English | Français   rss
Liên kết
Nghiên cứu sinh kế bền vững của hộ nông dân nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế
Góp ý

Luận án tiến sĩ hệ thống hóa và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về sinh kế, SKBV, SKBV của hộ nông dân nuôi trồng thủy sản, đưa ra khái niệm đầy đủ về sinh kế, SKBV phù hợp với thực tiễn, chỉ rỏ các đặc điểm sinh kế, SKBV của hộ nông dân nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế

Họ và tên NCS: Nguyễn Thị Thu Hương

Đề tài luận án: Nghiên cứu sinh kế bền vững của hộ nông dân nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế                          

Chuyên ngành:  Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 9 620 115

Người hướng dẫn khoa học:

  1. PGS.TS. Bùi Đức Tính
  2. PGS.TS. Trịnh Văn Sơn

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế

  1. Ý nghĩa về mặt khoa học

- Luận án đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về sinh kế, SKBV, SKBV của hộ nông dân nuôi trồng thủy sản, đưa ra khái niệm đầy đủ về sinh kế, SKBV phù hợp với thực tiễn, chỉ rỏ các đặc điểm sinh kế, SKBV của hộ nông dân nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Luận án đã xây dựng khung phân tích SKBV cho các hộ nông dân nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá; xây dựng được hệ thống các chỉ số đo lường và phương pháp đo lường SKBV hộ nông dân nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá. Luận án đã áp dụng thành công phương pháp chỉ số đo lường tính bền vững và phương pháp phân tích thứ bậc các chỉ số đo lường tính bền vững sinh kế hộ nông dân nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 4 nhóm nhân tố quyết định tính bền vững của sinh kế hộ nông dân nuôi trồng thủy sản. Trong đó nhân tố xã hội được xem là một trong bốn nhân tố quan trọng nhất, bên cạnh nhân tố môi trường, kinh tế và thể chế chính sách.

- Kết quả của luận án đã làm sáng tỏ thực trạng nguồn lực sinh kế và kết quả hoạt động sinh kế điển hình cho hộ nông dân nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá tỉnh Thừa ThiênHuế. Đo lường mức độ bền vững bằng phương pháp chỉ số có trọng số theo phương pháp phân hạng thứ bậc (AHP), chỉ ra được những kết quả đạt được, mặt hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.

- Luận án chỉ ra rằng, trong điều kiện đầm phá tự nhiên với diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu và môi trường cũng như điều kiện kinh tế xã hội đặc trưng vùng đầm phá và hộ nông dân NTTS, việc sử dụng phương pháp phân tích đa tiêu chí về yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế,... là phương pháp phân tích sinh kế bền vững phù hợp nhất cho sinh kế của hộ nông dân nuôi trồng thủy sản.

  1. Ý nghĩa về mặt thực tiễn

- Luận án chỉ ra rằng, trong bối cảnh BĐKH và rủi ro môi trường (như dịch bệnh, ô nhiễm, sinh kế hộ nuôi trồng thủy sản cần lựa chọn mô hình nuôi xen ghép và đa dạng nguồn thu nhập từ hoạt động khác để thích ứng và giảm thiểu các rủi ro và thiệt hại do BĐKH và ô nhiễm môi trường gây ra.

- Sử dụng phương pháp phân tích đa tiêu chí và các phương pháp phân tích định lượng, luận án đã đưa ra bộ tiêu chí đánh giá tính bền vững về kinh tế - xã hội - môi trường - thể chế và thích ứng với BĐKH của sinh kế.

- Kết quả đánh giá chỉ số đo lường SKBV cho thấy, số hộ có chỉ số từ 0,4 đến 0,6 là cao nhất (chiếm 42,37%), tiếp theo là từ 0,2 đến 0,4 (chiếm 38,14%). Sinh kế của hộ nông dân nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá thuộc khoảng “hơi bền vững đến tương đối bền vững”. Chỉ số phản ánh mức độ đo lường SKBV tại vùng đầm phá đạt 0,471, trong đó nhân tố xã hội là 0,608; nhân tố môi trường là 0,521; nhân tố thể chế là 0,443 và nhân tố kinh tế là 0,350.

