English | Français   rss
Liên kết
Thông báo về việc tuyển chọn tổ chức, cá nhân làm chủ nhiệm đề tài KHCN cấp cơ sở Đại học Huế năm 2013 (07-09-2012 06:09)
Góp ý

Đại học Huế trân trọng thông báo Danh mục các đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở Đại học Huế năm 2013 đã được Giám đốc Đại học Huế phê duyệt tại Quyết định số 1751/QĐ-ĐHH ngày 05 tháng 9 năm 2012.

Các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực và điều kiện, xin mời nộp hồ sơ tham gia tuyển chọn chủ trì đề tài tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học của Đại học Huế.

Thời gian nộp hồ sơ: trước ngày 25/9/2012

Địa điểm nộp hồ sơ: xem chi tiết dưới đây.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ trực tiếp với Phòng KHCN-HTQT của các đơn vị.

 

* Các đề tài dưới đây nộp hồ sơ tại Phòng KHCN-HTQT Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế:

1.                 Hàm phân vị và ứng dụng trong mô hình hóa dáng điệu giá chứng khoán trong thị trường tài chính.

Mục tiêu:

-         Xây dựng các kỹ thuật để biểu diễn giá của một chứng khoán bằng cách mô hình hóa các tính chất đuôi của phân phối lợi suất hoặc log –lợi suất.

-         Phát triển mô hình bằng cách sử dụng một lớp các hàm phân vị, một số phương pháp ước lượng, phương pháp hồi quy phân vị để ứng dụng trong thị trường tài chính Việt nam một cách chủ động và hiệu quả.

Nội dung:

Đề xuất một loại mô hình diễn tả các tính chất của đuôi phân phối dựa vào một lớp các hàm phân vị thống kê, các mô hình này sẽ biểu diễn tốt dáng điệu diễn biến của giá chứng khoán.

Sản phẩm dự kiến : 02 bài báo đăng ở tạp chí trong nước; đào tạo 03 Cử nhân.

2.                 Đặc trưng của tập lồi và các bài toán liên quan.

Mục tiêu: Sử dụng các công cụ của giải tích hiện đại, bao gồm giải tích hàm, giải tích lồi, lý thuyết độ đo và lý thuyết xác suất để nghiên cứu một số đặc trưng hình học, giải tích của tập lồi trong không gian Banach; trên cơ sở đó nghiên cứu một số bài toán liên quan trong giải tích hàm.

Nội dung:

-         Đưa ra các xấp xỉ hình học cho thể lồi, các bất đẳng thức liên quan đến thể tích của thể lồi;

-         Đặc trưng tập lồi bị chặn bởi các đối tượng hình học như nón tiếp xúc, nón pháp tuyến, nón lùi xa, hàm tựa;

-         Nghiên cứu mở rộng một số kết quả kinh điển như Định lí tách, Định líSandwich;

-         Xấp xỉ chuẩn trên không gian hữu hạn chiều bởi các đa thức thuần nhất.

Sản phẩm dự kiến:  02 báo cáo tại các hội nghị chuyên ngành quốc gia; 01 bài báo gửi đăng tạp chí quốc tế,  VJM, Acta Math.Viet.,  01 bài báo đăng tạp chí Đại học Huế; đào tạo 03 Thạc sĩ.

3.                 Học khái niệm đối với các cơ sở tri thức trong logic mô tả dựa vào mô phỏng hai chiều.

Mục tiêu: Xây dựng lý thuyết và mở rộng phương pháp học khái niệm cho cơ sở tri thức trong ngữ cảnh logic mô tả dựa trên mô phỏng hai chiều.

Nội dung:

-         Nghiên cứu và khái quát hóa phương pháp học máy trong ngữ cảnh logic mô tả.

-         Mở rộng phương pháp học khái niệm với bộ từ vựng tổng quát dựa trên mô phỏng hai chiều.

-         Xây dựng các quan hệ mô phỏng hai chiều lớn nhất nhằm tối ưu phương pháp học khái niệm và xấp xỉ khái niệm.

Sản phẩm dự kiến: 01-02 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành quốc gia, hoặc kỷ yếu của các hội nghị quốc gia, quốc tế; đào tạo 02 Cử nhân

4.                 Ảnh hưởng của CuO đến các tính chất vật lý của hệ gốm áp điện PZT-PZN-PMnN

Mục tiêu: 

-         Nghiên cứu chế tạo hệ gốm áp điện PZT-PZN-PMnN pha tạp CuO với các hàm lượng khác nhau.

-         Nghiên cứu khả năng hỗ trợ thiêu kết của CuO trong hợp chất PZT-PZN-PMnN và ảnh hưởng của CuO đến các tính chất điện môi, sắt điện, áp điện của gốm.

 Nội dung :

-         Nghiên cứu chế tạo gốm PZT-PZN-PMnN pha tạp CuO với hàm lượng từ 0% đến 0,5% kl.

-         Khảo sát cấu trúc và vi cấu trúc của hệ gốm chế tạo.

-         Khảo sát tính chất điện môi, sắt điện, áp điện của hệ gốm.

-         Mối liên hệ giữa cấu trúc và các tính chất của hệ gốm.

-         Xác định nồng độ tạp CuO tối ưu của hệ gốm.

Sản phẩm dự kiến: 01 bài báo trên các tạp chí  chuyên ngành trong nước; đào tạo 02 Thạc sĩ và 02 Cử nhân.

5.                 Nghiên cứu mô phỏng các tính chất vật lý hệ gốm áp điện đa thành phần bằng phương pháp phần tử hữu hạn sử dụng ngôn ngữ comsol multyphyics

Mục tiêu: Nghiên cứu, mô phỏng các tính chất vật lý của hệ gốm áp điện đa thành phần sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn với chương trình Comsol Multiphysics.

Tìm hiểu, nghiên cứu phương pháp phần tử hữu hạn sử dụng chương trình Comsol Multiphysics.

Nội dung:

-         Khảo sát hệ gốm áp điện đa thành phần và nghiên cứu các tính chất vật lý liên quan thông qua phương pháp giải bài toán phần tử hữu hạn với chương trình mô phỏng Comsol Multiphysics.

-         Xác định các thông số vật lý của hệ gốm áp điện.

-         So sánh, đánh giá kết quả mô phỏng với các kết quả thực nghiệm đã nghiên cứu của các nhóm tác giả trước đây.

Sản phẩm dự kiến: 01 bài báo trên tạp chí  chuyên ngành trong nước; đào tạo 02 Thạc sĩ.

6.                  Nghiên cứu xác   định và đánh giá hàm lượng Cu, Pb, Cd, Zn trong trầm tích khu vực đầm Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế

 Mục tiêu: Xây dựng cơ sở dữ liệu nền về các kim loại Cu, Pb, Cd, Zn trong trầm tích đầm Cầu Hai

 Nội dung:

-         Tìm điều kiện thích hợp để phân hủy mẫu trầm tích (Khảo sát hỗn hợp axit phá mẫu, thời gian, nhiệt độ)

-         Xây dựng và đánh giá quy trình phân tích mẫu trầm tích

-         Áp dụng quy trình phân tích để xác định Cu, Pb, Cd, Zn trong trầm tích đầm Cầu Hai tỉnh Thừa thiên Huế.

Sản phẩm dự kiến: 02 bài báo khoa học đăng tạp chí trong nước; đào tạo 01 - 02 Cử nhân

7.                 Nghiên cứu thành phần hóa học và thử hoạt tính sinh học của một số đối tượng tách chiết từ cây riềng ấm (Alpinia zerumbet (Pers.) Burtt et Smith) ở Nam Đông Thừa Thiên Huế

Mục tiêu: Cung cấp các thông tin về thành phần hóa học và kết quả thử hoạt tính sinh học của tinh dầu, cao chiết và các cấu tử tinh khiết để tìm kiếm sự ứng dụng của cây riềng ấm ở Nam Đông, Thừa Thiên Huế

Nội dung:

-         Chưng cất và xác định thành phần hóa học tinh dầu của lá, thân rễ của cây riềng ấm

-         Tách chiết một số cấu tử flavonoid, terpenoid, … trong cao chiết của các dung môi với độ phân cực khác nhau của thân rễ cây riềng ấm

-         Xác định cấu trúc của các cấu tử phân lập được

-         Thử hoạt tính sinh học: kháng khuẩn (gram âm, gram dương), kháng nấm, kháng vi sinh vật các đối tượng sau: tinh dầu, cao chiết,  các cấu tử tinh khiết

Sản phẩm dự kiến: 01-02 bài báo khoa học đăng tạp chí trong nước; đào tạo 01 Thạc sĩ và 02-03 Cử nhân; 05 mL tinh dầu mỗi loại và bản thành phần hóa học của tinh dầu lá và thân rễ cây riềng ấm.

8.                 Nghiên cứu thành phần loài, đặc điểm phân bố và vai trò chỉ thị sinh học môi trường của nhóm động vật không xương sống cỡ lớn ở sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế.

  Mục tiêu:

-         Đánh giá được tính đa dạng về thành phần loài động vật không xương sống cỡ lớn ở sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế.

-         Biết được đặc điểm phân bố, biến động về cấu trúc thành phần loài theo sinh cảnh và chất lượng nước mặt sông Hương.

-         Sử dụng hệ thống quan trắc sinh học BMWPVIET (Biological Monitoring Working Party) và chỉ số sinh học ASPT (Average per taxon) nhằm đánh giá chất lượng nước mặt sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế.

-         Đề xuất được các nhóm giải pháp khả thi nhằm bảo vệ và sử dụng hợp lý các loài động vật không xương sống cỡ lớn có giá trị kinh tế (Thân mềm Hai mảnh vỏ, Chân bụng và Giáp xác) ở sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế.

 Nội dung :

-         Lập danh lục hoàn chỉnh thành phần loài động vật không xương sống cỡ lớn ở sông Hương.

-         Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc, tính đặc trưng của khu hệ và mô tả đặc điểm sinh học, sinh thái một số loài ĐVKXS cỡ lớn đặc trưng, có giá trị kinh tế.

-         Phân tích đặc điểm phân bố theo từng nhóm sinh cảnh (nền đáy, độ sâu, lưu tốc dòng chảy), so sánh tính đa dạng thành phần loài giữa các điểm thu mẫu và các thủy vực khác ở ViệtNam.

-         Phân tích một số thông số thủy lý hóa học của môi trường nước tại một số thủy vực điều tra thu mẫu. Đánh giá mối quan hệ giữa sự phân bố các loài, nhóm họ ĐVKXS cỡ lớn với điều kiện tự nhiên và chất lượng môi trường. Sử dụng hệ thống tính điểm BMWPVIET (Biological Monitoring Working Party) cho các họ ĐVKXS và chỉ số sinh học ASPT nhằm đánh giá chất lượng nước mặt sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế.

-         Phân tích mối tương quan giữa các thông số lý hóa môi trường nước (DO, BOD5, COD) với chỉ số sinh học ASPT để khẳng định tính khả thi và hiệu quả của phương pháp sinh học trong đánh giá chất lượng môi trường nước ở sông Hương.

-         Đề xuất một số nhóm giải pháp bảo vệ các loài ĐVKXS cỡ lớn có ích, đặc biệt là các loài có giá trị kinh tế thuộc các lớp Hai mảnh vỏ (Bivalvia), thân mềm Chân bụng (Gastropoda) và Giáp xác (Crustacea) ở sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sản phẩm dự kiến: 03 bài báo khoa học;  đào tạo 02 Cử nhân.

9.                 Nghiên cứu nhân giống vô tính in-vitro cây kim phát tài (Zamioculcas zamiifolia), một loài cây cảnh có giá trị.

 Mục tiêu: Xây dựng quy trình nhân giống cây kim phát tài bằng kỹ thuật nuôi cấy mô, tế bào thực vật, có thể tạo được một số lượng lớn cây giống đồng nhất trong một thời gian ngắn, nhằm góp phần phát triển sản xuất hoa, cây cảnh ở Thừa Thiên- Huế nói riêng và Việt Nam nói chung, phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

 Nội dung:

-         Nghiên cứu điều kiện khử trùng đối với mẫu nuôi cấy của cây ngoài tự nhiên.

-         Nghiên cứu tạo chồi trong điều kiện in-vitro.

-         Nghiên cứu nhân chồi in-vitro.

-         Nghiên cứu tạo rễ cho chồi in-vitro.

-         Chuyển cây con in-vitro ra trồng ngoài đất.          

