Tin tức - Sự kiện
|
Truyền thông sinh viên – học tập dựa trên kinh nghiệm
(20-06-2017 11:13)
Góp ý
Ông Jay Hartwell, Cố vấn truyền thông sinh viên, Đại học Hawaii – Hoa Kỳ là người đã nhận được học bổng của Chương trình Học giả Fulbright Hoa Kỳ năm 2013 – 2014 (Fulbright U.S. Core Scholar Program in 2013-2014) đến Đại học Huế trong 10 tháng. Tại đây, ông đã tổ chức các cuộc hội thảo báo chí cho sinh viên Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế; đào tạo cho sinh viên các trường đại học ở Thái Nguyên, Đà Nẵng, Cần Thơ, các chuyên gia báo chí tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 6 năm 2017, ông trở lại và giảng bài về truyền thông xã hội cho sinh viên báo chí của Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Ông cũng dành thời gian để gặp gỡ đội ngũ truyền thông Đại học Huế và chia sẻ những ý tưởng của mình cho sự phát triển của truyền thông tại Đại học Huế.
1. Mục tiêu của Ông khi đến Đại học Huế vào năm 2013 là thiết lập một chương trình truyền thông do sinh viên thực hiện và tích hợp vào chương trình đào tạo. Ông có đạt được mục tiêu đó không? Ông đã đóng góp những gì cho đào tạo báo chí ở Huế trong suốt thời gian đó? Ông Jay Hartwell: Đó là mục tiêu ban đầu của tôi và đã được điều chỉnh bởi vì chúng tôi không thể thêm 2 khoá học mới (sản xuất báo và sản xuất tạp chí) vào chương trình đã kín các khoá học bắt buộc. Chúng tôi đã có thoả hiệp giảng dạy một khoá về tạp chí ảnh kéo dài hai tuần mỗi tháng cho hai nhóm gồm 15 sinh viên. Khoảng 180 sinh viên, chủ yếu là ba và năm thứ tư, đã có thời gian tham gia và đã có được chứng chỉ của hội thảo. Các sinh viên giỏi nhất, khoảng 32 sinh viên, sau đó được chọn để cung cấp video, ảnh và bài báo của Festival Huế năm 2014 thông qua hợp tác với Khoa và Festival.
Chuyên gia truyền thông Jay Harwell với sinh viên Trường ĐH Khoa học, Đại học Huế (http://cmreview.org)
Ông Jay Hartwell cùng các biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên, họa sĩ của báo Thừa Thiên Huế, tháng 6.2017
Đối với hầu hết người tham gia, hội thảo đã tạo cơ hội đầu tiên để họ học và sử dụng Photoshop trong một dự án nhóm, với thời hạn nhất định để đạt được tiêu chuẩn quốc tế theo sự giải thích của sinh viên An Thiện HUYNH (Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế), người đã theo tôi suốt thời gian hội thảo. Các sinh viên thông minh, làm việc chăm chỉ, hoàn thành bài tập của họ. Đó là một niềm vui cho chúng tôi khi được làm việc với những sinh viên này. Trong Festival, các sinh viên tốt nhất của tôi đã được cấp chứng chỉ để tác nghiệp như những người chuyên nghiệp. Hy vọng của tôi là hội thảo và kinh nghiệm qua Festival đã cho sinh viên và giảng viên thấy được giá trị của việc học tập dựa trên kinh nghiệm và những cách tiếp cận tương tự, trong học kỳ có thể được kết hợp vào chương trình giảng dạy. 2. Ông nghĩ gì về giảng dạy báo chí ở cấp độ đại học nói chung và tại Khoa Báo chí truyền thông, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế nói riêng? Ông Jay Hartwell: Với 10 tháng ở Việt Nam, tôi không thể đánh giá báo chí được dạy như thế nào ở Huế hay bất cứ thành phố nào khác vì suốt thời gian tôi ở Việt Nam, tôi tiến hành các hội thảo độc lập với chương trình giảng dạy. Không có đủ thời gian để quan sát hay tương tác với giảng viên ngoài các cuộc họp, bữa ăn tối và các sự kiện kỷ niệm, chẳng hạn như Ngày Nhà giáo. Tuy nhiên, tôi cảm nhận các giảng viên đã dành hết tâm huyết cho sự phát triển của sinh viên, và đáp lại là sự tôn trọng của học sinh đối với giảng viên chính là nguồn cảm hứng cho họ để tiếp tục sự nghiệp đào tạo. 3. Ông có thể nói một vài phương pháp mà các trường đại học ở Hoa Kỳ sử dụng để đào tạo sinh viên báo chí? Ông Jay Hartwell: Ở Hoa Kỳ, sinh viên dễ dàng có việc làm sau khi tốt nghiệp bởi vì họ kết hợp giữa việc học và làm tình nguyện, thực hành các công việc như biên tập viên, phóng viên, phóng viên ảnh, thiết kế, quay phim cho các đài phát thanh, truyền hình trong chương trình truyền thông của sinh viên do đại học cung cấp cho sinh viên để thu được những kinh nghiệm trong học tập và chia sẻ thông tin với cộng đồng. Sinh viên đưa ra tất cả các quyết định sau khi nhận được những lời khuyên và hướng dẫn từ các chuyên gia như tôi. Điểm nổi