- Luận án đã đề xuất 8 giải pháp, đưa ra 6 kết luận và 11 kiến nghị chính sách cho SKBV của hộ nông dân nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Các hoạt động sinh kế nuôi xen ghép tôm, cua, cá được đề xuất phát triển thành mô hình chủ lực trong việc đảm bảo bền vững sinh kế hộ nông dân nuôi trồng thủy sản.

---------------------------------------------------------

INFORMATION ON NEW CONTRIBUTIONS OF THE DOCTORAL THESIS

 

-  Full name of PhD student: Nguyen Thi Thu Huong                             

- Thesis title: “Research on sustainable livelihoods of aquaculture farmers in the lagoon area of Thua Thien Hue province”

- Major: Agricultural economy

- Code: 9 620 115

- Supervisors:

  1. Assoc. Prof. Dr. Bui Duc Tinh
  2. Assoc. Prof. Dr. Trinh Van Son

- Training institution: University of Economics, Hue University

Scientific contributions

- The thesis has systematized and clarified the theoretical issues of livelihoods, sustainable livelihoods, sustainable livelihoods of aquaculture farmers. The thesis has also showcased a full concept of livelihoods, sustainable livelihoods in accordance with the actual situation, specifying the sustainable livelihood characteristics for aquaculture farmers in the lagoon area of Thua Thien Hue province.

- The thesis has built a framework for analyzing sustainable livelihoods for aquaculture farmers in the lagoon; and built a system of measurement indicators and methods to measure sustainable livelihoods of aquaculture farmers in the lagoon. The thesis has successfully applied the index method to measure sustainability and the method of hierarchical analysis of indicators to measure the sustainability of livelihoods of aquaculture farmers in the lagoon. Research results show that there are 4 groups of factors determining the sustainability of livelihoods of aquaculture farmers. Among those, social factors are considered as one of the four most important factors, besides environmental, economic and institutional and policy factors.

- The results of the thesis have clarified the current situation of livelihood resources and typical results of livelihood activities for aquaculture farmers in the lagoon area of Thua Thien Hue province. Sustainability is measured by the weighted index method according to the hierarchical ranking method (AHP), indicating the achieved results, limitations and causes of limitations.

- The thesis has also indicated that, in the conditions of natural lagoons with complicated developments of climate change and the typical environment and socio-economic conditions of the lagoon and aquaculture farmers, the use of multi-criteria analysis method on economic, social, environmental, institutional factors... is the most suitable sustainable livelihood analysis method for the livelihood of aquaculture farmers.

Practical contributions

- The thesis has showed that, in the context of climate change and environmental risks (such as epidemics and pollution), aquaculture households' livelihoods need to choose a model of intercropping and diversify income sources from other activities to adapt and reduce risks and damages caused by climate change and environmental pollution.

- Using multi-criteria analysis methods and quantitative analysis methods, the thesis has provided a set of criteria for assessing the sustainability of livelihoods in terms of economy - society - environment - institution and adaptation to climate change.

 - The results of the assessment of the index to measure sustainable livelihoods show that the figure for households with the index from 0.4 to 0.6 is the highest (accounting for 42.37%), followed by 0.2 to 0.4 (accounting for 38.14%). The livelihoods of aquaculture farmers in the lagoon are in the “slightly sustainable to relatively sustainable” range. The index reflecting the measure of sustainable livelihoods in the lagoon reached 0.471, of which the economic factor was 0.350; social factor is 0.608; environmental factor is 0.521; the institutional factor is 0.443.

- The thesis has proposed 8 groups of solutions, 6 conclusions and 11 policy recommendations for sustainable livelihoods of aquaculture farmers in the lagoon area of Thua Thien Hue province.

- Livelihood activities of intercropping shrimp, crab and fish are proposed to develop into a key model in ensuring sustainable livelihoods of aquaculture farmers.

Các tin mới hơn
Liên kết
×