Sản phẩm dự kiến: 01-02 bài báo khoa học đăng tạp chí trong nước; đào tạo 01-02 Thạc sĩ hoặc Cử nhân; 01 qui trình nhân giống vô tính in vitro cây kim phát tài, có thể tạo ra một số lượng lớn cây giống đồng nhất trong một thời gian ngắn, nhằm phục vụ sản xuất.

10.            Ứng dụng tổ hợp các phương pháp thăm dò điện một chiều dự đoán nước dưới đất khu vực Thanh Tân, xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Mục tiêu:

-         Xác định tổ hợp các phương pháp thăm dò điện một chiều trong tìm kiếm  nước dưới đất ở các đới nứt nẻ, hang carstơ của đá vôi khu vực nghiên cứu.

-         Đánh giá khả năng chứa nước dưới đất theo các tuyến thăm dò điện khu vực Thanh Tân, xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương.

 Nội dung:

-         Tổng hợp đặc điểm địa chất khu vực Thanh Tân.

-         Đo thử nghiệm nhằm tìm ra tổ hợp các phương pháp tối ưu cho mục đích nghiên cứu.

-         Đo đạc, xử lý và luận giải kết quả, xây dựng các mặt cắt theo tài liệu địa vật  lý.

-         Đánh giá khả năng chứa nước dưới đất theo các tuyến khảo sát khu vực Thanh Tân, xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Sản phẩm dự kiến: 02 bài báo khoa học đăng tạp chí trong nước; đào tạo 01-02 Cử nhân.

11.            Tính độc lập và sự phối hợp trong hoạt động của tổ chức giám sát dưới triều Nguyễn (1802-1885) và một số vấn đề đặt ra hiện nay

Mục tiêu:

-         Khái quát về quá trình ra đời và phát triển của các chức quan, cơ quan giám sát của các triều đại quân chủ trước triều Nguyễn trong thời kỳ độc lập, tự chủ (1802 – 1885).

-         Khái quát về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan giám sát của triều Nguyễn và thực tiễn hoạt động của cơ quan này.

Nội dung:

-         Khái quát về quá trình ra đời, kiện toàn và phát triển của các chức quan, cơ quan giám sát dưới chế độ quân chủ ViệtNam.

-         Nghiên cứu về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của các cơ quan giám sát do triều đình nhà Nguyễn (1802 – 1885) quy định.

-         Nghiên cứu về thực tiễn hoạt động/thực thi nhiệm vụ của các cơ quan này; từ đó, đề tài sẽ rút ra những kinh nghiệm cho việc xây dựng hệ thống cơ quan thanh tra, giám sát ở ViệtNamhiện nay.

Sản phẩm dự kiến: 02 bài báo khoa học đăng tạp chí trong nước; đào tạo 01 Cử nhân.

12.            Nghiên cứu hệ thống tín hiệu biểu trưng trong ca dao Thừa Thiên Huế

Mục tiêu: Nghiên cứu làm sáng tỏ đặc điểm hệ thống tín hiệu biểu trưng trong ca dao Thừa Thiên Huế trên các mặt sau: Thống kê, phân loại; Hình thức ngôn ngữ biểu đạt ; Giá trị biểu trưng; Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá ca dao Thừa Thiên Huế

 Nội dung

-         Thống kê, phân loại hệ thống tín hiệu biểu trưng trong ca dao Thừa Thiên Huế.

-         Các hình thức ngôn ngữ biểu đạt tín hiệu biểu trưng trong ca dao Thừa Thiên Huế.

-         Giá trị thẩm mỹ của các tín hiệu biểu trưng trong ca dao Thừa Thiên Huế.

-         Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá ca dao Thừa Thiên Huế.

Sản phẩm dự kiến: 02 bài báo khoa học đăng tạp chí trong nước; 01 sách xuất bản; đào tạo 01 Thạc sĩ; đào tạo 03 Cử nhân.

13.            Xây dựng sản phẩm truyền hình cho nhóm đối tượng chuyên biệt khu vực Trung Trung Bộ

 Mục tiêu:

-         Cung cấp những thông tin thực tế và các nguyên nhân về những biến đổi, những khác biệt của tâm lý tiếp nhận thông tin truyền hình của công chúng khu vực Trung Trung Bộ.

-         Đề xuất hướng sản xuất các sản phẩm truyền hình theo hướng hiện đại và chuyên biệt  ở khu vực Trung Trung Bộ.

-         Giải thích những xu thế tất yếu của sản phẩm truyền hình hiện đại sẽ được sử dụng phục vụ cho công chúng khu vực Trung Trung Bộ và hiệu quả của các kênh thông tin chuyên biệt trong quá trình phân khúc thị trường thông tin tại khu vực này.

 Nội dung:

-         Những xu thế của truyền thông hiện đại và sự biến đổi, khác biệt của truyền thông hiện đại và truyền thông truyền thống.

-         Sự tan rã của cộng đồng tiếp nhận thông tin truyền hình và những biến đổi nhu cầu thông tin của các nhóm công chúng khu vực Trung Trung Bộ.

-         Xu hướng tiếp nhận thông tin truyền hình và hướng sản xuất sản phẩm truyền hình phục vụ cho các nhóm đối tượng chuyên biệt khu vực Trung Trung Bộ.

Sản phẩm dự kiến: 02  bài báo khoa học đăng tạp chí trong nước; đào tạo  03 Cử nhân.

14.            Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dưới thời tổng thống Bush (2001-2009)

Mục tiêu:

-         Nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Mỹ trong 2 nhóm vấn đề chính: Hoa Kỳ với các cuộc chiến tranh ởAfghanistanvàIraq(khái quát) trong tương quan với chính sách Châu Á – Thái Bình Dương.

-         Sưu tầm những tư liệu cần thiết nhất để làm rõ chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với  các khu vực trọng yếu trên thế giới, để từ đó rút ra những bài học cần thiết trong việc vận dụng linh hoạt và hiệu quả quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.

Nội dung:

-         Làm rõ những diễn biến chính của hai cuộc chiến tranhAfghanistanvàIraq

-         Tìm hiểu những nguyên nhân Hoa Kỳ ít quan tâm đến Châu Á – Thái Bình Dương cũng như sự điều chỉnh của TT G.W.Bush ở cuối nhiệm kỳ

-          Đánh giá, rút ra những bài học và lien hệ - dự báo đối với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ hiện nay.

Sản phẩm dự kiến: 02  bài báo khoa học đăng tạp chí trong nước; đào tạo 01 Cử nhân.

15.             Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về xây dựng nền văn hóa trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Mục tiêu: Làm rõ thêm quan điểm của Đảng về xây dựng nền văn hóa cách mạng Việt Nam

Nội dung:

-         Khái niệm về xây dựng, phát triển nền văn hóa ViệtNamtrong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

-         Đổi mới tư duy của Đảng về xây dựng và phát triển nền hóa ViệtNamthời kỳ đổi mới

-         Tác động của kinh tế thị trường và quan điểm xây dựng, phát triển nền văn hóa ViệtNam

-         Đánh giá kết quả, hạn chế, ý nghĩa và nguyên nhân

Sản phẩm dự kiến:  01 bài báo đăng ở tạp chí ĐHH; đào tạo 01 Cử nhân.

 

* Các đề tài dưới đây nộp hồ sơ tại Phòng KHCN-HTQT Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế:

16.            Chỉ số chính quy Castelnuovo-Mumford của một số môđun đặc biệt

Mục tiêu: Thiết lập các chặn trên cho chỉ số chính quy của vành phân bậc liên kết, của iđean linh hóa tử, của Ext-môđun và Tor-môđun theo độ rộng. Từ đó đưa ra một số ứng dụng liên quan.

Nội dung:

Cho R là đại số phân bậc chuẩn trên vành Artin địa phương, M là R-môđun hữu hạn sinh. Đại lượng  w(M) = max{reg(M) – beg(M) + 1, 0} được gọi là độ rộng của môđun.  Nội dung dự kiến trong đề tài gồm các phần chính như sau:

-         Chặn trên cho chỉ số chính quy của iđêan linh hóa tử của môđun  theo w(M)     

-         Chặn trên cho chỉ số chính quy của môđun Exti (M,N) theo w(M).

-         Chặn trên cho chỉ số chính quy của môđun Tori(M,N) theo w(M).

-         Thiết lập mối quan hệ giữa chỉ số chính quy của vành phân bậc liên kết, chỉ số Hilbert (postulation number) và kiểu quan hệ (relation type).

-         Khảo sát tính âm và tính không âm của các hệ số Hilbert của  iđêan m-nguyên sơ và iđêan tham số. 

Sản phẩm dự kiến:  01 bài báo khoa học đăng tạp chí quốc tế; 01-02 bài báo khoa học đăng tạp chí trong nước; đào tạo 02 Cử nhân và 02 Thạc sĩ; 01 bài giảng dành cho học viên cao học được sử dụng tại trường Đại học Sư phạm Huế.

17.            Khảo sát kỳ dị của nghiệm suy rộng cho phương trình Hamilton-Jacobi

Mục tiêu: Nghiên cứu các công thức biểu diễn nghiệm trên cơ sở những giả thiết của Hamiltonian và dữ kiện ban đầu của bài toán để từ đó khoanh vùng, khảo sát tập những kỳ dị của nghiệm.

Nội dung: Khảo sát các công thức nghiệm suy rộng trong đó Hamiltonian có thể chứa ẩn hàm, biến thời gian, từ những bài toán cụ thể đến trường hợp tổng quát. Đưa ra được các điều kiện cần hoặc đủ để kỳ dị xảy ra hoặc khử các kỳ dị đó.

Sản phẩm dự kiến:  01 bài báo khoa học đăng tạp chí quốc tế; 01-02 bài báo khoa học đăng tạp chí trong nước; đào tạo 02 Cử nhân và 02 Thạc sĩ; Tài liệu học tập dành cho sinh viên năm cuối và học viên cao học nghiên cứu về lĩnh vực phương trình đạo hàm riêng phi tuyến.

18.            Hệ động lực rời rạc và một số mô hình ứng dụng trong tin học

Mục tiêu:

-         Nghiên cứu cấu trúc không gian trạng thái của một số hệ động lực rời rạc đặc biệt là cấu trúc dàn và cấu trúc thứ tự.

-         Chứng minh giả thuyết Frankl cho lớp dàn sinh bởi các Chip Firing Game hội tụ.

-         Xây dựng một nhóm nghiên cứu các hệ động lực rời rạc ở Huế.

Nội dung:

-         Nghiên cứu tính chất của các hệ động lực rời rạc về mặt định tính.

-         Nghiên cứu mô hình rotor-router theo quan điểm của hệ động lực rời rạc.

-         Chứng minh giả thuyết Frankl. 

Sản phẩm dự kiến: 01 bài báo khoa học đăng tạp chí quốc tế, 02 bài báo khoa học đăng tạp chí trong nước.

19.            Mô hình hóa và mô phỏng hệ thống năng lượng gió

Mục tiêu:

-         Mô hình hóa các phần tử trong hệ thống năng lượng gió.

-         Mô hình hóa hệ thống năng lượng gió: cấu trúc, thuật toán và phương pháp điều khiển; mô phỏng hệ thống đã xây dựng bằng phần mềm Matlab&Plecs.

Nội dung:

-         Nghiên cứu tổng quan về cấu trúc của hệ thống năng lượng gió.

-         Xây dựng mô hình toán học của các phần tử trong hệ thống năng lượng gió.

-         Xây dựng thuật toán và phương pháp điều khiển cho hệ thống tuabin gió.

-         Tiến hành mô phỏng kiểm chứng lại cấu trúc, mô hình toán học và phương pháp điều khiển bằng phần mềm Matlab&Plecs.

Sản phẩm dự kiến: 02 bài báo khoa học đăng tạp chí trong nước; đào tạo 02 KS và 02 CN; 01 mô hình cấu trúc điều khiển hệ thống điện chạy bằng sức gió bằng phần mềm Matlab&Plecs.

20.            Nghiên cứu một số tính chất của các dị cấu trúc bán dẫn

Mục tiêu: Nghiên cứu, khảo sát sự phụ thuộc của một số tính chất của các dị cấu trúc bán dẫn vào các đại lượng vật lý bên ngoài.

Nội dung:

-         Xây dựng Hamiltonian của hệ các điện tử trong các dị cấu trúc bán dẫn.

-         Xây dựng các chương trình tính toán số và các chương trình mô phỏng các quá trình vật lý xảy ra trong các dị cấu trúc bán dẫn.

-         Sử dụng các chương trình đã xây dựng để tiến hành khảo sát độ linh động của các hạt tải trong các dị cấu trúc bán dẫn.

