English | Français   rss
Liên kết
Tổng kết công tác tuyển sinh sau đại học năm 2007 (24-01-2008 10:40)
Góp ý
Năm tuyển sinh 2007, Bộ GD-ĐT giao cho Đại học Huế 845 chỉ tiêu Cao học và 20 chỉ tiêu NCS. Trước tình hình mới, Ban Giám đốc Đại học Huế trực tiếp chỉ đạo: Tiếp tục phát huy những ưu điểm trong những kỳ tuyển sinh trước, khắc phục những khuyết điểm còn tồn tại; xác định năm tuyển sinh 2007 diễn ra trong hoàn cảnh tương đối phức tạp, do vậy cần phải bám sát quy chế tuyển sinh hơn, cải tiến phương thức ra đề thi, coi thi và chấm thi; thực hiện một mùa thi nghiêm túc, công bằng và dân chủ.
<body>

I. Tình hình chuẩn bị thi tuyển và đăng ký dự thi vào Cao học và Nghiên cứu sinh năm 2007

1. Công tác chuẩn bị

1.1. Đợt 1:

- Ngay từ tháng 12 - 2006, các trường thành viên có đào tạo Sau Đại học và Đại học Huế đã ra thông báo tuyển sinh.

- Tháng 12-2007, thực hiện chủ trương của Ban Giám đốc Đại học Huế về việc thành lập một Ngân hàng đề thi SĐH, các Tiểu ban chuyên môn biên soạn đề cương các môn thi tuyển đã được thành lập ở các trường thành viên. Giữa tháng 1-2007, Ban Đào tạo SĐH đã tập hợp được 39 bộ đề cương các môn cơ sở, cơ bản, ngoại ngữ.

Trên cơ sở những bộ đề cương và danh sách đề nghị Cán bộ ra đề từ các tiểu ban, tháng 2-2007, Đại học Huế triển khai xây dựng Ngân hàng đề thi. Sau 2 tháng, đến ngày 15-4-2007, Ngân hàng đề thi đã hoàn thành với 39 bộ đề thi với nội dung bao quát tòan bộ nội dung của đề cương môn học. Cán bộ tham gia ra đề ngoài lực lượng Cán bộ khoa học của Đại học Huế làm nòng cốt, còn có sự đóng góp của hơn 100 nhà giáo, nhà khoa học trong toàn quốc, đặc biệt là ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

- Đã thành lập Hội đồng tuyển sinh SĐH năm 2007 của ĐHH và các Hội đồng tuyển sinh SĐH năm 2007 tại các trường thành viên; thành lập các Ban giúp việc cho Hội đồng (Ban thư ký, Ban cơ sở vật chất, Ban coi thi, Ban đề thi, Ban thanh tra tuyển sinh SĐH), tiến hành nhiều cuộc họp của Hội đồng tuyển sinh và các Ban giúp việc tích cực triển khai công tác chuẩn bị.

Tại các cơ sở đào tạo, từ tháng 1-2007 đã bắt đầu tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi, xử lý hồ sơ. Ngày 01-4-2007, tất cả các cơ sở đào tạo đã Báo cáo đầy đủ Danh sách thí sinh dự thi đến Hội đồng TS ĐH Huế.

Từ 1-4-2007 đến 30-4-2007, Ban thư ký Hội đồng lập danh sách đủ điều kiện dự thi chính thức trình Chủ tịchHĐ và chuẩn bị Danh sách phòng thi cũng như mọi công tác chuẩn bị khác.

Bắt đầu từ tháng 1-2007, các cơ sở đào tạo SĐH đã mở các lớp bổ túc kiến thức ngành gần và các lớp hướng dẫn đề cương ôn tập. Về cơ bản, đến ngày 1-4-2007, các lớp bổ túc kiến thức ngành gần đã hoàn tất, các thí sinh đã được đưa vào danh sách đủ điều kiện dự thi tuyển sinh.

1.2. Đợt 2:

Ngay sau khi kết quả tuyển sinh đợt 1 được công bố, cuộc họp Hội đồng tuyển sinh ĐH Huế đầu tháng 6 - 2007 đã thống nhất: Tiếp tục tuyển sinh đợt 2 vào tháng 9-2007.

Thực hiện chủ trương trên, ngay trong tháng 6-2007, các cơ sở đào tạo ra thông báo tuyển sinh đợt 2, thu nhận và xử lý hồ sơ; tổ chức các lớp bổ túc kiến thức và hướng dẫn đề cương ôn tập. Ngày 15-8-2007, danh sách thí sinh đủ điều kiện dự tuyển từ các trường đã trình lên Hội đồng. Từ 16 - 8 đến 30-8-2007, Ban thư ký Hội đồng thống kê danh sách đủ điều kiện dự thi chính thức trình Hội đồng và các thủ tục có liên quan.