trội rõ ràng của những chương trình truyền thông sinh viên (có thể phân biệt với các khoa giảng dạy báo chí chuyên ngành) là họ có thể tham gia công việc này, biết đâu có thể sẽ dẫn đến một công việc toàn thời gian sau khi ra trường. Sinh viên không cần phải có kinh nghiệm, từ tất các các khoa có thể tham gia tình nguyện cho các chương trình truyền thông của đại học. Chỉ cần họ sẵn sàng nhiệt huyết học tập và kiên nhẫn. Hiện tại, khoảng 1/3 sinh viên của chương trình tôi thuộc chuyên ngành báo chí. Phần còn lại tập trung vào các ngành văn học, truyền thông, khoa học, kỹ thuật, chính trị. Trường Truyền thông của chúng tôi (bao gồm cả báo chí) cung cấp những khoá học thực hành và lý thuyết tập trung vào các nguyên tắc cơ bản của báo chí, đạo đức nghề báo và tường thuật cho truyền thông đa phương tiện. Các phương tiện cần thiết bao gồm máy tính, phần mềm, máy quay, microphones, phòng thu phát sóng. Những phương tiện này cung cấp cho sinh viên trong chương trình tình nguyện. 4. Tương lai của đào tạo chuyên ngành báo chí sẽ như thế nào khi mạng xã hội đang phát triển nhanh chóng? Ông Jay Hartwell: Các nguyên tắc cơ bản của báo chí vẫn phải giữ nguyên: phản ảnh tất cả các khía cạnh của câu chuyện, xác minh sự kiện, truyền đi câu chuyện một cách có hiệu quả. Mạng xã hội là một công cụ khác để chia sẻ câu chuyện sau khi các công việc tường thuật, chụp ảnh, quay phim và viết hoàn thành. Tương lai của đào tạo báo chí phụ thuộc vào khả năng của các nhà giáo dục để chuyển tải những nguyên tắc cơ bản của báo chí và để dạy cho sinh viên làm thế nào để linh động trong cách truyền đi những gì họ đã ghi lại được. 5. Về truyền thông cho Đại học, Đại học Huế và Đại học Hawaii có một hệ thống quản lý đại học tương tự. Ông có thể chia sẻ một số kinh nghiệm với vai trò là cố vấn truyền thông sinh viên ? Ông Jay Hartwell: Hệ thống quản lý đại học đa ngành cho phép tôi hợp tác với nhiều đồng nghiệp từ các đơn vị thành viên khác nhau. Những người này là cố vấn cho chương trình truyền thông sinh viên ở đơn vị họ. Chúng tôi có thể chia sẻ nguồn lực, kết hợp đào tạo và tuyển dụng, cung cấp cho sinh viên những cơ hội có thể làm việc với các dự án lớn hơn vượt ra ngoài những đơn vị đó. Sự hợp tác này là vô giá. 6. Ông có thể giới thiệu một vài thông tin về Ka Leo? Sinh viên tham gia vào các kênh này như thế nào? Ông Jay Hartwell: Ka Leo (kaleo.org and @kaleoohawaii) là một trong 4 chương trình truyền thông sinh viên ở trường chúng tôi, mỗi chương trình có một văn phòng riêng, dưới sự quản lý của ManoaNow.org. Chương trình được quản lý bởi Ban Truyền thông sinh viên, cũng có nghĩa là sinh viên điều hành chương trình này. Ka Leo có một tờ báo in (2 số/ tháng), một website và mạng xã hội. Có một đài truyền thanh 24/7/365 FM có thể nghe qua sóng radio trong tỉnh Honolulu và nghe trực tuyến trên toàn thế giới tại địa chỉ ktuh.org, một tạp chí văn học ra 2 số một năm và cũng có thể truy cập online (hawaiireview.org), các sản phẩm truyền hình UH Productions với vai trò lưu trữ tài liệu, mang tính đặc trưng, chuyển tải tin tức và các nhiệm vụ thương mại. Tất cả các chương trình được tổ chức và thực hiện bởi sinh viên dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia. Kinh phí được cung cấp bởi nguồn phí bắt buộc của sinh viên thu được mỗi học kỳ và từ quảng cáo. Mỗi chương trình này đều hoạt động trên nhiều phương tiện (in, trực tuyến, truyền thanh, mạng xã hội) Hệ thống các trường đại học công lập ở Hoa Kỳ điều hành trên các nguyên tắc giáo dục và luật pháp, tiếng nói của sinh viên phải được bảo vệ thông qua sự quản lý hành chính. Vì vậy bản thân sinh viên vẫn chịu trách nhiệm cho những nội dung mà họ đưa ra. Họ có thể phạm lỗi, nhưng như vậy họ có thể học hỏi một cách có hiệu quả hơn nhiều so với những gì học lý thuyết từ thầy cô. Công việc của tôi (bên cạnh việc duy trì cơ sở hạ tầng cho chương trình: máy tính, in ấn) là duy trì các quy tắc về đạo đức, đào tạo, đánh giá, chỉ bảo nhằm giúp cho sinh viên có được những lựa chọn tốt nhất. Nhưng tôi không được phép bảo sinh viên phải làm những điều tôi nói. 7. Ông có nghĩ mình sẽ có cơ hội trở lại Đại học Huế trong tương lai gần để tiếp tục những ý tưởng của mình? Ông Jay Hartwell: Tôi hy vọng thế. Chân thành cảm ơn Ông.