Sản phẩm dự kiến: 02 bài báo khoa học đăng tạp chí trong nước; đào tạo 03 Thạc sĩ và 04 Cử nhân; 01 chương trình mô phỏng các dị cấu trúc bán dẫn, có thể sử dụng trong các đơn vị nghiên cứu và các công ty sản xuất chất bán dẫn.

21.            Nghiên cứu chế tạo vật liệu phát quang pha tạp hỗn hợp các nguyên tố đất hiếm trên nền γAl2O3 bằng phương pháp sol-gel

Mục tiêu: Nghiên cứu chế tạo vật liệu phát quang trên nền γAl2O3 pha tạp đồng thời các nguyên tố đất hiếm neodym, eropi bằng phương pháp sol-gel.

Nội dung :

-         Nghiên cứu khảo sát các nguyên liệu ban đầu tạo sol-gel và xác định điều kiện tối ưu để tạo nền γAl2O3 cho vật liệu phát quang pha tạp hỗn hợp các nguyên tố đất hiếm bằng phương pháp sol-gel.

-         Nghiên cứu bản chất các nguyên tố đất hiếm Eu, Nd riêng rẽ; hỗn hợp các nguyên tố đất hiếm Eu, Nd đồng pha tạp trên nền γAl2O3 đến khả năng phát quang của vật liệu.

-         Nghiên cứu hàm lượng các nguyên tố đất hiếm Eu, Nd, tỷ lệ các nguyên tố đất hiếm pha tạp và đồng pha tạp trên nền γAl2O3  đến khả năng phát quang của vật liệu.

-         Nghiên cứu xác định khoảng nhiệt độ, thời gian nung ủ các vật liệu phát quang pha tạp và đồng pha tạp các nguyên tố đất hiếm đến khả năng phát quang của vật liệu.

-         Khảo sát đặc trưng của vật liệu phát quang bằng phổ phát quang, phổ huỳnh quang, phổ nhiễu xạ tia X (XRD), phân tích nhiệt (TG/TDA),…

-         Xây dựng qui trình chế tạo vật liệu phát quang pha tạp hỗn hợp các nguyên tố đất hiếm trên nền γAl2O3 bằng phương pháp sol-gel.

Sản phẩm dự kiến: 01-02 bài báo khoa học đăng tạp chí trong nước; đào tạo 03 Cử nhân và 02 ThS; Vật liệu phát quang trên nền Al2O3 pha tạp Eu3+, có bước sóng phát quang trong khoảng λ = 580nm; 591nm; 616nm; Vật liệu phát quang trên nền Al2O3 pha tạp Nd3+, có bước sóng phát quang trong khoảng λ = 562nm; 599nm; 646nm; Vật liệu phát quang trên nền Al2O3 đồng pha tạp hỗn hợp Eu3+ và Nd3+, có bước sóng phát quang đặc trưng trong khoảng λ = 616nm với cường độ mạnh.

22.            Nghiên cứu sự tạo phức của một số ion kim loại chuyển tiếp với  thuốc thử 4-(3-metyl-2-pyridylazo) rezocxin bằng phương pháp trắc quang và ứng dụng vào phân tích

Mục tiêu:

-         Nghiên cứu sự tạo phức của một số ion kim loại chuyển tiếp (Ni, Co, Zn ký hiệu Me) với thuốc thử 4-(3-metyl-2-pyridylazo)rezocxin bằng phương pháp trắc quang.

-         Nghiên cứu ứng dụng phức tạo thành vào việc xác định hàm lượng một số ion kim loại chuyển tiếp trong các dược phẩm và môi trường.

Nội dung:

-          Nghiên cứu sự tạo phức đơn phối tử giữa các Me(II) với 3-Me-PAR.            

-          Nghiên cứu xác định Ni, Co, Zn trong một số đối tượng.

Sản phẩm dự kiến: 02-03 bài báo khoa học đăng tạp chí trong nước; đào tạo 02-03 ThS và 03-04 Cử nhân.

23.            Hệ hỗ trợ ra quyết định trong dạy học trên môi trường E-learning và sự tương tác trong dạy học

Mục tiêu:Nghiên cứu sự tương tác giữa các yếu tố trong dạy học trong môi trường E-learning, vận dụng vào hệ thống hỗ trợ ra quyết định trong hệ thống đánh giá, quyết định các liều lượng tri thức cần mang lại cho người học trong hệ thống quản lý khóa học trong dạy học E-learning.  

Nội dung:

-         Cơ sở lý luận về dạy học E-learning và  sự tương tác giữa các yếu tố dạy học trong quá trình dạy học E-learning.

-         Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hệ thống hỗ trợ ra quyết định trong hệ thống đánh giá, quyết định các liều lượng tri thức cần mang lại cho người học trong hệ thống quản lý khóa học trong hệ thống dạy học E-learning. 

-         Nghiên cứu dạy học kiến tạo - tương tác với sự hỗ trợ của E-learning.

-         Đề xuất biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả tương tác giữa giảng viên - sinh viên và hiệu quả dạy học E-learning.

Sản phẩm: 02 bài báo khoa học đăng tạp chí trong nước; đào tạo 02 Cử nhân; Một số module chương trình minh họa về hệ hỗ trợ ra quyết định trong dạy học E-learning; Trang web giảng dạy và kiểm tra trực tuyến môn học Cơ sở dữ liệu bao gồm: bài giảng điện tử,  ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm học phần Nhập môn Cơ sở dữ liệu và nhiều tài nguyên khác.

24.            Sử dụng kỹ thuật sinh học phân tử để nghiên cứu đa dạng di truyền quần thể Nhông cát Leiolepis reevesii ở miền Trung Việt Nam

Mục tiêu: Đánh giá đa dạng di truyền quần thể Nhông cát Leiolepis reevesii ở miền Trung ViệtNam.

Nội dung:

-         Thu thập mẫu nhông cát ở miền Trung ViệtNam: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

-         Tách chiết DNA.

-         Khuếch đạiDNAbằng các mồi ngẫu nhiên.

-         Phân tích phả hệ DNA.

Sản phẩm dự kiến: 01- 02 bài báo khoa học đăng tạp chí trong nước; đào tạo 01 ThS.

25.             Nghiên cứu cấu trúc của các quần xã thực vật vùng đất cát nội đồng ở huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế

Mục tiêu: Đánh giá về cấu trúc của các quần xã thực vật vùng đất cát nội đồng ở huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nội dung:

-         Nghiên cứu sự đa dạng về thành phần loài thực vật vùng ĐCNĐ huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

-         Nghiên cứu về mật độ, sự phân bố, phân tầng của thực vật vùng đất cát.

-         Nghiên cứu về cấu trúc các quần xã thực vật đặc trưng.

-         Hiện trạng của các quần xã thực vật.

-         Đề xuất một số các biện pháp cải tạo và phục hồi các quần xã thực vật.

Sản phẩm dự kiến: 01-02 bài báo khoa học đăng tạp chí trong nước; đào tạo 04 cử nhân; 01 báo cáo phân tích làm cơ sở nhằm đề xuất được các biện pháp bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái vùng đất cát nội đồng tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng bền vững.

26.            Vấn đề tiếp nhận chương trình Văn học thiếu nhi nước ngoài trong môn Tiếng Việt ở cấp Tiểu học hiện nay

Mục tiêu: Nhận diện nội dung chương trình, thâm nhập, nghiên cứu tác phẩm Văn học thiếu nhi nước ngoài trong sách Tiếng Việt cấp Tiểu học và đưa ra những đề xuất mới cần thiết.

Nội dung:

-         Vai trò, ý nghĩa của việc dạy Văn học thiếu nhi nước ngoài theo lý thuyết tiếp nhận và yêu cầu cải cách giáo dục.

-         Khảo sát, so sánh nội dung Văn học thiếu nhi nước ngoài ở sách giáo khoa cũ và những thay đổi trong chương trình mới.

-         Xem xét tỷ lệ số lượng, đặc điểm nội dung thẩm mỹ các đơn vị bài học để làm nổi bật mối tương quan hỗ trợ giữa Văn học thiếu nhi nước ngoài với Văn học thiếu nhi ViệtNam.

-         Tìm hiểu, phân tích tác phẩm cụ thể theo đặc trưng khối lớp, môn học, thể loại.

-          Các đề xuất về phương thức tiếp cận và cấu trúc chương trình trên cơ sở mối quan hệ tích hợp trong môn Tiếng Việt, thực tế giảng dạy và đối tượng học.

Sản phẩm dự kiến: 03 bài báo khoa học đăng tạp chí trong nước; đào tạo 02 thạc sĩ; 01 Tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập cho hệ chính quy, chuyên tu, tại chức, từ xa thuộc các ngành GD Tiểu học, GD Mầm non; 01 Chuyên đề dạy Cao học ThS ngành GD Tiểu học.

27.            Tính chất tự thuật trong tiểu thuyết đương đại ViệtNam – nhìn từ lý thuyết nữ quyền

Mục tiêu:

-         Tầm quan trọng của vấn đề nữ  quyền   - từ góc nhìn văn học, cụ thể là tiểu thuyết của các nhà văn nữ.

-         Đặt ra những giải pháp giải phóng nữ giới trong điều kiện văn hóa - xã hội Việt Nam - thông qua sáng tác của nữ giới.  

Nội dung:

-         Nghiên cứu các trào lưu nữ quyền phương Tây, đặc biệt là ở Pháp và ảnh hưởng của nó đến sáng tác văn học nữ Việt Nam đương đại.

-         Khảo sát thể loại tiểu thuyết của các nhà văn nữ Việt Nam đương đại và tìm ra đặc điểm tự thuật, trên các phương diện: Cái tôi thuật truyện; Tính chất nếm trải giới tính của nhân vật nữ; Kỹ thuật xử lý các yếu tố tính dục nữ trong tiểu thuyết.

-         Đề tài làm rõ đặc điểm phong cách sáng tác nữ giới - thông qua việc nghiên cứu tính chất tự thuật trong tiểu thuyết.

 Sản phẩm dự kiến: 02 bài báo khoa học; 01 bài báo quốc tế; đào tạo 01 TS, 02 ThS; sách, bài giảng chuyên đề (cho đào tạo cử nhân, ThS, bồi dưỡng GV phổ thông).

28.            Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học ngữ văn trung học phổ thông

Mục tiêu:

-         Giúp học sinh nhận thức đúng về vai trò của sơ đồ tư duy đối với việc nâng cao năng lực trí tuệ cá nhân và khả năng cải thiện kết quả học tập.

-         Hình thành kỹ năng xây dựng và sử dụng sơ đồ tư duy cho học sinh trong các giờ dạy học Ngữ văn.

Nội dung: 

-         Nghiên cứu tiền đề lý luận của đề tài.

-         Thiết kế sơ đồ tư duy trong dạy học Ngữ văn.

-         Tổ chức dạy học Ngữ văn với sơ đồ tư duy.

Sản phẩm dự kiến: 02 bài báo khoa học trong nước.

29.            Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Việt Nam sau Chiến tranh lạnh (1991-2012)

Mục tiêu: Nghiên cứu sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Việt Nam từ sau Chiến tranh lạnh kết thúc đến hết nhiệm kỳ cầm quyền của Tổng thống Barak Obama (1991-2012), đồng thời đánh giá tác động nhiều chiều của quá trình này và đưa ra những dự báo bước đầu về xu hướng phát triển chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Việt Nam và quan hệ giữa hai nước trong thời gian tới.

Nội dung:

-         Phân tích những nhân tố chủ yếu tác động đến sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với ViệtNamsau Chiến tranh lạnh.

-         Phân tích chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2012, so sánh và rút ra những nội dung thể hiện sự điều chỉnh chính sách của Hoa Kỳ trong thời kỳ này cũng như so với thời kỳ trong Chiến tranh lạnh.

-         Rút ra một số nhận xét, đánh giá về sự điều chỉnh chính sách, tác động của sự điều chỉnh và dự báo chiến lược đối ngoại của Hoa Kỳ đối với ViệtNamtrong thời gian tới.

Sản phẩm dự kiến: 02 bài báo khoa học đăng tạp chí chuyên ngành trong nước; đào tạo 04-05 Cử nhân.

30.            Tạo biểu tượng về địa điểm của sự kiện trong dạy học lịch sử ở trường THPT giai đoạn 1954-1975

Mục tiêu: Xác định những nội dung, con đường, biện pháp sư phạm cần thiết để tạo biểu tượng về địa điểm của sự kiện lịch sử trong dạy học lịch sử ở trường THPT giai đoạn 1954-1975.

Nội dung:

-         Vấn đề tạo biểu tượng về địa điểm của sự kiện trong dạy học lịch sử ở trường THPT – Lý luận và thực tiễn.