2. Xét chuyển tiếp Cao học và Nghiên cứu sinh:

2.1. Xét chuyển tiếp đợt 1: Trong tổng số 15 đơn xét chuyển tiếp cao học đợt 1 - 2007, cuộc họp Hội đồng ngày 16-4-2007 đã công nhận chuyển tiếp cho 15 thí sinh.

Cũng trong cuộc họp này, Hội đồng đã xét chuyển tiếp NCS cho 2 thí sinh vào Đại học Huế.

2.2. Xét chuyển tiếp đợt bổ sung: Cuộc họp Hội đồng ngày 15-7-2007 đã xét chuyển tiếp 27 thí sinh Cao học.

Tổng cộng cả hai đợt xét: 42 chỉ tiêu Cao học và 2 chỉ tiêu NCS.

3. Tình hình thí sinh đăng ký dự thi:

Tổng số thí sinh đăng ký dự thi Cao học là 1.335 trong đó:

* Đợt 1 (5-2007): 807, trong đó có 27 thí sinh đăng ký thi Bác sĩ nội trú được công nhận Cao học.

* Đợt 2 (9-2007): 638, trong đó có 528 dự thi tại Huế, 110 dự thi tại ĐH Sài Gòn thuộc dự án Đào tạo hỗ trợ các vùng khó khăn, có 4 thí sinh đáng ký dự thi Bác sĩ nội trú (đợt 2 không tuyển NCS).

Thí sinh đăng ký dự thi Nghiên cứu sinh: 22 thí sinh (đợt 1)

4. Tình hình thí sinh đến dự thi

Đợt 1: Có 691/ 807 thí sinh dự thi Cao học, đạt tỉ lệ tương đương 85%. Có 20/22 thí sinh dự thi Nghiên cứu sinh, đạt tỉ lệ tương đương 91%

Đợt 2: Tại Huế có 395/528 thí sinh dự thi, tỉ lệ tương đương 75%. Tại ĐH Sài gòn (Đề án) có 100/110 thí sinh dự thi, tỉ lệ tương đương 91%.

Tổng kết 2 đợt có 1186/1435 thí sinh đến dự thi, đạt tỉ lệ tương đương 83%.

II. Tình hình tổ chức thi:

Trong cả hai đợt thi TS, Đại học Huế đã tập trung cán bộ coi thi để phổ biến nội qui, quy chế đối với công tác coi thi tuyển sinh Sau Đại học, theo quy chế tuyển sinh Sau Đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành và tập trung tất cả thí sinh để phổ biến nội quy, quy chế thi, giải đáp thắc mắc và điều chỉnh những sai sót trong hồ sơ dự thi.

Cán bộ coi thi là do các cơ sở có đào tạo SĐH đề nghị, đủ tiêu chuẩn, có tinh thần trách nhiệm cao, do vậy cả hai kỳ thi đều diễn ra rất nghiêm túc, đúng quy chế.

Tinh thần chấp hành quy chế và ý thức của thí sinh dự thi rất cao, do vậy trong cả hai đợt thi tuyển, số thí sinh vi phạm quy chế không nhiều, đợt 1 chỉ có 3 thí sinh bị hình thức kỷ kuật cao nhất là đình chỉ chi, đợt 2 chỉ có 2 thí sinh bị đình chỉ thi.

Trong đợt 2, tại điểm thi ĐH Sài Gòn, tình hình thi cũng diễn ra nghiêm túc, đúng quy chế.

Kết luận của HĐ tuyển sinh (Trích biên bản):

- Thí sinh thực hiện đúng quy chế trong phòng thi

- Cán bộ coi thi thực hiện đúng trách nhiệm

Kết luận của thanh tra Bộ GD-ĐT:

Công tác tuyển sinh của ĐH Huế đúng bài bản và chu đáo

III. Tình hình chấm thi và kết quả xét tuyển Cao học và NCS:

1. Tình hình chấm thi và phúc tra

Ngay sau khi thi tuyển ĐHH đã huy động hơn 100 cán bộ chấm thi ở 50 Tiểu ban chấm, mỗi môn thi có ít nhất 2 cán bộ chấm thi tiến hành chấm 2 vòng độc lập. Kết quả bài thi được ghi theo số phách ở biểu số 4. Qui trình vào điểm , xử lý kết quả hồi phách đều được theo đúng quy chế tuyển sinh Sau Đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hội đồng tuyển sinh Sau Đại học năm 2007 của Đại học Huế đã nhận đơn xin phúc tra:

- Đợt 1: Có 58 bài thi đề nghị phúc tra. Kết quả có 3 bài được tăng điểm từ không đỗ thành đỗ.

