204

Hóa đại cương

4

      11.           

CBAN11503

Vật lý đại cương

3

      12.           

CBAN11604

Vật lý ứng dụng

4

      13.           

CKCN13202

Hình họa

2

      14.           

CBAN10603

Hóa phân tích

3

      15.           

CBAN11703

Xác suất - Thống kê

3

      16.           

CBAN11002

Tin học đại cương

2

V

 

Khoa học xã hội và nhân văn

4

      17.           

LUA1022

Nhà nước và pháp luật

2

      18.           

KNPT14602

Xã hội học đại cương

2

B

 

KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

79

I

 

Kiến thức cơ sở ngành

22

      19.           

CKCN19202

Vẽ kỹ thuật         

2

      20.           

CKCN20803

Cơ học lý thuyết

3

      21.           

CKCN27102

Sức bền vật liệu đại cương

2

      22.           

CKCN24603

Kỹ thuật điện và điện tử

3

      23.           

CKCN25803

Nguyên lý và chi tiết máy

3

      24.           

CKCN25402

Máy thủy lực

2

      25.           

LNGH22502

Khoa học gỗ

2

      26.           

LNGH23403

Máy và thiết bị chế biến lâm sản

3

      27.           

LNGH23602

Nguyên lý cắt gọt gỗ

2

II

 

Kiến thức ngành

35

 

 

Bắt buộc

29

      28.           

LNGH21102

Công nghệ sản xuất bột giấy

2

      29.           

LNGH24802

Thiết kế xưởng chế biến lâm sản

2

      30.           

LNGH20102

Bảo quản gỗ

2

      31.           

LNGH21302

Công nghệ sấy gỗ

2

      32.           

LNGH21503

Công nghệ xẻ

3

      33.           

LNGH21003

Công nghệ mộc

3

      34.           

LNGH22202

Keo dán gỗ

2

      35.           

LNGH21203

Công nghệ sản xuất ván nhân tạo

3

      36.           

LNGH21402

Công nghệ trang sức vật liệu gỗ

2

      37.           

LNGH20902

Công nghệ  hóa lâm sản

2

      38.           

LNGH20203

Bảo quản và chế biến lâm sản ngoài gỗ

3

      39.           

LNGH24703

Thiết kế sản phẩm mộc và trang trí nội thất

3

 

 

Tự chọn (6/19)

6

      40.           

KNPT20902

Kinh doanh nông nghiệp và dịch vụ nông thôn

2

      41.           

KNPT21202

Kinh tế nông nghiệp

2

      42.           

KNPT23202

Quản lý nông trại

2

      43.           

LNGH25302

Thực vật rừng

2

      44.           

LNGH22302

Khai thác lâm sản

2

      45.           

LNGH25803

Trồng rừng

3

      46.           

TNMT22902

Pháp luật và chính sách lâm nghiệp

2

      47.           

LNGH24302

Sinh thái rừng

2

      48.           

LNGH23102

Lâm nghiệp đại cương

2

III

 

Kiến thức bổ trợ

6

      49.           

KNPT21602

Kỹ năng mềm

2

      50.           

KNPT24802

Xây dựng và quản lý dự án

2

      51.           

KNPT23002

Phương pháp tiếp cận khoa học

2

IV

 

Thực tập nghề nghiệp

6

      52.           

LNGH25402

Tiếp cận nghề CNCBLS

2

      53.           

LNGH24402

Thao tác nghề CNCBLS

2

      54.           

LNGH25002

Thực tế nghề CNCBLS

2

V

 

Khoá luận tốt nghiệp

10

      55.           

LNGH22610

Khoá luận tốt nghiệp CNCBLS

10

 

 

KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA

128

Liên kết
×