-         Nội dung và mức độ kiến thức phản ánh biểu tượng về địa điểm của sự kiện lịch sử trong dạy học lịch sử ở trường THPT (1954-1975).

-         Hình thức và biện pháp tạo biểu tượng về địa điểm của sự kiện lịch sử trong dạy học lịch sử giai đoạn 1954-1975 ở trường THPT – Thực nghiệm sư phạm (Chương trình Chuẩn).

Sản phẩm dự kiến: 02 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành; 01 Tài liệu hỗ trợ để dạy chuyên đề Hình thành tri thức lịch sử ở trường CĐ và ĐHSP; 01 Tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông.

31.            Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững đất đô thị ở thành phố Huế

Mục tiêu: Trên cơ sở đánh giá tình hình sử dụng đất đô thị từ đó đề xuất hướng sử dụng đất bền vững ở thành phố Huế.

Nội dung:

-         Cơ sở lý luận của việc sử dụng đất đô thị

-         Đánh giá sử dụng đất đô thị ở thành phố Huế

-         Định hướng và hệ thống giải pháp sử dụng bền vững đất đô thị ở thành phố Huế

Sản phẩm dự kiến: 03 bài báo khoa học chuyên ngành; đào tạo 02 cừ nhân và 01 Thạc sĩ; Báo cáo phân tích đánh giá về tình hình, hiệu quả sử dụng đất đô thị ở thành phố Huế; Bản kiến nghị, đề xuất các giải pháp sử dụng đất đô thị theo hướng bền vững; Bản đồ (file bản đồ) hiện trạng sử dụng đất đô thị, quy hoạch sử dụng đất đô thị bền vững.

32.            Định hướng giá trị nhân cách của sinh viên Đại học Huế

 Mục tiêu: Đánh giá thực trạng định hướng giá trị nhân cách của sinh viên Đại học Huế cũng như các yếu tố tác động tới sự định hướng giá trị nhân cách đó ở sinh viên và từ đó đề xuất các biện pháp tác động giáo dục  giúp sinh viên định hướng giá trị nhân cách đúng đắn cho bản thân

 Nội dung:

-         Nghiên cứu cơ sở lý luận về nhân cách, định hướng giá trị, định hướng giá trị nhân cách.

-         Khảo sát thực trạng định hướng giá trị nhân cách của sinh viên Đại học Huế hiện nay.

-         Đề xuất và thử nghiệm biện pháp tác động giáo dục định hướng giá trị nhân cách đúng đắn cho SV.

Sản phẩm dự kiến: 02 bài báo khoa học đăng tạp chí trong nước; đào tạo 01 Cử nhân và 01 Thạc sỹ.

33.            Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đại học liên thông của trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế

Mục tiêu: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học liên thông của trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế hiện nay.

Nội dung:

-         Nghiên cứu cơ sở lý luận về đổi mới đào tạo đại học của trường đại học.

-         Khảo sát, đánh giá thực trạng về hoạt động đào tạo đại học liên thông của một số trường Đại học Sư phạm ở ViệtNamhiện nay.

-         Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học liên thông của trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế trong thời gian tới.

Sản phẩm dự kiến: 02 bài báo khoa học đăng tạp chí trong nước; đào tạo 01 Thạc sĩ.

* Các đề tài dưới đây nộp hồ sơ tại Phòng KHCN-HTQT Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế:

34.            Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng và khuynh hướng sử dụng đất của đồng bào miền núi Trung Trường Sơn dưới tác động của tuyến đường Hồ Chí Minh giai đoạn 2000 – 2012

Mục tiêu: Phân tích được biến động tài nguyên rừng và khuynh hướng sử dụng đất của đồng bào miền núi trên tuyến đường Hồ Chí Minh qua địa bàn 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, và Thừa Thiên Huế.

Nội dung:

-         Tạo lập lớp che phủ rừng, đất rừng ( diện tích, chất lượng ), hiện trạng sử dụng đất các thời điểm năm 2000- 2012 với kết quả là bản đồ hiện trạng rừng các thời điểm và số liệu đính kèm.

-         Phân tích biến động các trạng thái rừng, các loại hình sử dụng đất trên địa và thành lập bản đồ biến động giai đoạn 2000 – 2012.

-         Phân tích mối quan hệ giữa biến động tài nguyên rừng, khuynh hướng sử dụng đất dưới tác động của tuyến đường Hồ Chí Minh.

-         Đánh giá thay đổi của một số tác nhân kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến địa bàn  nghiên cứu.

-         Tổng hợp và phân tích biến động tài nguyên rừng, khuynh hướng sử dụng đất tử đó xác định nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của chúng.

-         Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý sử dụng tài nguyên rừng, tài nguyên đất bền vững cho đồng bào dân tộc miền núi trên tuyến đường Hồ Chí Minh thuộc địa bàn nghiên cứu.

Sản phẩm dự kiến: 01 bài báo khoa học đăng tạp chí quốc tế; 01 bài báo khoa học đăng tạp chí trong nước; đào tạo 01 cử nhân và 01 thạc sĩ.

35.            Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa trên đất nhiễm mặn ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam

Mục tiêu:

-         Xác định thời vụ gieo trồng thích hợp cho giống lúa chịu mặn có triển vọng

-         Xác định liều lượng bón kali thích hợp cho giống lúa chịu mặn có triển vọng

Nội dung:

-         Điều tra tình hình sản xuất lúa tại huyện Duy Xuyên, tỉnh QuảngNam

-         Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng cho giống lúa chịu mặn có triển vọng

-         Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng bón kali cho giống lúa chịu mặn có triển vọng

-         Đánh giá tương quan về biến động của độ mặn đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa

Sản phẩm dự kiến: 01-02 bài báo khoa học đăng tạp chí trong nước; đào tạo 01-02 Cử nhân và 02-03 Thạc sĩ; 01 Tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu của giáo viên và sinh viên thuộc lĩnh vực nông nghiệp; 02 biện pháp kỹ thuật: thời vụ và liều lượng bón kali thích hợp cho giống lúa chịu mặn có triển vọng tại vùng sản xuất lúa bị nhiễm mặn ở Huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

36.            Nghiên cứu sử dụng phân sinh học WEGH và thuốc thảo mộc Pongam  để sản xuất lúa an toàn theo hướng VietGAP ở Thừa Thiên Huế

Mục tiêu:

-         Xác định được một số loại phân bón sinh học để thay thế một phần phân hóa học trong sản xuất lúa.

-         Xác định được một số thuốc thảo mộc để phòng trừ sâu hại lúa.

Nội dung:

-         Nghiên cứu khả năng thay thế phân đạm vô cơ của phân sinh học WEGH đối với giống lúa BT7.

-         Nghiên cứu hiệu lực của thuốc thảo mộc Pongam đối với một số sâu hại lúa.

Sản phẩm dự kiến: 01-02 bài báo khoa học đăng tạp chí trong nước; đào tạo 02-03 Cử nhân và 01-02 Thạc sĩ; 01 Quy trình sử dụng phân WEGH và thuốc thảo mộc cho lúa ở Thừa Thiên Huế.

37.            Nghiên cứu một số biện pháp nhân giống giống cây hoa chuông (Sinningia speciosa) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”

Mục tiêu:

-         Xây dựng được quy trình kỹ thuật nhân giống cây hoa chuông bằng hạt, bằng củ và bằng nuôi cây mô tế bào.     

-         Đánh giá hiệu quả của các phương pháp nhân giống.       

-         Hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống cây hoa chuông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và các tỉnh miền Trung nói chung.

Nội dung:

-         Nghiên cứu các phương pháp tạo hạt giống.

-         Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp vật lý và hóa học đến khả năng làm tăng hệ số nhân từ củ.

-         Nghiên cứu quy trình kỹ thuật nhân giống in-vitro cây hoa chuông.

-         Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của cây in-vitro trong giai đoạn vườn ươm.

Sản phẩm dự kiến: 01-02 bài báo khoa học đăng tạp chí trong nước; đào tạo 03 Cử nhân và 01-02 Thạc sĩ.

-         01 Quy trình kỹ thuật nhân giống cây hoa chuông cụ thể phù hợp với tầng điều kiện về cở sở, mục đích trồng… và thời tiết khí hậu của địa phương.

38.            Nghiên cứu đa dạng loài và xác định kỹ thuật gây trồng một số loài cây vùng bán ngập nước tại hồ Truồi huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, nhằm  ứng phó với biến đổi khí hậu

Mục tiêu: Cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc lựa chọn loài cây bán ngập phục vụ cho hoạt động trồng rừng phòng hộ tại hồ Truồi với mục tiêu phòng chống cháy vào mùa khô, chống sạt lở vào mùa mưa và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Nội dung:

-         Điều tra danh lục các loài cây trên vùng bán ngập nước hồ Truồi và lựa chọn các loài cây gỗ có khả năng trồng rừng phòng hộ tại khu vực hồ Truồi;

-         Xây dựng mô hình trồng rừng phòng hộ bằng các loài cây đã được lựa chọn và các loài cây đã được trồng phổ biến ở những khu ngập nước khác;

-         Theo dõi, đánh giá tỷ lệ sống và tình hình sinh trưởng của các loài cây trồng trong mô hình;

-         Xây dựng bảng hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và gây trồng các loài cây đã được lựa chọn.

Sản phẩm dự kiến: 01 bài báo khoa học đăng tạp chí trong nước; đào tạo 02 Cử nhân; 01 sách hướng dẫn kỹ thuật gây trồng một số loài cây bán ngập nước; 10 bộ mẫu khô các loài cây bán ngập nước phục vụ giảng dạy; 01 ha rừng mô hình trồng cây bán ngập tại hồ Truồi; Nguồn giống của 3-4 loài cây bán ngập nước.

39.            Đánh giá giá trị tổng thể tài nguyên rừng trong mối liên hệ giữa sinh kế và bảo tồn cho mô hình quản lý rừng cộng đồng ở Thừa Thiên Huế

Mục tiêu:

-         Xác định thực trạng giá trị tổng thể tài nguyên rừng cho các dạng mô hình quản lý rừng cộng đồng khác nhau trên các tiểu vùng sinh thái khác nhau.

-         Phân tích ý nghĩa và tác động tổng hợp của tài nguyên rừng đến cuộc sống của người dân trong các mô hình quản lý rừng cộng đồng.

-         Xác định và định hướng phát triển các giá trị tiềm năng từ tài nguyên rừng góp phần cải thiện sinh kế cho người dân địa phương và quản lý tài nguyên rừng hiệu quả.

Nội dung:

-         Xác định thực trạng giao rừng và mô hình quản lý rừng cộng đồng ở Thừa Thiên Huế.

-         Phân loại và xác định đặc trưng của các nhóm mô hình khác quản lý rừng cộng đồng khác nhau.

-         Điều tra và xác định giá trị các giá trị trực tiếp, gián tiếp, giá trị lựa chọn, giá trị tồn tại và giá trị để lại của tài nguyên rừng (Đa dạng sinh học của lòa cây gỗ, lâm sản ngoài gỗ, dịch vụ môi trường, văn hóa tâm linh…).

-         Phân tích vai trò và đóng góp của tài nguyên rừng đến đời sống của người dân và cộng động địa phương.

-         Phân tích và xác định các giá trị tiềm năng từ tài nguyên rừng liên quan đến phát cải thiện sinh kế và bảo tồn tài nguyên rừng.

-         Xác định và xây dựng cơ chế phát triển cho một số sản phẩm tiềm năng quan trọng.

-         Đề xuất định hướng điều chỉnh chính sách góp phần nâng cao hiệu quả mô hình quản lý rừng cộng đồng trên cả 3 phương diện, bảo tồn, phát triển tài nguyên rừng và nâng cao sinh kế cho cộng đồng.

Sản phẩm dự kiến: 01 bài báo khoa học đăng tạp chí trong nước; đào tạo 01 Thạc sĩ và  02 Cử nhân; 01 sách chuyên khảo; Nguyên lý và phương pháp xác định giá trị tổng thể tài nguyên rừng cũng như các sản phẩm tiềm năng từ tài nguyên rừng.

40.            Nghiên cứu, đánh giá hàm lượng một số kim loại nặng trong đất trồng và nước tưới ở các vùng quy hoạch sản xuất rau an toàn của Tỉnh Thừa Thiên Huế

Mục tiêu:

-         Xác định hàm lượng một số kim loại nặng phổ biến trong đất trồng và nước tưới của một số vùng quy hoạch trồng rau trọng điểm ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

-         Đưa ra được bộ số liệu và bản kết luận đánh giá thực trang ô nhiểm kim loại nặng của các vùng quy hoạch trồng rau để làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch vùng trồng rau sạch trong tỉnh theo hướng an toàn và bền vững.

