English | Français   rss
Liên kết
Học Sử - không chỉ học thuộc (09-06-2014 03:05)
Góp ý

 

Hoàng Thị Trà Nhung, thủ khoa khối C của Đại học Huế với số điểm rất cao 26,5 (sử 9,5; địa 9,5 và văn 7,5) trong kỳ thi tuyển sinh Đại học 2013 chia sẻ kinh nghiệm:

 
 
Môn sử muốn học tốt không phải chỉ chú trọng học thuộc, mà cốt lõi phải hiểu, nắm rõ ý nghĩa của những kiến thức sử mà mình học. Bí quyết của Trà Nhung là trong suốt thời gian ôn thi đại học, cần vạch ra tất cả các kiến thức sử có trong phần ôn thi đại học, sau đó khoanh vùng, lập dàn ý học sử sao cho kiến thức sử dễ hiểu, dễ học, dễ nắm nhất.
 
 
Để học tốt môn sử, phải đọc đi đọc lại nhiều lần, đọc qua một lượt kiến thức phải học, tất cả các sự kiện, dữ liệu sử đều liên quan đến nhau; dành thời gian để học bằng cách viết lại những gì mà mình nhớ sau khi đọc qua, việc viết lại này sẽ giúp hồi tưởng lại những gì mình nhớ và giúp thuộc kiến thức sử nhanh hơn. Bên cạnh đó, việc tham khảo thêm nhiều sách, tài liệu nghiên cứu giúp bổ sung vào những ý mà mình sẽ học với mục đích chính là hoàn thiện kiến thức sử, đảm bảo khi làm bài thi sẽ không thiếu ý và sai kiến thức. Sau khi học thuộc một phần, Nhung chuyển qua học phần khác, sau đó lại quay lại ôn lại phần mà mình đã thuộc. Cách học sẽ khiến kiến thức đã học được nhớ lâu hơn.
 
 
Theo Nhung, có rất nhiều điểm cần lưu ý khi vào làm bài thi môn Sử: Trước khi làm bài phải đọc kỹ đề thi bởi đề thi tuy không khó nhưng sẽ có nhiều chỗ lắt léo mà nếu không để ý kỹ, người làm bài sẽ hiểu sai nội dung đề thi, dẫn đến trả lời sai và mất điểm. Sau khi đọc kỹ đề, trước khi làm bài phải lập dàn ý câu trả lời. Việc lập dàn ý sẽ giúp câu trả lời đầy đủ các ý, bổ sung những ý mới, đồng thời hạn chế việc sót ý. Tuy nhiên, cũng cần chú ý là không nên mất quá nhiều thời gian cho việc lập dàn ý. Mỗi câu chỉ nên lập từ 5 đến 10 phút để đảm bảo thời gian làm bài.
 
 
Một bài làm sử yêu cầu phải có mở bài, thân bài và kết bài. Các phần này phải rạch ròi, tách biệt rõ. Khi làm bài, câu nào dễ có thể làm trước, câu khó làm sau. Tuy vậy theo Nhung, nên làm theo trình tự bởi cách làm này dễ gây thiện cảm cho người chấm thi. Nếu thời gian nhiều, thí sinh có thể liên hệ thực tế nhưng kinh nghiệm của em là không nên liên hệ mà nên theo nguyên tắc hỏi gì trả lời nấy, vừa đảm bảo thời gian vừa giúp bài thi ngắn gọn, súc tích. Quan trọng nhất khi làm bài là bạn phải có tâm lý vững vàng, không dao động hay lo sợ sau khi đọc đề thi. Tâm lý chiếm 80% phần thắng khi bạn làm bài.
 
 
NH thực hiện
Liên kết
×