AH thực hiện
Các tin mới hơn
Hội nghị giao ban công tác Quý III/2017
(08-07-2017 04:22)
Ngày hội Vì sức khỏe tuổi trẻ 2017
(01-07-2017 10:56)
Trường ĐHKH: 888 sinh viên được công nhận và trao bằng tốt nghiệp đại học năm 2017
(30-06-2017 11:37)
Công bố Quyết định bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế nhiệm kỳ 2016-2021
(29-06-2017 10:22)
Hội nghị cán bộ chủ chốt lấy thư giới thiệu đề nghị bổ nhiệm Phó Giám đốc Đại học Huế nhiệm kỳ 2016 – 2021
(29-06-2017 08:53)
Trường ĐHNL: 90% sinh viên tốt nghiệp có việc làm
(29-06-2017 04:51)
Trường ĐHSP: Trao bằng tốt nghiệp cho 1374 sinh viên
(28-06-2017 08:41)
Tuyển sinh 2017: 12.628 chỉ tiêu vào Đại học Huế
(27-06-2017 10:05)
Các tin đã đăng
Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Đại học Huế lần thứ V nhiệm kỳ 2017 – 2022
(19-06-2017 05:43)
Công bố quyết định bổ nhiệm Khoa trưởng Khoa Giáo dục Thể chất – Đại học Huế nhiệm kỳ 2016 – 2021
(16-06-2017 10:18)
Thông báo lịch tiếp công dân định kỳ của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế 6 tháng cuối năm 2017
(16-06-2017 09:25)
Tuổi trẻ Trường Đại học Sư Phạm, Đại học Huế - Hành trình đến với Trường Sa
(15-06-2017 09:13)
Lãnh đạo Đại học Huế làm việc với UBND tỉnh Quảng Trị
(15-06-2017 09:05)
Học bổng nghiên cứu Đài Loan 2018
(14-06-2017 11:43)
Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Loei Rajabhat - Thái Lan thăm và làm việc tại Đại học Huế
(14-06-2017 11:14)
Thông báo tuyển sinh cao học lần 2 năm 2017
(13-06-2017 04:42)
|
Tin tức, sự kiện nổi bật
Thông báo số 01 viết bài tham dự Hội thảo “30 năm thực hiện Nghị định 30/CP của Chính phủ, phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia”
(15-08-2024 09:31)
Thông báo tuyển sinh đại học bằng hai, liên thông từ trình độ trung cấp, cao đẳng lên đại học tại Khoa Kỹ thuật và Công nghệ - Đại học Huế năm 2023 đợt 3
(19-10-2023 14:46)
Thông báo Danh sách tập thể và cá nhân được đề nghị công nhận các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng năm học 2022 - 2023
(21-08-2023 10:27)
Tin tức, sự kiện mới nhất
Kỷ niệm 20 năm thành lập Trung tâm Phục vụ Sinh viên Đại học Huế (31/12/2004 - 31/12/2024)
(20-12-2024 17:00)
Thông báo kết quả xét bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư năm 2024
(14-12-2024 06:58)
Trao học bổng Keidanren và JCCI, Nhật Bản năm 2024
(12-12-2024 14:35)
Khởi công nhà đại đoàn kết cho Đoàn viên sinh viên Đại học Huế
(12-12-2024 11:09)
Festival khoa học Huế lần thứ 7: Hợp tác quốc tế vì sức khoẻ cộng đồng
(06-12-2024 15:53)
Liên kết
|