Nội dung :

-         Điều tra tình hình sản xuất rau và vùng quy hoạch sản xuất rau an toàn ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

-         Lấy mẫu và phân tích hàm lượng các kim loại nặng trong mẫu đất trồng và mẫu nước tưới của một số vùng quy hoach trồng rau trọng điểm tại thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, huyện Quảng Điền

-         Đánh giá trình trạng ô nhiểm và đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiểm kim loại nặng trong đất trồng và nước tưới của các vùng quy hoạch trồng rau an toàn trong tỉnh.

Sản phẩm dự kiến: 01 Bài báo khoa học; đào tạo 01 Cử nhân; Bộ số liệu về hàm lượng kim loại nặng và bản kết luận đánh giá thực trạng ô nhiểm của các vùng phân tích, làm cơ sở cho việc quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn trong tỉnh. 

41.            Xác định thành phần nguồn cá giống di nhập từ biển vào đầm phá Tam Giang- Cầu Hai - tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất các biện pháp khai thác hợp lý.

Mục tiêu: Góp phần xác định nguồn cá giống xuất hiện ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, xây dựng cơ sở cho việc sử dụng nguồn cá giống vào trong nuôi trồng thủy sản, đồng thời góp phần bảo vệ nguồn lợi cá ở vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai.

Nội dung:

-         Lập danh mục cấu trúc thành phần loài cá giống di nhập từ biển vào đầm phá Tam Giang- Cầu Hai.

-         Xác định kích cỡ cá giống, mùa vụ xuất hiện, sản lượng cá giống xuất hiện.

-         Xác định các phương thức khai thác, ngư cụ khai thác cá giống được thực hiện tại đầm phá.

-         Đề xuất một số giải pháp bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn lợi cá giống.

Sản phẩm dự kiến:  02 bài báo khoa học đăng tạp chí trong nước; đào tạo 03 cử nhân.

42.            Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến chất lượng sản phẩm trong sản xuất bột chè xanh dạng Matcha ở Phú Hộ - Phú Thọ

Mục tiêu: Đánh giá và xác định được một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm trong sản xuất bột chè xanh dạng Matcha từ nguyên liệu chè Việt Nam.

Nội dung:

-         Nghiên cứu một số yếu tố trước thu hoạch ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu trong sản xuất bột chè xanh dạng Matcha:

+ Khảo sát đặc tính sinh hóa-kỹ thuật của một số giống chè của ViệtNamđể chọn nguyên liệu phù hợp cho sản xuất chè xanh dạng Matcha.

+ Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến thành phần sinh hóa nguyên liệu và chất lượng sản phẩm.

+ Nghiên cứu ảnh hưởng của che phủ vườn chè đến thành phần sinh hóa nguyên liệu và chất lượng sản phẩm.

-         Nghiên cứu một số yếu tố sau thu hoạch ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu và chất lượng sản phẩm bột chè xanh dạng Matcha:

+ Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian diệt men đến chất lượng bột chè xanh dạng Matcha.

+ Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian làm khô đến chất lượng bột chè xanh dạng Matcha.

-         Đề xuất dự thảo quy trình sản xuất bột chè xanh dạng Matcha từ nguyên liệu chè ViệtNam.

Sản phẩm dự kiến: Dự thảo quy trình sản xuất bột chè xanh dạng Matcha; Sản phẩm bột chè xanh dạng Matcha; 01-02 bài báo đăng ở tạp chí chuyên ngành trong nước; Đào tạo 2 cử nhân.

43.            Nghiên cứu chế biến lên men sữa đậu nành thành thực phẩm chức năng có tính chất probiotic bởi Lactobacillus fermentum MC9

Mục tiêu: Nghiên cứu sử dụng chủng vi khuẩn lactic có tiềm năng probitic Lactobacillus fermentum MC9 để lên men sữa đậu nành.

Nội dung:

-         Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nhân giống Lactobacillus fermentum MC9 phù hợp trong việc sử dụng lên men sữa đậu nành.

-         Nghiên cứu sự biến đổi của sữa đậu nành lên men trong quá trình lên men và bảo quản sản phẩm.

Kết quả dự kiến: 02 bài báo đăng trong các tạp chí chuyên ngành trong nước; đào tạo 1 cử nhân; Quy trình công nghệ sản xuất sữa chua từ đậu nành.

44.            Nghiên cứu thực trạng sử dụng đất ở đô thị của thành phố Huế làm cơ sở cho việc xây dựng chính sách sử dụng đất tiết kiệm và hợp lý

Mục tiêu:

-         Đánh giá thực trạng sử dụng đất ở đô thị của thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế.

-         Đưa ra những đề xuất, kiến nghị làm cơ sở cho việc xây dựng chính sách quản lý, sử dụng tiết kiệm hợp lý loại đất này.

Nội dung:

-         Nghiên cứu tổng quan về đất ở đô thị ViệtNam.

-         Điều tra, khảo sát, nghiên cứu đất ở đô thị của thành phố Huế. 

-         Phân tích, so sánh đưa ra các mô hình sử dụng đất ở phù hợp với điều kiện của ViệtNamvà từng khu vực đặc thù của thành phố Huế.

-         Kiến nghị những vấn đề cần có chính sách mới hoặc những vấn đề  cần điều  chỉnh trong chính sách hiện hành.

Sản phẩm dự kiến: 01 bài báo khoa học đăng tạp chí trong nước; đào tạo 01-02 ThS/Cử nhân; 01 báo cáo phân tích cho các ban ngành liên quan của địa phương trong công tác quản lý đô thị.

45.            Yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị sản phẩm chuối già lùn tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế

Mục tiêu:

-         Đánh giá tình hình sản xuất chuối già lùn tại huyệnNamĐông tỉnh Thừa Thiên Huế

-         Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm chuối già lùn tại huyệnNamĐông, tỉnh Thừa Thiên Huế

-         Xác định các thuận lợi và khó khăn trong việc tiệu thụ sản phẩm chuối già lùn

-         Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ  sản phẩm chuối già lùn

Nội dung:

-         Đánh giá tình hình sản xuất chuối già lùn tại huyệnNamĐông.

-         Xem xét khối lượng/ tỷ trọng hàng hóa tiêu thụ, số lượng các kênh tiêu thụ, số tác nhân trong mỗi kênh, vai trò và đặc điểm của các tác nhân, tỷ trọng hàng hóa qua mỗi mắc xích của kênh thị trường và sự hình thành giá trị sản phẩm qua các mắc xích cũng như sự phân chia lợi nhuận của các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị.

-         Xác định các thuận lợi và khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm chuối già lùn.

-         Đề xuất giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm chuối già lùn dựa trên các nội dung đã tìm hiểu liên quan đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các nội dung này sẽ được phân tích bằng công cụ SWOT để đưa ra các giải pháp cho việc phát triển tiêu thụ sản phẩm chuối già lùn.

Sản phẩm dự kiến: 02 bài báo  khoa học; đào tạo 2 cử nhân; tài liệu tấp huấn về phân tích chuỗi giá trị dùng cho cán bộ các trạm khuyến nông huyện.

46.            Nghiên cứu áp dụng phương pháp Trắc định xê lệch ngưng kết gián tiếp chuẩn (SSIA) để phát hiện mầm bệnh dại ở động vật

Mục tiêu:  

-         Xác định khả năng chẩn đoán bệnh dại bởi phương pháp SSIA với mẫu kiểm là nước bọt chó, mèo,… nhằm giúp đưa ra quyết định: liệu có nên tiêm phòng dại cho người hay không sau khi người đó bị chó hoặc mèo…, cắn.

-         Xác định sự hiện diện của virus dại trên động vật hoang dã trên địa bàn (chuột và động vật hoang dã khác, kể cả động vật “đặc sản rừng”).

 Nội dung:

-         Xác định tính hữu dụng của phương pháp SSIA trong nghiên cứu xác nhận sự hiện diện của virus dại trong nước bọt của chó

-         Xác định tình hình mang virus dại ở chó, mèo, chuột hoang và động vật hoang dã khác, ở chó và mèo tại địa phương Thừa Thiên Huế.

-         Xác định tính hữu dụng của phương pháp SSIA trong xác nhận sự hiện diện của virus dại trong nước bọt chó, mèo và trong loại mẫu bệnh phẩm khác.

-         Xác định tình hình mang virus dại ở chuột hoang và động vật hoang dã khác.

Sản phẩm dự kiến: 01 bài báo tạp chí chuyên ngành; đào tạo 04 BSTY.

 

* Các đề tài dưới đây nộp hồ sơ tại Phòng KHCN-HTQT Trường Đại học Y Dược – Đại học Huế:

47.            Nghiên cứu tình trạng nhiễm Cytomegalovirus, Toxoplasma, Herpes simplex virus type 1 ở trẻ động kinh

Mục tiêu:

-         Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm CMV, Toxoplasma, HSV – 1 ở trẻ động kinh.

-         Nghiên cứu một số yếu tố liên quan tình trạng CMV, Toxoplasma, HSV – 1 với các biểu hiện lâm sàng ở trẻ động kinh.

Nội dung:

-         Chẩn đoán xác định trẻ động kinh dựa vào lâm sàng cơn giật và kết quả đo điện não đồ.

-         Huyết thanh chẩn đoán xác định CMV, Toxoplasma và HSV-1 (IgM, IgG) bằng phương pháp ELISA. (sử dụng Human diagnosis test)

-         Điều trị với các thuốc đặc hiệu các trường hợp bị nhiễm CMV, Toxoplasma hoặc HSV-1.

-         Đánh giá kết quả điều trị bằng kiểm tra lại huyết thanh chẩn đoán lần 2.

-         Ghi nhận các thông tin về dịch tể học, tiền sử, bệnh sử, để tìm yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm virus.

Sản phẩm dự kiến: 01 bài báo khoa học, đào tạo 01 thạc sĩ.

48.             Nghiên cứu giá trị tiên lượng của nồng độ ferritin, transferrin, sắt huyết thanh ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp

Mục tiêu:

-         Đánh giá sự thay đổi nồng độ ferritin, transferrin, sắt huyết thanh ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế

-         Khảo sát mối tương quan giữa các yếu tố trên với mức độ tiên lượng ở bệnh nhồi máu não.

Nội dung:

-         Đánh giá lâm sàng và kết hợp cận lâm sàng (Ctscan sọ não, MRI sọ não) xác định nhồi máu não giai đoạn cấp.

-         Nghiên cứu và thực hiện xác định các xét nghiệm: ferritin, transferin, sắt huyết thanh và một số xét nghiệm liên quan đến nghiên cứu bệnh (công thức máu, đường máu, bilan lipid,...) ở nhóm bệnh và nhóm chứng.

-         Đánh giá mức độ trầm trọng và tiên lượng bệnh nhân qua các thang điểm lâm sàng (Glasgow,...) và cận lâm sàng (Ctsan sọ não,...).

Sản phẩm dự kiến: 02 bài báo khoa học, đào tạo 01 thạc sĩ.

49.            Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật đặt tấm nhân tạo hoàn toàn ngoài phúc mạc qua nội soi trong điều trị bệnh lý thoát vị bẹn

Mục tiêu : Đánh giá về tính hiệu quả và sự an toàn của kỹ thuật TEP trong phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn.

Nội dung :

-         Xác định quy trình chuẩn của kỹ thuật TEP (totally extraperitoneal repair) trong điều trị bệnh lý thoát vị bẹn.

-         Nghiên cứu những đặc điểm trong phẫu thuật: loại thoát vị (trực tiếp, gián tiếp), chảy máu (tổn thương động mạch thượng vị dưới, các mạch máu lớn), các biến chứng khác (như tổn thương ruột, tổn thương cổ bàng quang, tổn thương thừng tinh, thủng phúc mạc) và thời gian phẫu thuật.

-         Đánh giá thời gian nằm viện, tình trạng đau sau phẫu thuật.

-         Đánh giá tình trạng theo dõi tái khám

-         Đánh giá hiệu quả kỹ thuật dựa vào các mức độ : tốt, khá, trung bình, kém

Sản phẩm dự kiến: 01 bài báo quốc tế, 01 bài báo khoa học quốc gia, đào tạo 1 NCS, 01 thạc sĩ.

