English | Français   rss
Liên kết
Quy định tạm thời việc xét tuyển người nước ngoài vào học tại Đại học Huế   (25-11-2008 13:29)
Góp ý
(Ban hành kèm theo Quyết định số 166/QĐ-ĐHH-ĐTĐH&SĐH ngày 02 tháng 10 năm 2008 của Giám đốc Đại học Huế)
<body>

Quy định tạm thời việc xét tuyển người nước ngoài vào học tại Đại học Huế  

 

 I. Đối tượng áp dụng

        Quy định tạm thời này được áp dụng cho người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài, gọi chung là lưu học sinh nước ngoài, viết tắt là LHS, vào học tập các chương trình đào tạo đại học, thạc sĩ, tiến sĩ tại Đại học Huế (ĐHH) thuộc ba loại sau:

-  LHS đến học theo hiệp định được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ một nước khác.

-  LHS đến học theo văn bản thỏa thuận được ký kết giữa ĐHH (hoặc đơn vị đào tạo thuộc ĐHH) và cơ sở đào tạo hoặc tổ chức của nước ngoài.

-  LHS đến học theo các dự án hoặc theo nguyện vọng cá nhân. 

II. Điều kiện xét tuyển

II.1. Có đủ trình độ và năng lực học vấn, chuyên môn đáp ứng các yêu cầu học tập, nghiên cứu của chương trình đào tạo:

Đối với bậc đào tạo đại học: LHS đã có bằng tốt nghiệp chương trình trung học phổ thông hoặc tương đương. Đối với các ngành học năng khiếu, LHS phải hội đủ các tố chất và điều kiện năng khiếu; đối với một số ngành đặc thù khác tùy theo yêu cầu của đơn vị đào tạo, LHS phải hoàn thành một khóa học dự bị (thời gian tối đa là 1 năm).

Đối với bậc đào tạo thạc sĩ: LHS đã có bằng tốt nghiệp bậc đại học với ngành học phù hợp với chuyên ngành đào tạo thạc sĩ đăng ký dự học.

Đối với bậc đào tạo tiến sĩ: LHS phải có một trong 2 điều kiện sau:

-    LHS đã có bằng tốt nghiệp bậc thạc sĩ chuyên ngành phù hợp với chuyên ngành đào tạo tiến sĩ đăng ký dự học.

-    LHS đã có bằng tốt nghiệp bậc đại học với ngành học phù hợp với chuyên ngành đào tạo tiến sĩ đăng ký dự học, có ít nhất 2 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực chuyên môn được đào tạo hoặc có công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố trên các tạp chí chuyên ngành.

LHS đã hoặc đang là sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh của một trường đại học, nếu đủ điều kiện xét tuyển, sẽ được xem xét bảo lưu các kết quả học tập phù hợp đã tích luỹ ở trường đã hoặc đang học.

Đối với LHS đến ĐHH học chuyển tiếp theo chương trình trao đổi được ký kết giữa ĐHH với trường đại học nước ngoài, việc tiếp nhận và bố trí học tập thực hiện theo văn bản thoả thuận giữa hai bên. Việc đánh giá trình độ và năng lực học vấn, chuyên môn của LHS do đơn vị đào tạo thực hiện thông qua thẩm định hồ sơ và kiểm tra phỏng vấn trực tiếp (nếu cần).

II.2. Có đủ trình độ tiếng Việt (nếu theo học chương trình đào tạo được thực hiện bằng tiếng Việt) hoặc tiếng Anh (nếu theo học chương trình đào tạo được thực hiện bằng tiếng Anh) đáp ứng yêu cầu học tập, nghiên cứu của chương trình đào tạo ở Việt Nam  thực hiện bằng các ngôn ngữ ấy:

    - LHS phải dự kiểm tra trình độ tiếng Việt (nếu theo học chương trình đào tạo được thực hiện bằng tiếng Việt) hoặc tiếng Anh (nếu theo học chương trình đào tạo được thực hiện bằng tiếng Anh) trước khi được tiếp nhận vào học. Việc kiểm tra do Trường đại học Ngoại ngữ, ĐHH tổ chức thực hiện. LHS chưa đủ trình độ ngôn ngữ theo yêu cầu có thể tham dự lớp học nâng cao  tiếng Việt (hoặc tiếng Anh) tại ĐHH. 

