Tin tức - Sự kiện
|
Kỷ niệm 65 năm xây dựng và phát triển Đại học Huế: Thành công từ những chiến lược lớn giai đoạn 2017 - 2022
(03-03-2022 09:02)
Góp ý
Giai đoạn 2017 – 2022 đánh dấu việc triển khai quyết liệt, mạnh mẽ những chiến lược lớn của Đại học Huế, là minh chứng cho sự phát triển vượt bậc của Đại học Huế trên con đường phát triển thành Đại học Quốc gia theo Nghị quyết 54/TW/2019 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 83/BCS-CP/2020 của Chính phủ.
Trước hết phải kể đến thành công trong công tác tái cấu trúc toàn Đại học Huế nhằm thực hiện chủ trương của Đảng theo tinh thần NG18 và 19/TW nhằm thu gọn đầu mối hành chính, tăng hiệu lực và hiệu quả điều hành, cùng với Chương trình hành động của Chính phủ và ngành Giáo dục & Đào tạo. Đại học Huế là Đại học duy nhất tái cấu trúc thành công trong hệ thống các đại học Việt Nam, với cách làm đồng thuận từ Đảng ủy và Hội đồng ĐH, Ban Giám đốc và Tập thể lãnh đạo, người lao động và đến nay có thể nói tinh gọn nhất và đang điều hành hiệu quả và phù hợp với mô hình Đại học Quốc gia. Đã hợp nhất, sáp nhập, giải thể các đơn vị khối hành chính Văn phòng, các Ban chức năng, các đơn vị thuộc và trực thuộc từ 12 đơn vị xuống còn 7 đơn vị. Đồng thời với việc giảm đầu mối hành chính, ĐHH tiến hành thành lập mới, nâng cấp các đơn vị thuộc và trực thuộc tăng cường phát triển các đơn vị đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội và phát huy thế mạnh về nguồn lực của ĐHH. Đây không đơn thuần là việc tái cấu trúc mà là bước đi chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả và vị thế của một đơn vị đại học vùng của VN trên bước đường trở thành Đại học Quốc gia. Nổi bật là việc thành lập Trường Du lịch - ĐHH trên cơ sở Khoa Du lịch. Đây là vấn đề cấp thiết, nhằm hoàn thiện mô hình đào tạo nhân lực ngành du lịch trình độ cao, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Huế và các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên. Tiếp đó là thành lập Khoa Quốc tế, Khoa Kỹ thuật và Công nghệ, nâng cấp Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo. Đồng thời, tái cấu trúc lại Khoa GDTC, Phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị và nhà xuất bản, tạp chí khoa học ĐH Huế; nâng tầm của Viện Công nghệ sinh học quốc gia khu vực miền Trung.
Cơ cấu tổ chức của Đại học Huế hiện tại đã tiếp cận được với mô hình Đại học Quốc gia, bao gồm: Đảng ủy, Hội đồng Đại học, Ban Giám đốc, các ban chức năng, các đơn vị thành viên, các đơn vị trực thuộc, các đơn vị thuộc, Hội đồng khoa học và đào tạo và các hội đồng khác. Phát triển thêm các đơn vị chuyên môn, giảm các đơn vị hành chính.
Đại học Huế đang khẳng định vị trí và thương hiệu hướng đến tự chủ toàn diện theo mô hình quản trị hệ thống trường đại học với sứ mạng mới nhất trong chiến lược phát triển giai đoạn 2021 – 2030 và tầm nhìn đến 2045 là “thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước; phát huy truyền thống đào tạo tinh hoa, chất lượng cao kết hợp với nghiên cứu khoa học đa ngành, đa lĩnh vực, tạo ra các sản phẩm khoa học - công nghệ tiên tiến, hiệu quả”. Tầm nhìn hướng đến một hệ thống đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực, tiên phong, trọng điểm của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam và xếp hàng đầu châu Á, nhóm 500 thế giới vào năm 2045.
Sau gần 10 năm thực thực hiện Quy chế Tổ chức và Hoạt động của Đại học Vùng theo ý nghĩa giao quyền tự chủ cao cho 3 Đại học Vùng cả về chuyên môn, tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính,…và 3 năm thực hiện tự chủ giai đoạn 2019-2021 theo Nghị định số 43 của Chính phủ, Đại học Huế đã có bước phát triển mạnh mẽ, tỉ lệ đội ngũ cán bộ khoa học và quản lý trình độ cao tăng hơn; có nhiều nghiên cứu khoa học thành công và nhiều sản phẩm, công nghệ chuyển giao cho xã hội, xuất bản quốc tế tăng khá nhanh, ngành nghề mở mới đáp ứng nhu cầu xã hội, hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong và kiểm định chất lượng đào tạo được quan tâm, đầu tư thực chất và đã bước đầu hình thành được văn hoá chất lượng. Đào tạo và phát triển đội ngũ các chuyên gia về kiểm định, bảo đảm chất lượng tầm quốc gia và quốc tế. Tính đến nay, Đại học Huế có 19 chương trình đào tạo trình độ đại học được công nhận kiểm định. Một số chương trình chuẩn bị kiểm định AUN-QA, ABET. Tỷ lệ tuyển sinh hằng năm luôn ở top cao trong cả nước. Điển hình năm 2021, tuyển sinh đại học đạt con số hơn 13.000 và có năm gần 14.000 sinh viên nhập học, Tuyển sinh sau đại học cũng ghi nhận sự vượt bậc về số lượng tuyển sinh cao học cũng như tiến sĩ và dự bị tiến sĩ, từ 2500 – 3500 học viên và NCS hàng năm, tăng 20 – 30 % so với giai đoạn trước.
Các tin mới hơn
Đại học Huế đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ nhân kỷ niệm 65 năm xây dựng và phát triển
(06-05-2022 15:10)
Kỷ niệm 65 năm Trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế
(16-04-2022 19:43)
Họa sĩ Tôn Thất Đào đối với nền Mỹ thuật Huế
(16-04-2022 15:24)
Các tin đã đăng
Đại học Huế 65 năm - Hành trình kết nối truyền thống và phát triển thành Đại học Quốc gia
(03-03-2022 08:24)
Thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị: Đại học Huế phát triển thành Đại học Quốc gia
(02-03-2022 11:24)
Phát triển Đại học Huế trở thành Đại học Quốc gia
(02-03-2022 11:19)
|
Tin tức, sự kiện nổi bật
Thông báo số 01 viết bài tham dự Hội thảo “30 năm thực hiện Nghị định 30/CP của Chính phủ, phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia”
(15-08-2024 09:31)
Thông báo tuyển sinh đại học bằng hai, liên thông từ trình độ trung cấp, cao đẳng lên đại học tại Khoa Kỹ thuật và Công nghệ - Đại học Huế năm 2023 đợt 3
(19-10-2023 14:46)
Thông báo Danh sách tập thể và cá nhân được đề nghị công nhận các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng năm học 2022 - 2023
(21-08-2023 10:27)
Tin tức, sự kiện mới nhất
Đại học Huế gặp mặt các thế hệ nhà giáo qua các thời kỳ nhân dịp Xuân Ất Tỵ - 2025
(20-01-2025 21:25)
Tuổi trẻ Đại học Huế sẻ chia giọt hồng yêu thương
(13-01-2025 09:42)
Triển lãm Mỹ thuật sinh viên năm 2025
(10-01-2025 09:08)
Liên kết
|