50.            Nghiên cứu sự tác động của polyphenon E chè xanh trên tín hiệu nội bào trong ung thư

Mục tiêu chung: Nghiên cứu  sự tác động của polyphenon E trên tín hiệu nội bào trong ung thư

Mục tiêu cụ thể:

-         Kiểm tra hoạt tính chống oxy hóa và tiền oxy hóa của polyphenon E trên tế bào nuôi cấy

-         Xác định các cơ chế tín hiệu nội bào chịu trách nhiệm cho tác dụng chống tăng sinh và chết tế bào lập trình trong ung thư

-         Tìm hiểu mối liên quan giữa tác dụng chống oxy hóa, tiền oxy hóa của  polyphenon E với tác dụng chống tăng sinh, chết tế bào lập trình của nó trong ung thư.

Nội dung:

-         Xử lý và nuôi cấy tế bào

-         Đo mức độ ROS nội bào và tình trạng oxy hóa khử nội bào

-         Đo protein carbonylation

-          Chết tế bào lập trinh (Cell apoptosis assay)

-          Phân tích miễn dịch dấu thấm (Immunobloting analysis)

Sản phẩm dự kiến: 01 bài báo khoa học đăng tạp chí quốc tế; 01 bài báo khoa học đăng tạp chí trong nước; đào tạo 01 thạc sĩ; quy trình nghiên cứu sự tác động của polyphenon E chè xanh trên tín hiệu nội bào trong ung thư; báo cáo phân tích tác dụng chống oxy hóa hay tiền oxy hóa của polyphenon E chè xanh có liên quan đến vai trò chống ung thư.

51.            Nghiên cứu hiệu quả điều trị sỏi ống mật chủ bằng nội soi mật tụy ngược dòng tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế

Mục tiêu:

-         Đánh giá kết quả của điều trị sỏi ống mật chủ bằng nội soi mật tụy ngược dòng tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế.

-         Khảo sát một số biến chứng và tai biến của của kỹ thuật nội soi mật tụy ngược dòng

Nội dung:  

-         Tiến hành thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng (Sinh hóa máu; siêu âm bụng) phát hiện các triệu chứng gợi ý và chẩn đoán sơ bộ.

-         Tiến hành nội soi mật tụy ngược dòng để chẩn đoán xác định cũng như tiến hành  điều trị sỏi ống mật chủ.

-         Đánh giá hiệu quả điều trị của kỹ thuật nội soi mật tụy ngược dòng.

-         Đánh giá một số các biến chứng và tai biến xảy ra của kỹ thuật nội soi mật tụy ngược dòng.

Sản phẩm dự kiến: 01 bài báo đăng tại tạp chí chuyên ngành trong nước; quy trình nội soi mật tụy ngược dòng điều trị sỏi ống mật chủ tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế.

52.            Nghiên cứu hiệu quả của Nattokinase NSK-SD trên huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp độ 1

Mục tiêu:

-         Nghiên cứu tác dụng hạ huyết áp lên trị số HA tâm thu và tâm trương  của bệnh nhân tăng huyết áp độ 1 sau khi dùng  NSK-SD Nattokinase  trong 3 tuần lễ ở bệnh nhân Tăng huyết áp giai đoạn 1tại Bệnh viện Trường Đại học Y  Dược, Đại học Huế .

-         Đánh giá sự thay đổi  một số thông số sinh hóa như hs-CRP, bilan lipid… sau khi dùng  NSK-SD Nattokinase  cũng như tác dụng phụ, tác dụng bất lợi khi xử dụng NSK-SD Nattokinase.

Nội dung:

-         Điều trị bằng Nattokinase NSK-SD trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát độ 1 trong 3 tuần.

-         Đánh giá sự thay đổi trị số huyết áp trước và sau điều trị.

-         Đánh giá sự thay đổi các thông số sinh hóa hs-CRP, Bilan lipid…

-         Đánh giá sự xuất hiện tác dụng phụ.

-         Khẳng định hiệu quả của Nattokinase NSK-SD.

Sản phẩm dự kiến:  01 bài báo quốc tế, 01 bài báo khoa học quốc gia, đào tạo 1 NCS, 01 thạc sĩ, dự kiến xuất bản 1 cuốn sách.

53.            Nghiên cứu tình hình đề kháng kháng sinh của Helicobacter pylori tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế

Mục tiêu:

-         Xác định tỷ lệ nuôi cấy H.Pylori thành công từ mẫu mô dạ dày sinh thiết qua nội soi và một số đặc điểm vi sinh của vi khuẩn phân lập được.

-         Xác định tỷ lệ đề kháng một số kháng sinh dùng trong điều trị tiệt trừ H.Pylori của các chủng phân lập được.

Nội dung:

-         Thực hiện phản ứng rapid urea test của bệnh phẩm là mẫu mô sinh thiết dạ dày tại phòng nội soi tiêu hóa. Phản ứng rapid urea test dương tính thì thực hiện các nội dung tiếp theo.

-         Xử lý mẫu mô sinh thiết trong môi trường phù hợp trong vòng 4 giờ sau khi sinh thiết để nuôi cấy Helicobacter pylori.

-         Nuôi cấy Helicobacter pylori từ mẫu mô sinh thiết trong môi trườngColumbiacó 7% máu cừu trong điều kiện vi ái khí (O2:5%, CO2: 10%, N2: 85%) ở 370C. Phân lập Helicobacter pylori sau khi nuôi cấy từ 3-7 ngày.

-         Lưu trữ chủng ở -700C và tách triết DNA lưu trữ -200C

-         Sự đề kháng kháng sinh của Helicobacter pylori được thực hiện bằng phương pháp E-test của hãng BioMerioux (Pháp) đối với 4 loại kháng sinh Amoxicillin, Clarythromycin, Levofloxacine, Metronidazole trên môi trường nuôi cấy Muller Hinton có 7% máu cừu trong điều kiện vi ái khí ở 370C.

-         Đặc điểm vi sinh: Đặc điểm colonies và một số đặc điểm nuôi cấy khác, nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của từng chủng phân lập được đối với từng kháng sinh.

-         PCR xác định một số độc tố Helicobacter pylori.

Sản phẩm dự kiến: 01 bài báo khoa học đăng tạp chí trong nước.

54.            Thiết kế phần mềm tính nguy cơ tiền sản giật cho sản phụ ở quý I thai kỳ

Mục  tiêu chung: Thiết kế một phần mềm cho phép các bác sĩ sản khoa tính được nguy cơ tiền sản giật cho sản phụ ở quý I của thai kỳ dựa trên một số các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của sản phụ

Mục tiêu cụ thể:

-         Xác lập mối liên quan toán học giữa nguy cơ xảy ra tiền sản giật ở sản phụ trong quý I của thai kỳ với các chỉ số ở thời điểm tính nguy cơ sau đây:  Các đặc điểm giải phẫu của sản phụ; Tiền sử; Các chỉ số huyết động;  Các chỉ số sinh hóa trong huyết thanh sản phụ.

-         Thiết kế một phần mềm tính nguy cơ tiền sản giật cho sản phụ ở quý I của thai kỳ dựa trên cơ sở phân tích mối tương quan toán học giữa nguy cơ xảy ra tiền sản giật với tất cả các chỉ số trên.

Nội dung:

-         Phân tích mối liên quan toán học giữa các chỉ số và nguy cơ xuất hiện tiền sản giật.

-         Thực hiện các thuật toán để dựng phần mềm tính nguy cơ tiền sản giật dựa trên sự phối hợp các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của sản phụ ở quý I thai kỳ.

-         So sánh kết quả phân tích nguy cơ của phần mềm này với phần mềm tính nguy cơ tiền sản giật ở sản phụ trong quý I thai kỳ của Fetal Medicine Foudation (FMF), một phần mềm có uy tín trên thế giới.

Sản phẩm dự kiến: 01 bài báo khoa học đăng tạp chí trong nước; đào tạo 01 thạc sĩ; 01 Phần mềm tính nguy cơ tiền sản giật cho sản phụ khi thăm khám trong quí I của thai kỳ được các bác sĩ sản khoa ở tất cả các tuyến sử dụng dưới hai hình thức; phần mềm chuyên dụng; phần mềm dạng “nội bộ” (“in house” software) chạy trên nền Excel.

55.            Nghiên cứu tác động của chế độ ăn chay trên hội chứng chuyển hóa ở Việt nam

Mục tiêu:

-         Xác định tỷ lệ hiện mắc hội chứng chuyển hóa ở cộng đồng người Việt ăn chay.

-         Nghiên cứu chế độ ăn chay đang được thực hành ở ViệtNam.

-         Đánh giá tác động của chế độ ăn chay đối với hội chứng chuyển hóa ở Việt nam.

Nội dung:

-         Thu thập các dữ liệu cơ bản về về tuổi, giới, thời gian ăn chay, huyết áp, Vòng bụng, BMI.

-         Tiến hành các xét nghiệm huyết học, sinh hóa cơ bản và nâng cao: Công thức máu, bilan lipid, glucose máu, adipokines.

-          Làm các xét nghiệm cơ bản về thành phần glucid, lipid, protid bữa ăn chay.

Sản phẩm dự kiến: 01 bài báo khoa học đăng tạp chí quốc tế; 02  bài báo khoa học đăng tạp chí trong nước; đào tạo 01 Tiến sĩ; báo cáo phân tích về sự liên quan giữa chế độ ăn chay và hội chứng chuyển hóa ở Việt nam; bản khuyến nghị về chế độ ăn chay hợp lý cho cộng đồng tại Việt nam và các nước Châu Á.

56.            Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh sâu răng của học sinh tiểu học ở Thừa Thiên Huế và thử nghiệm một số giải pháp can thiệp cộng đồng

Mục tiêu:

-         Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh sâu răng của học sinh tiểu học ở một số vùng sinh thái khác nhau thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.

-         Xây dựng, triển khai và đánh giá một số mô hình can thiệp có sự tham gia của cộng đồng nhằm hạn chế bệnh sâu răng ở trẻ em thuộc địa bàn nghiên cứu.

Nội dung chính:

-         Điều tra cắt ngang nhằm khảo sát tỉ lệ sâu răng tại một số vùng sinh thái khác nhau của Thừa Thiên – Huế.

-         Nghiên cứu bệnh chứng ghép cặp trong đó nhóm bệnh gồm những trẻ bị sâu răng đã được phát hiện;  tìm hiểu mối tương quan giữa bệnh lý răng miệng với chế độ dinh dưỡng, thói quen vệ sinh răng miệng, hoàn cảnh sống.

-         Nghiên cứu can thiệp theo dõi dọc đối tượng nghiên cứu có đối chiếu kết quả với nhóm đối chứng.

-         Đđánh giá hiệu quả của các biện pháp can thiệp cộng đồng thông qua tỉ lệ bệnh sâu răng sau can thiệp.

Sản phẩm dự kiến: 01 bài báo khoa học đăng tạp chí quốc tế; 04 bài báo khoa học đăng tạp chí trong nước.

57.            Nghiên cứu mối liên quan giữa mức độ vữa xơ động mạch với mức độ tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân hội chứng chuyển hóa

Mục tiêu:

-         Nghiên cứu sự biến đổi các thông số vữa xơ động mạch đánh giá qua máy OMRON VP-1000 Plus ở các bệnh nhân hội chứng chuyển hóa tại BV Trường Đại học Y – Dược Huế.

-         Nghiên cứu mối liên quan giữa mức độ vữa xơ động mạch đánh giá bằng máy OMRON VP-1000 Plus với mức độ tổn thương động mạch vành đánh giá bằng máy GE OEC 9900 Elite

Nội dung:

-         Đo vữa xơ động mạch các bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa

-         Chụp động mạch vành các bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa trên

-         Đánh giá mối tương quan giữa mức độ vữa xơ động mạch và mức độ tổn thương động mạch vành

-         Tiên lượng mức độ tổn thương động mạch vành dựa vào mức độ vữa xơ động mạch vành

Sản phẩm dự kiến: 02 bài báo khoa học đăng tạp chí trong nước; đào tạo 01 Thạc sỹ; 01 Bản báo cáo phân tích về giá trị tiên lượng của mức độ vữa xơ động mạch đối với bệnh mạch vành ở bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa.

58.            Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi một cổng trong điều trị thủng ổ loét tá tràng

Mục tiêu:

-         Nghiên cứu chỉ định điều trị thủng ổ loét tá tràng bằng phẫu thuật nội soi một cổng.

-         Đánh giá kết quả sớm điều trị thủng ổ loét tá tràng bằng khâu lỗ thủng qua phẫu thuật nội soi một cổng.

 Nội dung :

-         Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng, đặc điểm cận lâm sàng và các yếu tố nguy cơ ở những bệnh nhân thủng ổ loét tá tràng điều trị bằng phẫu thuật nội soi một cổng. 

-         Nghiên cứu đánh giá các yếu tố liên quan kỹ thuật mổ trong điều trị thủng ổ loét tá tràng bằng phẫu thuật nội soi một cổng.