- Đợt 2: Có 31 bài thi đề nghị phúc tra. Kết quả có 3 bài được tăng từ điểm không đỗ thành đỗ.

Điểm chênh lệch của cả 6 bài thi này đều không vượt khung điểm 1 điểm (đối với các môn cơ sở và cơ bản), không quá 10 điểm (đối với Ngoại ngữ) và đã được đối thoại công khai giữa 2 CBCT lần đầu và 2 CBCT phúc tra, kết quả cuối cùng đã đạt được sự thống nhất giữa hai lần chấm thi (Có biên bản đối thoại).

2. Kết quả trúng tuyển Cao học và NCS:

- Đợt 1: 318/691 thí sinh trúng tuyển, đạt tỉ lệ tương đương 46% và 42 thí sinh được chuyển tiếp cao học. Có 16/20 thí sinh trúng tuyển NCS trong dó có 2 thí sinh được chuyển tiếp.

- Đợt 2: 319/495 thí sinh trúng tuyển, đạt tỉ lệ tương ương 65%.

Căn cứ vào khả năng đào tạo của các trường thành viên và tổng chỉ tiêu đào tạo được Bộ giao, căn cứ vào kết quả thi tuyển, Hội đồng tuyển sinh Sau Đại học năm 2007 của Đại học Huế quyết định:

* Thí sinh đủ điều kiện xét tuyển: Đạt điểm 5/10 ở hai môn Cơ bản và Cơ sở; 50 điểm cho môn Ngoại ngữ.

Trên cơ sở đó, ĐH Huế đã có Quyết định công nhận Học viên khóa tuyển sinh 2007, cụ thể ở từng cơ sở đào tạo như sau:

- Trường ĐH Sư phạm: 288 HV Cao học thuộc 27 chuyên ngành (trong đó có 50 chỉ tiêu thuộc Đề án Hỗ trợ ĐTSĐH cho các vùng khó khăn) và 5 NCS.

- Trường ĐH Khoa học: 150 HV Cao học thuộc 19 chuyên ngành và 3 NCS.

- Trường ĐH Y Dược: 88 HV Cao học thuộc 8 chuyên ngành (trong đó có 20 Bác sĩ nội trú) và 7 NCS.

- Trường ĐH Nông Lâm: 60 HV thuộc 4 chuyên ngành và 1 NCS.

- Trường ĐH Kinh tế: 65 HV Cao học thuộc 2 chuyên ngành

- Trường ĐH Ngoại ngữ: 26 HV Cao học thuộc 1 chuyên ngành

Tổng cộng: 679 học viên Cao học và 16 NCS.

So với chỉ tiêu Bộ GD-ĐT giao:

- Cao học tương đương 80% (679/845)

- NCS tương đương 80% (16/20)

So với số lượng thí sinh tham gia dự thi:

- Cao học tương đương 58% (679/1186)

- NCS tương đương 80% (16/20)

Nhận xét:

- Nhu cầu học tập SĐH của xã hôi ngày càng tăng, biểu hiện ở số thí sinh đăng ký dự thi và số thí sinh thực tế đến dự thi tăng vọt so với các năm gần đây.

- Tỉ lệ thí sinh trúng tuyển đạt ở mức thấp nhất sau 16 năm đào tạo SĐH, không chỉ ở cấp Cao học mà cả ở cấp NCS.

- Không đủ chỉ tiêu đào tạo được Bộ GD-ĐT duyệt (679/845).

V. Đánh giá chung:

1. Về công tác chuẩn bị: Tại các cơ sở đào tạo, công tác thu nhận và xử lý hồ sơ chu đáo, đúng quy chế, không có trường hợp hồ sơ dự thi không đủ tiêu chuẩn. Danh sách đủ điều kiện dự thi hoàn chính đúng thời hạn, công tác bổ túc khiến thức thực hiện đúng quy trình, đúng chương trình đã được ĐH Huế xét duyệt.

Tại Các Ban giúp việc cho HĐ Tuyển sinh ĐH Huế: Ban Thư ký lên danh sách chính thức, gửi giấy báo dự thi đúng quy định. Ban Cơ sở vật chất tổ chức địa điểm thi, địa điểm ra đề đúng theo quy định chung.

