English | Français   rss
Liên kết
NutriSEA (2015 - 2018): mở mới chương trình Cử nhân An toàn Thực phẩm tại Trường ĐH Nông Lâm, Đại học Huế
Góp ý

 

Với mục tiêu xây dựng năng lực để đảm bảo một mô hình chuỗi giá trị cho thực phẩm bền vững dựa trên khởi nghiệp, tạo ra các giá trị gia tăng cho các nguồn tài nguyên tự nhiên hỗ trợ sản xuất thực phẩm ở Đông Nam Á (Vietnam, Cambodia và Myanmar), tăng cường hợp tác đại học – doanh nghiệp, hợp tác vùng, quốc tế và mạng lưới, từ năm 2015 - 2018, Đại học Huế đã tham gia Dự án NutriSEA và đạt nhiều kết quả quan trọng. 

 

 

 

 

PGS.TS. Huỳnh Văn Chương, Phó Giám đốc Đại học Huế (thứ hai từ phải sang) tham dự tổng kết dự án NutriSEA tại Phnom penh, tháng 9/2018.

 

 

 

Trong quá trình triển khai, dự án nhắm tới mục tiêu: đổi mới chương trình đào tạo liên quan đến sản xuất thực phẩm ở cấp độ BA/MA ở 6 đại học đối tác, gắn với sự phát triển vùng và địa phương theo nhu cầu thị trường dựa trên thực tiễn đến năm 2018. Dự án tập trung mạnh vào phương pháp giảng dạy, bao gồm sử dụng ICT và doanh nghiệp được sử dụng để định nghĩa các Chuẩn đầu ra (Learning Outcomes) và cung cấp các khoá thực tập; xây dựng hoặc nâng cao năng lực các đơn vị CGCN-SHTT tại các đại học đối tác mà tập trung vào hợp tác nhà trường  - doanh nghiệp và sáng tạo. Mục tiêu là xây dựng một mạng lưới thực phẩm vùng với tất cả các bên liên quan (đại học, doanh nghiệp, các nhà chức trách) khi kết thúc dự án.  

 

Đến nay, Đại học Huế đã hoàn thành việc mở ngành mới và tuyển sinh khóa đầu tiên chương trình đào tạo cử nhân An toàn Thực phẩm tại Trường ĐH Nông Lâm, Đại học Huế. Cũng trong khuôn khổ dự án, Đại học Huế đã cập nhật nội dung và phương pháp chương trình đào tạo thạc sĩ Công nghệ Thực phẩm. 

 

Bên cạnh xây dựng các chương trình đào tạo, Dự án đã hỗ trợ Đại học Huế trong việc đào tạo lại giảng viên về mặt kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng mềm và phương pháp giảng dạy, kiến thức chung về quản lý chú trọng về công nghiệp thực phẩm với các chủ đề như khởi nghiệp, nâng cao hiêu quả, quản lý chất lượng; bồi dưỡng các chuyên viên phụ trách về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, khởi nghiệp; xây dựng chiến lược hợp tác quốc tế, quản lý trao đổi, tổ chức đơn vị hợp tác quốc tế tại đơn vị, quản lý dự án...

 

 

 

Các hoạt động của dự án:

NĂM THỨ 1 - 2016:

-         Phân tích các chương trình đào tạo hiện có, phát triển chương trình mới

-         Thiết lập Ban giám sát chất lượng và thảo kế hoạch hoạt động

-         Chọn chủ đề và cán bộ để đào tạo

-         Hội thảo tập huấn tại Huế (WP3) và Phnom Penh (WP4/5)

-         Xác định danh mục thiết bị và mua sắm

-         Thiết lập / tăng cường đơn vị về CGCN và SHTT

-         Họp dự án tại Huế => Tháng 11/2016 (Tuần 14-18)

-         Ấn phẩm, website của Dự án và chuẩn bị báo cáo

NĂM THỨ 2 - 2017:

-         Phát triển chương trình đào tạo mới

-         Tham quan học tập tại EU

-         Các sự kiện phổ biến và quảng bá thông tin và Họp dự án tại Yangon

-         Hội thảo về CGCN và SHTT

-         Tập huấn tại chỗ do các đào tạo viên đã được huấn luyện

-         Báo cáo dự án

-         Họp Dự án tại Yezin

NĂM THỨ 3 - 2018:

-         Triển khai và đánh giá Chương trình đào tạo mới

-         Tập huấn tại chỗ do các đào tạo viên đã được huấn luyện

-         Chọn sinh viên đi trao đổi ở EU (2 tháng)

-         Các sự kiện phổ biến và quảng bá thông tin và Họp dự án tại Ha Nội

-         Hội thảo về CGCN và SHTT

-         Báo cáo dự án

-         Công nhận các Chương trình đào tạo

-         Hội thảo tổng kết ở Siêm Riệp  

-         Hoàn thiện hồ sơ tham gia với Ban điều phối dự án - UGent

 

WP1 (Đã thực hiện)

1.1 Phân tích SWOT về các chương trình đào tạo liên quan hiện tại

1.2 Xem xét các module đào tạo tại các Đối tác Châu Âu

1.3 Xác định các chủ đề (kỹ năng cần thiết) cho chương trình đào tạo

1.4 Lựa chọn 18 trainers: Regional Food Training Team

 

WP2 (Đã thực hiện)

2.1 Phát triển/Cập nhật Chương trình đào tạo và các modules (Cập nhật CT ĐT Thạc sỹ CN Thực phẩm và mở mới CT ĐT Cử nhân An toàn Thực phẩm tại Trường ĐH Nông Lâm, Đại học Huế)

2.2 Mua sắm trang thiết bị

2.3 Triển khai và đánh giá chương trình đào tạo mới ở các đại học đối tác

2.4 Công nhận chương trình mới với các Bộ liên quan

 

WP3 (Đã thực hiện)

3.1 Hội thảo Train the Trainers (Tổ chức tại Đại học Huế từ ngày 14-18/11/2016)

3.2 Đi nghiên cứu tại 5 đại học EU – 2 weeks (Đại học Huế cử 6 cán bộ)

3.3 Đào tạo tại chỗ (Local trainings): Đại học Huế đã tổ chức các đợt Tập huấn như sau:

- Đào tạo: HT T9/2017 về chuẩn đầu ra

- Hợp tác quốc tế: T11/2017

- An toàn thực phẩm: T6 và T11/2017

- Khởi nghiệp: T11/2017

- TT and IP: T10/2017  

 

WP4 (Đã thực hiện)

4.1 Xây dựng / tăng cường đơn vị SHTT và CGCN

4.2 Chọn lựa nhân viên SHTT  

4.3 Đào tạo nhân viên SHTT: phát triển các kỹ năng khởi nghiệp, và đáp ứng các kiến thức cơ sở và các kỹ năng chuyển giao  

4.4 Đi nghiên cứu tại ĐH EU: (Đã thực hiện)

4.5 Xác định các bên liên quan về food/beverages/functional ingredients  

4.6 Tổ chức các hội thảo về SHTT-CGCN  

 

WP5 (Đã thực hiện)

5.1 Hội thảo vùng về HTQT (Đã tổ chức từ ngày 14-18/11/2016)

5.2 ĐI nghiên cứu tại EU: 2 tuần (6 cán bộ Đại học Huế đã tham dự)

5.3 Trao đổi sinh viên đến EU (2 SV khoa CK-CN tham gia học tập tại BĐN và Pháp)

 

WP6: (Đã thực hiện) Thành phần CBHU, U.Porto,YEZIN and HUE + 2 External Members

- Giám sát và đánh giá chất lượng dự án (các hoạt động của các đối tác tham gia DA): CBHU và UPorto đảm nhiệm

- Đánh giá chất lượng giáo dục (Đánh giá Chương trình đào tạo CNTP): UPorto

Liên kết
×