-         Trên cơ sở các đặc điểm của bệnh nhân và các yếu tố liên quan kỹ thuật mổ đưa ra chỉ định điều trị thủng ổ loét tá tràng bằng phẫu thuật nội soi một cổng.

-         Đánh giá kết quả bước đầu trong thời gian hậu phẫu, 1 tháng và 2 tháng.

Sản phẩm dự kiến: 01 bài báo khoa học đăng tạp chí quốc tế; 01 bài báo khoa học đăng tạp chí trong nước; đào tạo 01 Tiến sĩ; quy trình (hoàn thiện) phẫu thuật nội soi một cổng trong điều trị thủng ổ loét tá tràng.

59.            Đánh giá thực trạng và khảo sát nhu cầu về nhân lực y tế tại một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên

Mục tiêu:

-         Mô tả thực trạng về nhân lực y tế hoạt động tại các tuyến của một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

-         Khảo sát nhu cầu về nhân lực y tế theo các tuyến của một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

Nội dung:

-         Thu thập thông tin, dữ liệu về nhân lực y tế hoạt động tại các tuyến của một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

-         Phân tích, đánh giá nguồn nhân lực y tế đang hoạt động tại các tuyến của các tỉnh nghiên cứu so với yêu cầu và mục tiêu của hệ thống y tế (về số lượng, bằng cấp chuyên môn, …)

-         Khảo sát các yếu tố liên quan đến nhu cầu và động lực làm việc của nhân viên y tế tại các tuyến y tế của các tỉnh nghiên cứu

-         Khảo sát nhu cầu về nhân lực y tế và nhu cầu đào tạo cán bộ y tế theo các tuyến của các tỉnh nghiên cứu.

-         Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao số lượng và chất lượng nhân lực y tế tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên

Sản phẩm dự kiến: 01 bài báo khoa học đăng tạp chí quốc tế; 01 bài báo khoa học đăng tạp chí trong nước; Bản báo cáo phân tích tình hình và các đề xuất nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực y tế cho các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

* Các đề tài dưới đây nộp hồ sơ tại Phòng KHCN-HTQT Trường Đại học Nghệ thuật – Đại học Huế:

60.            Nghiên cứu phục dựng bản khắc tranh dân gian làng Sình (Huế)

Mục tiêu:

-         Phục dựng bản khắc gỗ từ tranh dân gian truyền thống làng Sình, đồng thời xây dựng bước đầu di sản vật thể của dòng tranh này thông qua việc tạo ra khả năng in ấn, nhân bản bổ sung góp phần vào công cuộc lưu giữ, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Huế

-         Nghiên cứu, ứng dụng khoa học nghệ thuật trong đào tạo, ứng dụng trong giảng dạy nghệ thuật truyền thống ViệtNamcủa trường ĐHNT-ĐHH, góp phần mở rộng không gian nghệ thuật của TP Festival Huế.

Nội dung:

-         Thực hiện kỹ thuật tạo hình chuyên ngành trong nhân bản các bản in cổ.

-         Chọn  bản tranh cổ có giá trị nghệ thuật để phục chế, phục dựng và in khắc trên các loại gỗ đã từng được sử dụng.

-         Các nghệ nhân chế tác bản khắc gỗ bằng kỹ thuật khắc bản truyền thống.

-         Đánh giá, khẳng định các giá trị nghệ thuật và kết quả nghiên cứu.

Sản phẩm dự kiến:  Vựng tập tranh dân gian làng Sình với các bản mới bổ sung; các bản khắc gỗ và tranh; 05 CD  Room tư liệu liên quan; 01 bài báo khoa học; đào tạo 1 cử nhân.

61.            Nghiên cứu và chế tạo giấy từ các nguyên liệu địa phương, vận dụng vào giảng dạy, học tập và sáng tác nghệ thuật

Mục tiêu:

-         Nghiên cứu và chế tác giấy từ các chất liệu địa phương, nhằm tìm kiếm những giá trị tự thân của chất liệu, nắm bắt ngôn ngữ, sức biểu đạt, tính đặc thù của các loại hình giấy thủ công từ đó vận dụng vào giáo dục, học tập và sáng tác nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu, mục tiêu đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghệ thuật và góp phần tạo nên sắc thái riêng biệt trong đời sống nghệ thuật và xã hội.

-         Hiểu rõ hơn về lịch sử, giá trị và ngôn ngữ riêng biệt của giấy và nghề làm giấy, qua đó có thái độ, sự quan tâm và cách nhìn nhận mạch lạc hơn về một nghề thủ công truyền thống, nhằm hỗ trợ tốt hơn cho những sáng tác nghiên cứu. Bên cạnh đó góp phần hỗ trợ cho văn hóa du lịch thông qua tính lịch sử, thẩm mỹ và tính xã hội của một nghề thủ công truyền thống dân tộc đồng thời áp dụng vào sáng tác nghệ thuật hiện đại, tạo nên một giá trị, diện mạo mới cho đời sống văn hóa nghệ thuật của Huế hôm nay và mai sau.

Nội dung:

-         Triển khai nghiên cứu, khảo sát tư liệu, chế tác giấy từ chất liệu địa phương.

-         Vận dụng sản phẩm giấy chế tác vào công tác học tập, sáng tác và nghiên cứu nghệ thuật

-         Chọn sản phẩm, tác phẩm, thống nhất phương án trưng bày, triển lãm kết quả thực nghiệm.

-         Hỗ trợ cho văn hóa du lịch thông qua tính lịch sử, thẩm mỹ và tính xã hội của một nghề thủ công truyền thống dân tộc.

Sản phẩm dự kiến: Mẫu giấy, 01 bài báo khoa học, đào tạo 01 cử nhân.

* Các đề tài dưới đây nộp hồ sơ tại Phòng KHCN-HTQT Trường Đại học Kinh tế – Đại học Huế:

62.            Phân tích tác động của ngành du lịch lên nền kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế

Mục tiêu:

Đánh giá tác động trực tiếp và tác động lan tỏa của ngành du lịch đến nền kinh tế ở tỉnh THH, trong đó nhận diện rõ ưu điểm, nhược điểm của tác động cùng với nguyên nhân của nó để đề xuất hệ thống các giải pháp ở cả góc độ vĩ mô và vi mô nhằm phát triển ngành du lịch, gia tăng mức độ tác động của ngành du lịch đối với nền kinh tế ở tỉnh THH.

Nội dung:

-         Tìm hiểu cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của phát triển ngành du lịch đến phát triển kinh tế.

-         Đánh giá thực trạng ảnh hưởng của phát triển ngành du lịch đến phát triển kinh tế ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

-         Đề xuất các giải pháp phát triển ngành du lịch nhằm gia tăng mức độ ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế. Định hướng và chỉ tiêu phát triển ngành du lịch nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020.

Sản phẩm dự kiến: 01 bài báo khoa học, đào tạo 02 cử nhân.

63.            Phát triển thị trường sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Mục tiêu: Tìm hiểu, nghiên cứu thị trường sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở tỉnh THH, từ đó lựa chọn  thị trường mục tiêu cho nó và đề xuất một số giải pháp chủ yếu có tính khả thi nhằm phát triển thị trường sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở tỉnh THH trong giai đoạn hiện nay.

Nội dung:

-         Tìm hiểu Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

-         Đánh giá Thực trạng duy trì và phát triển thị trường sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

-         Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm duy trì và phát triển thị trường sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sản phẩm dự kiến: 01 bài báo khoa học, đào tạo 3 cử nhân.

64.            Hiệu quả kinh tế chăn nuôi Gà thịt tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Mục tiêu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng đầu tư, kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Xác định các yếu tố ảnh hưởng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt ở vùng nghiên cứu.

Nội dung:

-         Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà;

-         Đánh giá hiệu quả kinh tế kinh tế của các quy mô, phương thức, mục đích, giống gà và thời gian nuôi nhằm đưa ra định hướng chăn nuôi cho từng chủ thể;

-         Định lượng và đánh giá tác động của các yếu tố đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi gà, đưa ra các khuyến nghị về mức đầu tư tối ưu;

-         Nghiên cứu thị trường tiêu thụ và đưa ra khuyến nghị để hoàn thiện chuổi cung tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gà;

-         Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các trang trại, gia trại trong thời gian tới.

Sản phẩm dự kiến: 01 bài báo khoa học, đào tạo 5 cử nhân.

65.            Nghiên cứu ứng dụng mô hình ERP (Enterprise Resource Planning) vào công tác quản lý trường đại học ở Việt Nam – Trường hợp Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế

Mục tiêu :Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý toàn diện trường đại học URP ứng dụng trong các trường đại học ở Việt Nam từ đó đề xuất mô hình URP cho các trường đaịhọc ở Việt Nam và xây dựng một số phân hệ của mô hình URP để thử nghiệm tại trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế.

Nội dung:

-         Tìm hiểu sự cần thiết phải nghiên cứu và xây dựng mô hình quản lý toàn diện trường đại học URP trong giai đoạn hiện nay ở ViệtNam

-         Đề xuất mô hình URP cho các trường đại học ở ViệtNam.

-         Xây dựng một số phân hệ của mô hình URP ứng dụng trong trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế.

Sản phẩm dự kiến: 02 bài báo khoa học; đào tạo 3 cử nhân; Mô hình ERP ứng dụng vào công tác quản lý ở Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế và một số phân hệ quản lý của hệ thống ERP này.

66.            Nghiên cứu ứng dụng tài khoản vệ tinh du lịch đối với các địa phương trong điều kiện ở Việt nam hiện nay – Trường hợp tại Thừa thiên Huế

Mục tiêu: Nghiên cứu nhu cầu thông tin thống kê đối với hoạt động kinh doanh du lịch của các địa phương (cấp tỉnh, thành phố), phù hợp với hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và ứng dụng theo hướng tài khoản vệ tinh du lịch thế giới đề xuất.

Nội dung:

-         Tổng quan về TSA và hệ thống chỉ tiêu thống kê du lịch trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;

-         Đánh giá thực trạng công tác thống kê du lịch của Việt nam hiện nay;

-         Nghiên cứu nhu cầu thống kê du lịch trong điều kiện Việt nam hiện nay, theo hướng ứng dụng TSA.

-         Đề xuất đối với các địa phương (cấp tỉnh, thành phố) trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê đối với hoạt động kinh doanh du lịch

Sản phẩm dự kiến: 01 bài báo khoa học; đào tạo 03 cử nhân; đề xuất một số bảng biểu phục vụ công tác báo cáo định kỳ áp dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

67.            Nghiên cứu giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp Thừa Thiên Huế

Mục tiêu:

-         Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn.

-         Đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn, đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm phát triển khu vực nông thôn đáp ứng nhu cầu phát triển nông thôn mới ở Thừa Thiên Huế.

Nội dung:

-         Nghiên cứ cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn về việc phát triển tiểu thủ công nghiệp nói chung và tiểu thu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

-         Đánh giá thực trạng phát triển tiểu thủ công nghiệp Thừa Thiên Huế.

-         Đưa ra các giải phát triển tiểu thủ công nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sản phẩm dự kiến: 01 bài báo khoa học, đào tạo 03 cử nhân.

68.            Nhận diện các kiến thức, kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kế toán theo yêu cầu của người sử dụng lao động

Mục tiêu:

-         Nhận diện được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn và kỹ năng “mềm” thiết yếu của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán được các tổ chức, doanh nghiệp yêu cầu.

-         Đề xuất các kiến nghị đối với các trường đại học ViệtNamđể xây dựng các chương trình đào tạo ngành kế toán phù hợp nhằm đáp ứng được mong muốn của người sử dụng lao động về nguồn nhân lực trong lĩnh vực kế toán.

Nội dung:

-         Hệ thống hóa và đánh giá tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu

-         Tiến hành khảo sát các tổ chức, doanh nghiệp trên toàn quốc (tập trung ở Thừa Thiên Huế và các Tỉnh, Thành phố ở Miền Trung) để tìm hiểu các yêu cầu của họ về kiến thức và kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán.

-         Tổng hợp và phân loại các nhóm kiến thức và kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán được yêu cầu bởi xã hội.

-         Đề xuất các gợi ý và kiến nghị cho các trường đại học để xây dựng các chương trình đạo tạo ngành kế toán phù hợp với yêu cầu xã hội.

Sản phẩm dự kiến: 01 bài báo khoa học, đào tạo 03 cử nhân.