2. Về công tác thi tuyển:
Tình hình thi tuyển diễn ra trong hai đợt là vô cùng nghiêm túc, thí sinh tự giác, cán bộ coi thi làm hết chức trách. Tình hình thí sinh vi phạm quy chế thi giảm (đợt 1 có 5 TS bị đình chỉ, đợt 2 có 2 TS bị đình chỉ).

3. Về công tác đề thi:

Ban đề thi làm việc đúng quy chế và quy định, thực hiện tốt công tác bảo mật. Cán bộ xử lý đề có trách nhiệm cao, do vậy không có trường hợp sai sót lớn xảy ra trong đề thi cũng như đáp án.

Do công tác ra đề năm 2007 mới hơn rất nhiều so với các kỳ tuyển sinh trước nên cũng có một vài điểm đáng chú ý là:

Tuyệt đại bộ phận dư luận rất đồng tình với đề cương môn thi và ngân hàng đề thi, cho rằng đề cương môn thi rộng, đánh gía được kiến thức toàn diện của thí sinh, tránh được việc học tủ. Đề thi có kiến thức cơ bản, phù hợp với đề cương và do vậy lựa chon được thí sinh có chất lượng để đào tạo.

Một số ý kiến khác lại cho rằng: Một vài đề cương môn thi quá rộng, không cập nhật chương trình (như Toán kinh tế); Một vài đề cương quá chuyên sâu dẫn đến đề thi quá khó, đặc biệt là trong những môn cơ bản như Toán cao cấp II, Toán cao cấp III (chẳng hạn thí sinh thi vào các chuyên ngành Địa lý của ĐHSP không thể vượt qua được Toán CCIII vì đầu vào đại học của thí sinh là khối C).

Đề thi Ngoại ngữ (Anh B và Trung B) khó và đây là tác nhân chính đề tỉ lệ đầu vào năm 2007 thấp. Đã có nhiều kiến nghị chính thức cũng như không chính thức về vấn đề này, chẳng hạn đề nghị thay đổi môn thi của Trường ĐH Sư phạm, đề nghị thay đổi đề cương môn thi của Trường ĐH Kinh tế... Ban Đào tạo SĐH đã tiếp nhận những ý kiến này và đang tham mưu với Ban Giám độc để thực hiện theo quy chế quy định hiện hành.

4. Về tỉ lệ trúng tuyển:

Năm 2007, tỉ lệ thí sinh trúng tuyển khá thấp so với các năm trước, chỉ đạt 57% so với thí sinh dự thi và 80% so với chỉ tiêu. Nguyên nhân của hiện tượng này tập trung chủ yếu ở:

- Phương thức ra đề thi quá mới và quá đột xuất khiến tuyệt đại thí sinh không kịp thích nghi.

- So với các năm thì công tác coi thi và chấm thi chặt chẽ hơn.

Việc trúng tuyển thấp ít nhiều ảnh hưởng đến công tác đào tạo, về kinh phí và các vấn đề khác tại ĐH Huế cũng như tại tất cả các trường thành viên; nhưng quan trọng hơn là ít nhiều gây tâm lý ngại ngùng cho thí sinh khi muốn đăng ký dự thi vào Đại học Huế.

5. Về chuyên ngành đào tạo:

Nhìn chung, mặt bằng số lượng thí sinh đăng ký thi vào cũng như tỉ lệ trúng tuyển ở từng chuyên ngành trong toàn ĐH Huế là có sự chênh lệch rất lớn. Có những ngành thí sinh đăng ký dự thi nhiều và có tỉ lệ trúng tuyển cao như Khoa học máy tính, Quản trị kinh doanh, Vật lý lý thuyết và vật lý toán..., nhưng cũng có chuyên ngành quá ít người đăng ký dự thi cũng như tỉ lệ đỗ quá thấp như các ngành Toán và Hóa tại ĐH Khoa học; có ngành không mở được lớp như Địa lý tự nhiên và Địa lý học ở ĐH Sư phạm vì tỉ lệ thí sinh đỗ quá thấp... Nhiều chuyên ngành trong Đề án đào tạo Cao học cho các vùng khó khăn của ĐH Sư phạm buộc phải chuyển học viên về Huế hoặc phải tạm dừng học tập 1 năm. Tất cả những điều ấy gây không ít khó khăn cho quá trình đào tạo, đặc biệt là về mặt kinh phí đào tạo...

Trần Trung Hỷ (Ban Đào tạo Sau Đại học)


 

</body>
Liên kết
×