   - LHS thuộc một trong các đối tượng sau đây được miễn kiểm tra tiếng Việt:

+ Đã tốt nghiệp bậc đại học ngành Tiếng Việt tại nước ngoài, tốt nghiệp lớp dự bị tiếng Việt tại một cơ sở đào tạo tiếng Việt ở Việt Nam được ĐHH công nhận;

           + Đã tốt nghiệp chương trình phổ thông hoặc đại học, giảng dạy bằng tiếng Việt.

   - LHS thuộc một trong các diện sau đây được miễn kiểm tra tiếng Anh:

+ Là công dân nước sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ chính thức;

+ Đã tốt nghiệp chương trình đại học hoặc cao học, giảng dạy bằng tiếng Anh;

+ Có chứng chỉ về trình độ tiếng Anh: TOEFL đạt 500 điểm (PBT) hoặc IELTS đạt 5,5 điểm trở lên hoặc tương đương đối với LHS đăng ký học các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ, y dược; TOEFL đạt 550 điểm (PBT) hoặc IELTS đạt 6 điểm  trở lên hoặc tương đương đối với LHS đăng ký học các ngành khoa học xã hội nhân văn, kinh tế, luật, nghệ thuật.

II.3. Có đủ sức khoẻ để học tập, nghiên cứu theo xác nhận của các tổ chức y tế có thẩm quyền.

II.4. Có đủ khả năng về tài chính đảm bảo học tập, nghiên cứu và sinh hoạt.

III. Thủ tục về hồ sơ xét tuyển

III.1. Đối với LHS xin học bậc đại học

1.  Đơn xin nhập học (theo mẫu 1).

2.  Bản sao bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương có công chứng (kèm bản dịch tiếng Việt hoặc tiếng Anh).

3. Bản sao học bạ hoặc bảng điểm bậc Trung học phổ thông hoặc tương đương có công chứng hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (kèm bản dịch tiếng Việt hoặc tiếng Anh).

4. Giấy chứng nhận kết quả học tập đã tích luỹ ở bậc đại học (nếu có).

5. Minh chứng về các trường hợp được miễn kiểm tra tiếng Việt hoặc tiếng Anh; chứng chỉ trình độ tiếng Việt hoặc tiếng Anh do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp (nếu có).

6. Giấy xác nhận sức khoẻ do cơ quan y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc Việt Nam cấp.

7. Cam kết về khả năng tài chính đảm bảo học tập, nghiên cứu, sinh hoạt.

8. Bốn (4) ảnh cỡ 4x6 cm (ảnh chụp không quá 6 tháng trước khi gửi đơn xin nhập học).

III.2. Đối với LHS xin học bậc thạc sĩ

1. Đơn xin nhập học (theo mẫu 2).

2. Bản sao bằng tốt nghiệp đại học có công chứng (kèm bản dịch tiếng Việt hoặc tiếng Anh).

3. Bảng điểm bậc đào tạo đại học có công chứng hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (kèm bản dịch tiếng Việt hoặc tiếng Anh).

4. Giấy chứng nhận kết quả học tập bậc thạc sĩ đã tích luỹ tại trường đại học nước ngoài, hoặc Việt Nam (nếu có).

5. Minh chứng về các trường hợp được miễn kiểm tra tiếng Việt hoặc tiếng Anh; chứng chỉ trình độ tiếng Việt hoặc tiếng Anh do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp (nếu có).

6. Bản đăng ký đề tài và chương trình học tập, nghiên cứu tại ĐHH (viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh).

7. Giấy xác nhận sức khoẻ do cơ quan y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc Việt Nam cấp.

8. Cam kết về khả năng tài chính đảm bảo học tập, nghiên cứu, sinh hoạt.

9. Bốn (4) ảnh cỡ 4x6 cm (ảnh chụp không quá 6 tháng trước khi gửi đơn xin nhập học).

III.3. Đối với LHS xin học bậc tiến sĩ

1. Đơn xin nhập học (theo mẫu 2).

2. Bản sao bằng tốt nghiệp thạc sĩ hoặc đại học có công chứng (kèm bản dịch tiếng Việt hoặc tiếng Anh).

3. Bảng điểm bậc đào tạo thạc sĩ hoặc đại học có công chứng hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (kèm bản dịch tiếng Việt hoặc tiếng Anh).

4. Giấy chứng nhận kết quả học tập bậc thạc sĩ, tiến sĩ đã tích luỹ tại trường đại học nước ngoài hoặc Việt Nam (nếu có).

