English | Français   rss
Liên kết
Tuyển sinh 2020: Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo – Phân biệt sự khác nhau giữa hệ kỹ sư và hệ cử nhân (06-03-2020 09:23)
Góp ý

Tuyển sinh năm 2020, Đại học Huế mở ngành mới Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (Mã số 7480112, tên tiếng Anh là Data Science and Artificial Intelligence). Đơn vị được giao phụ trách đào tạo ngành này là Khoa Kỹ thuật và công nghệ - Đại học Huế. Ngành này có 3 chuyên ngành: Khoa học dữ liệu, Trí tuệ nhân tạo và Phân tích dữ liệu kinh doanh.

 

Cùng một ngành nhưng thí sinh sẽ có hai lựa chọn: hệ kỹ sư và hệ cử nhân. Vậy đâu là sự khác nhau giữa hai hệ này: Nếu lựa chọn hệ kỹ sư, sinh viên sẽ được học tối thiểu 150 tín chỉ (tương đương 10 học kỳ), trong khi đó hệ cử nhân sẽ được học tối thiểu 120 tín chỉ (tương đương 8 học kỳ). Chương trình cử nhân đào tạo thiên về nghiên cứu, còn chương trình kỹ sư đào tạo nhiều hơn về thực hành, phân tích thiết kế, bám sát nhu cầu doanh nghiệp nên có các học phần thực tập, thực hành nhiều hơn, đặc biệt hơn các doanh nghiệp cùng tham gia đào tạo từ những năm đầu của chương trình đào tạo và 30% thời gian sinh viên học tập tại các doanh nghiệp.

 

Tại sao chọn ngành Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo?

Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo - ngành học của thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Dữ liệu được coi là “đầu vào” của làn sóng cách mạng công nghiệp lần thứ 4.0. Mọi lĩnh vực trong xã hội, từ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, văn hóa giáo dục, bất động sản đến hoạch định chính sách của Nhà nước, muốn nâng cao hiệu quả hoạt động cần phải có các dự báo tốt và kèm theo đó là một chiến lược tốt. Những thông tin này nằm chính trong những kho dữ liệu, nếu không có các chuyên gia với chuyên môn phù hợp để khai thác thì vẫn mãi ngủ yên. Ngoài ra, quá trình thông minh hóa các hệ thống sản xuất, cũng đòi hỏi một nguồn nhân lực trình độ cao, với kỹ năng chuyên gia trong thiết kế xây dựng các hệ thống khai thác, xử lý dữ liệu… cũng như phát triển những hệ thống trí tuệ nhân tạo. Vì vậy, có thể nói Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo đang là một trong những ngành nghề “hot” nhất không những ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.

 

Khi đề cập đến cách mạng công nghiệp 4.0, nghĩa là nói đến việc “thông minh hóa” các hệ thống sản xuất, mà một trong những điều kiện tiên quyết là phải có dữ liệu, công nghệ xử lý dữ liệu (trong đó có trí tuệ nhân tạo -AI), và đặc biệt là các chuyên gia/nhà khoa học dữ liệu (data scientist). Thông qua kỹ năng chuyên môn, các chuyên gia dữ liệu sẽ cung cấp những thông tin vô giá từ các kho dữ liệu, cũng như trực tiếp góp phần phát triển các công nghệ xử lý dữ liệu tinh vi... Cũng vì nhu cầu nhân lực lớn và có vai trò tối quan trọng nên hiện nay, các trang mạng tuyển dụng nhân sự đưa ra mức lương rất hấp dẫn cho chuyên gia dữ liệu và trí tuệ nhân tạo, có thể lên tới 40 triệu đồng/tháng tại Việt Nam. Để có thể học tốt ngành này sinh viên cần có nền tảng vững chắc về toán, xác suất - thống kê, có tư duy phân tích và tổng hợp tốt. Không thể không kể đến kỹ năng về tiếng Anh để sẵn sàng cho thị trường lao động quốc tế, khi cả thế giới đều đang rất “khát” nhân lực trong ngành này.

 

Ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo tuy đã được đào tạo tại một số trường đại học trên cả nước, nhưng là một ngành chưa có trong danh mục mã ngành cấp 4 theo thông tư 24/2017/TT-BGDĐT về việc Ban hành Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ đại học. Ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo là một ngành thuộc nhóm ngành Máy tính và công nghệ thông tin.

 

Đầu ra của nguồn nhân lực Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo có thể đảm đương tốt nhiệm vụ ở các cơ quan hành chính nhà nước, trung tâm điều hành thành phố thông minh hỗ trợ các công việc kỹ thuật về xử lý dữ liệu, thống kê và làm các quyết định; các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng; các doanh nghiệp chuyên về giải pháp phần mềm công nghệ thông tin, phân tích dữ liệu nhỏ và lớn, phát triển hệ thống AI (Google, Facebook, FPT AI – Software, Tinh Vân, CMC, Viettel, VNPT, Mobifone…); Làm việc trong các tổ chức kinh doanh, quản lý và xử lý các tập dữ liệu phát sinh mỗi ngày, đảm nhiệm vị trí chuyên viên phân tích dữ liệu trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, marketing, bất động sản.

 

Tại sao chọn Khoa Kỹ thuật và Công nghệ - Đại học Huế ?

Khoa Kỹ thuật và Công nghệ - Đại học Huế là cơ sở đào tạo và nghiên cứu chất lượng cao theo hướng xã hội hóa và phi lợi nhuận trong đào tạo đại học đa ngành, đa lĩnh vực, có tính tự chủ cao. Khoa Kỹ thuật và Công nghệ phát triển dựa trên cơ sở phát huy lợi thế liên thông liên kết với các đơn vị trong và ngoài Đại học Huế, cung cấp nguồn nhân lực trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn, năng lực và kĩ năng hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và phù hợp với nhu cầu phát triển nhân lực chất lượng cao trong giai đoạn nền công nghiệp 4.0. Đồng thời, đây cũng là mô hình đào tạo thu hút được giảng viên có trình độ cao hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ ở các đơn vị khác nhau trong Đại học Huế và giảng viên quốc tế cũng như các doanh nghiệp. Nhiều cơ hội để sinh viên học chuyển tiếp lên Thạc sĩ ở Mỹ và Nhật. Bên cạnh đó nhiều chương trình học bổng được tài trợ bởi các tổng công ty, tập đoàn trong và ngoài nước cho sinh viên tham gia khóa học.

 

Đặc biệt, sinh viên có thể học cùng lúc hai chương trình và tốt nghiệp hai bằng đại học tại Đại học Huế. 

 

Dự kiến tuyển sinh ngành Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo tại Khoa Kỹ thuật và Công nghệ - Đại học Huế hằng năm là 120 chỉ tiêu với các tổ hợp môn dự kiến xét điểm:

 

TT

Tố hợp các môn xét tuyển

Mã tổ hợp

1

Toán, Vật lý, Hóa học

A00

2

Toán, Vật lý, Tiếng Anh

A01

3

Toán, Văn, Tiếng Anh

D01

4

Toán, Hóa học, Tiếng Anh

D07

 

AH

Các tin đã đăng
Liên kết
×