5. Giấy chứng nhận kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực chuyên môn được đào tạo (nếu có). 

6. Danh mục và bản sao các bài báo khoa học đã công bố (nếu có).

7. Tóm tắt luận văn thạc sĩ (khoảng 1200 - 1500 từ, dịch sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh).

8. Đề cương nghiên cứu tại ĐHH (viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh).

9. Minh chứng về các trường hợp được miễn kiểm tra tiếng Việt hoặc tiếng Anh; chứng chỉ trình độ tiếng Việt hoặc tiếng Anh do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp (nếu có).

10. Hai thư giới thiệu của hai nhà khoa học cùng chuyên ngành đăng ký nhập học.

11. Giấy xác nhận sức khoẻ do các cơ quan y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc Việt Nam cấp. 

12. Cam kết về khả năng tài chính đảm bảo học tập, nghiên cứu, sinh hoạt.

13. Bốn (4) ảnh cỡ 4x6 cm (ảnh chụp không quá 6 tháng trước khi gửi đơn xin nhập học) 

IV. Quy trình xét tuyển

Việc thu nhận hồ sơ của LHS và xét tuyển được thực hiện theo các bước sau:

1. LHS nộp hồ sơ tại đơn vị đào tạo (trường/khoa trực thuộc ĐHH).

2. Các đơn vị thành lập Hội đồng xét tuyển để xem xét, đánh giá trình độ và năng lực học vấn chuyên môn, năng khiếu; trình độ tiếng Việt hoặc tiếng Anh; sức khoẻ và điều kiện tài chính của LHS thông qua việc thẩm định hồ sơ và kiểm tra, phỏng vấn (nếu cần). Đối với LHS đăng ký nhập học bậc đào tạo tiến sĩ, đơn vị đào tạo tổ chức đánh giá đề cương nghiên cứu và khả năng thực hiện đề tài nghiên cứu của LHS. 

3. Thủ trưởng đơn vị đào tạo, trên cơ sở kết luận của Hội đồng xét tuyển báo cáo ĐHH về trình độ và năng lực học vấn, chuyên môn; trình độ tiếng Việt hoặc tiếng Anh; sức khoẻ của LHS và khả năng của đơn vị đáp ứng việc đào tạo ngành (chuyên ngành) mà LHS lựa chọn. Hồ sơ báo cáo do các đơn vị đào tạo gửi ĐHH gồm:

-         2 bộ Hồ sơ (bản sao) của LHS như nói ở các mục III.1, III.2 hoặc III.3 phần III.

-         Quyết định thành lập Hội đồng xét tuyển của đơn vị đào tạo.

-         Biên bản và kết luận của Hội đồng xét tuyển.

-         Biên bản đánh giá đề cương nghiên cứu (đối với bậc đào tạo tiến sĩ).

-         Công văn báo cáo do thủ trưởng đơn vị đào tạo ký. Trong công văn này cần chỉ rõ loại hình đào tạo, nguồn kinh phí, mức học phí đối với LHS.  

4. Đại học Huế tiếp nhận Hồ sơ báo cáo từ các đơn vị. Đối với bậc đào tạo đại học, Ban Đào tạo đại học phối hợp với Ban Hợp tác quốc tế, Ban Công tác chính trị-Sinh viên tổ chức thẩm định; đối với bậc đào tạo thạc sĩ và đào tạo tiến sĩ Ban Đào tạo sau đại học phối hợp với Ban Hợp tác quốc tế tổ chức thẩm định. Sau đó các Ban liên quan trình Giám đốc ĐHH phê duyệt, ra quyết định tiếp nhận LHS vào học.

5. ĐHH thông báo kết quả xét tuyển cho đơn vị đào tạo 2 tuần sau khi nhận đủ hồ sơ.

6. Các đơn vị đào tạo gửi giấy triệu tập LHS vào học trước 10 tháng 9 hàng năm đối với bậc đại học; đối với bậc thạc sĩ và tiến sĩ theo quy định của đơn vị đào tạo. Khi vào học, LHS thực hiện theo các quy chế, quy định hiện hành áp dụng đối với sinh viên, học viên Việt Nam do Bộ Giáo dục & Đào tạo và Đại học Huế ban hành.

V. Điều khoản thi hành

1. Quy định tạm thời này áp dụng trong toàn Đại học Huế kể từ ngày ký.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có điều gì nảy sinh, các đơn vị đào tạo báo cáo Giám đốc Đại học Huế để xem xét giải quyết hoặc bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.

 

Mẫu đơn xin học đại học, sau đại học tại Đại học Huế

 

</body>
Liên kết
×