* Các đề tài dưới đây nộp hồ sơ tại Phòng KHCN-HTQT Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế:

69.            Đối chiếu đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa của hành vi cám ơn trong tiếng Nga và tiếng Việt

Mục tiêu: Chỉ ra các đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa của hành vi này, so sánh đối chiếu chúng giữa các ngôn ngữ, qua đó đề xuất việc biên soạn giáo trình dạy tiếng phù hợp thực tiễn giao tiếp

Nội dung:

-         Đi sâu nghiên cứu các hành vi cám ơn từ góc độ ngữ dụng học, chỉ ra được các đặc điểm về ngôn ngữ (về hình thức) và về văn hóa - dân tộc, đối chiếu chúng trong tiếng Nga và tiếng Việt; trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp trong dạy - học 2 ngôn ngữ này như một ngoại ngữ. Đề tài tập trung vào giải quyết 3 vấn đề:

-         Miêu tả đặc điểm hình thức – các cấu trúc ngôn ngữ của hành vi cám ơn  (gồm lối cám ơn trực tiếp và gián tiếp) trong tiếng Nga và tiếng Việt.

-         Miêu tả đặc điểm văn hóa – dân tộc chứa đựng đằng sau các cách thức thể hiện sự cám ơn, lòng biết ơn trong 2 ngôn ngữ, chỉ ra được sự tương đồng và khác biệt và nguyên nhân dẫn đến tương đồng và khác biệt giữa chúng.

-         Đề xuất những giải pháp thực tiễn trong biên soạn giáo trình dạy - học tiếng Nga và tiếng Việt như một ngoại ngữ, phục vụ nhu cầu dạy - học tiếng hiện nay.

Sản phẩm dự kiến: 02 bài báo khoa học, Đào tạo 01 cử nhân.

70.            Dạy/học tiếng Pháp-ngoại ngữ hai trong tình hình mới tại trường Đại học Ngoại ngữ-Đại học Huế, thách thức và giải pháp

Mục tiêu:

-         Xác định những khó khăn, thuận lợi trong việc dạy/học tiếng Pháp-ngoại ngữ hai (chương trình dạy/học, kiểm tra đánh giá, nhận thức của giáo viên và sinh viên,..).

-         Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng tích cực đến việc dạy/học tiếng pháp ngoại ngữ hai (động cơ học tập của sinh viên, phương pháp dạy/học theo hướng giao tiếp…) và từ đó đề xuất một số biện pháp khắc phục phù hợp hơn với yêu cầu mới.

Nội dung:

-         Nghiên cứu vai trò và tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp nói trong dạy/học ngoại ngữ nói chung và ngoại ngữ hai nói riêng và những điều kiện cần thiết để hình thành động cơ học tập cho sinh viên.

-         Xác định những khó khăn và thuận lợi trong dạy/học tiếng pháp ngoại ngữ hai liên quan đến nội dung, phương pháp dạy/học, chương trình dạy/học, kiểm tra đánh giá, nhận thức của giáo viên và sinh viên về học phần tiếng pháp ngoại ngữ hai,…
Đề nghị một số hoạt động dạy/học nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp nói và kích thích hứng thú học tập cho sinh viên tiếng Anh : đề nghị liên quan đến chương trình, thời lượng, nội dung, phương pháp dạy/học, hình thức kiểm tra, đánh giá.

Sản phẩm dự kiến : 02 bài báo khoa học,  đào rạo 01 cử nhân.

71.            Nhận thức và thực tế việc đánh giá hiệu quả học phần ngành tiếng Anh tại Đại học Huế từ phía giáo viên và sinh viên.

Mục tiêu:

-         Tìm hiểu tình hình tiến hành giảng dạy và đánh giá hiệu quả các học phần ngành tiếng Anh.

-         Góp phần nâng cao chất lượng đánh giá hiệu quả các học phần ngành tiếng Anh từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học chương trình cử nhân ngành tiếng Anh.
Nội dung:

-         Tìm hiểu nhận thức của sinh viên và giáo viên phụ trách học phần về các vấn đề liên quan đến hoạt động đánh giá hiệu quả học phần tại các lớp cấp cử nhân ngành tiếng Anh (giữa và cuối học kỳ).

-         Tìm hiểu thực tế tiến hành các hoạt động đánh giá học phần tại một số học phần cấp cử nhân ngành tiếng Anh (giữa và cuối học kỳ).

-         Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong việc tiến hành các hoạt động đánh giá hiệu quả học phần.

-         Xây dựng mô hình đánh giá hiệu quả học phần bao gồm quy trình đánh giá, nội dung đánh giá, phương pháp đánh giá, và các mẫu đánh giá.

Sản phẩm dự kiến:  02 bài báo khoa học, đào tạo 01 thạc sĩ, mô hình đánh giá hiệu quả học tập.

72.            Thiết kế chương trình học bổ trợ ứng dụng công nghệ thông tin để rèn luyện kỹ năng tự học cho sinh viên năm thứ nhất (thi đầu vào không phải khối D3) Khoa Tiếng Pháp

Mục tiêu:

-         Giúp sinh viên, đặc biệt sinh viên đầu vào chưa biết tiếng Pháp, học tiếng Pháp một cách hiệu quả, theo kịp chương trình khung và đạt được chuẩn đào tạo.

-         Nâng cao kĩ năng ngôn ngữ, tính chủ động, tự giác, rèn luyện khả năng tự học và giải quyết vấn đề trong quá trình học.

-         Xây dựng một chương trình mềm dẻo nhằm cá biệt hóa việc học.

-         Sử dụng hiệu quả hơn các trung tâm thông tin thư viện, phòng tin học, phòng đa phương tiện sẵn có trong việc học tiếng Pháp.

-         Đề xuất một mô hình học tập song song với chương trình chính thức với sự hỗ trợ của CNTT mà các khoa khác, trường khác có thể tham khảo.

Nội dung:

-         Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về

-         Phương pháp giảng dạy/ học tập theo kỹ năng và các phương pháp liên quan,

-         Ứng dụng CNTT vào giảng dạy ngoại ngữ,

-         Phương pháp tự học của sinh viên.

-         Tham khảo lý thuyết và thực tiễn về dạy và học qua mạng Internet.

-         Thiết kế chương trình học với sự hỗ trợ của CNTT như máy tính, mạng Internet, thiết kế các công cụ kiểm tra đầu vào, đầu ra, các nội dung học theo kĩ năng, theo trình độ, công cụ giúp người học tham gia vào việc cùng xây dựng những nội dung học tập và có thể chia sẻ nguồn chất xám, thiết kế các công cụ đánh giá và tự đánh giá trong quá trình học, soạn hướng dẫn cho giáo viên phụ đạo. Áp dụng thí điểm trong học kỳ I cho sinh viên năm thứ nhất khoa Pháp để nhóm tác giả đề tài rút kinh nghiệm nhằm hoàn thiện chương trình.

Sản phẩm dự kiến:  01 bài báo quốc tế, 01 bài báo trong nước,  đào tạo 01 cử nhân.

* Các đề tài dưới đây nộp hồ sơ tại Viện Tài Nguyên Môi trường và Công nghệ Sinh học – Đại học Huế:

73.            Nghiên cứu một số tính chất lý hóa của enzyme glucanase ngoại bào từ Trichoderma asperellum

Mục tiêu: Xác định các điều kiện tối ưu cho hoạt động của enzyme glucanase ngoại bào từ Trichoderma.

Nội dung:

-         Xác định các tính chất lý hóa của enzyme glucanase, bao gồm:

+ Khối lượng phân tử;

+ Nhiệt độ tối thích cho hoạt động của enzyme và độ bền nhiệt độ;

+ pH tối thích cho hoạt động của enzyme và độ bền pH;

+ Ảnh hưởng của các ion kim loại và các chất ức chế lên hoạt tính của enzyme;

+ Hoạt tính phân hủy cellulose trên các nguồn cơ chất khác nhau.

Sản phẩm dự kiến: 01 bài báo khoa học, đào tạo 01 cử nhân, sản phẩm enzyme glucanase

74.            Nghiên cứu tạo bùn hạt hiếu khí và đánh giá khả năng xử lý chất hữu cơ và dinh dưỡng

Mục tiêu:

-         Nghiên cứu quá trình hình thành bùn hạt hiếu khí trong điều kiện PTN.

-         Đánh giá hiệu quả xử lý chất hữu cơ và dinh dưỡng của quá trình bùn hiếu khí dạng hạt.

Nội dung:

-         Khảo sát quá trình tạo bùn hạt hiếu khí trong điều kiện Phòng thí nghiệm;

-         Tạo sản phẩm là bùn hạt hiếu khí trong các bể phản ứng theo mẻ;

-         Đánh khả năng xử lý các chất hữu cơ, dinh dưỡng (nitơ) bằng quá trình bùn hạt hiếu khí trên đối tượng nước thải tổng hợp và nước thải thật.

Sản phẩm dự kiến: 01 bài báo khoa học, đào tạo 01 cử nhân, Quy trình bùn hoạt tính dạng hạt và sản phẩm là bùn hạt hiếu khí trong điều kiện phòng thí nghiệm, - Bùn hiếu khí dạng hạt được tạo ra trong Phòng thí nghiệm.

75.            Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, sức sản xuất thịt của tổ hợp lợn lai F1(♂ Duroc x ♀ Meishan) ở Thừa Thiên Huế

Mục tiêu: Lai tạo và nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, sức sản xuất thịt của tổ hợp lợn lai mới F1 (♂ Duroc x ♀ Meishan) ở Thừa Thiên Huế phục vụ phát triển chăn nuôi lợn.

Nội dung:

-         Lai tạo và nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của tổ hợp lợn lai mới F1(♂ Duroc x ♀ Meishan) ở Thừa thiên Huế (khả năng tăng trọng, khả năng ăn vào và tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng trọng)     

-         Đánh giá chất lượng thịt xẻ của tổ hợp lợn lai F1(♂ Duroc x ♀ Meishan) (các chỉ tiêu về chất lượng thịt xẻ: tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ nạc, mỡ, xương, da, độ dày mỡ lưng P2, diện tích mắt thịt...) nuôi ở Thừa thiên Huế

Sản phẩm dự kiến: 01 bài báo khoa học; Đào tạo 01 kỹ sư chăn nuôi;  Nhóm lợn lai mới F1(♂ Duroc x ♀ Meishan).

76.            Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số đánh giá mức độ tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sinh kế của người dân vùng Ngũ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Mục tiêu:

-         Xây dựng bộ chỉ số dùng để đánh giá mức độ tổn thương của biến đổi khí hậu đến hoạt động sinh kế của người dân ở khu vực nghiên cứu.

-         Đề xuất các giải pháp giúp người dân thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu.

Nội dung:

-         Phân tích, đánh giá các hoạt động sinh kế của người dân ở khu vực nghiên cứu;

-         Xác định các hoạt động sinh kế dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu trên địa bàn nghiên cứu;

-         Xây dựng bộ chỉ số đánh giá mức độ tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sinh kế của người dân khu vực nghiên cứu;

-         Đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu cho người dân địa phương.

Sản phẩm dự kiến:  01 bài báo khoa học; đào tạo 01 cử nhân; Bộ chỉ số dùng để đánh giá mức độ tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu đến các hoạt động sinh kế của người dân khu vực nghiên cứu.

* Đề tài dưới đây nộp hồ sơ tại Phòng KHCN-HTQT Khoa Du lịch – Đại học Huế:

77.            Nghiên cứu xây dựng một số tua du lịch kết hợp từ thiện ở Thành phố Huế

Mục tiêu: Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiển làm cơ sở cho việc xây dựng các tua du lịch kết hợp từ thiện nhằm mục đích giáo dục ý thức và kết nối những trái tim nhân ái nhằm phát triển xã hội theo hướng “chân, thiện, mỹ”.

Nội Dung:

-         Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.

-         Phân tích kết quả điều tra làm cơ sở thiết kế 3 tua du lịch kết hợp từ thiện tại các điểm nghiên cứu đã lựa chọn.

-         Định hướng và một số giải pháp phát triển du lịch kết hợp từ thiện ở thành phố Huế.

Sản phẩm dự kiến: 01 bài báo khoa học; đào tạo 01 cử nhân, thiết kế 2-3 tour.

* Đề tài dưới đây nộp hồ sơ tại Phòng KHCN-HTQT Khoa Luật – Đại học Huế:

78.            Thực trạng áp dụng pháp luật quy hoạch sử dụng đất ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 2004 - 2014

Mục tiêu:

- làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về quy hoạch sử dụng đất.

- Thông qua việc tìm hiểu thực trạng của pháp luật quy hoạch sử dụng đất, thực tiễn tổ chức thi hành pháp luật quy hoạch sử dụng đất tại tỉnh Thừa Thiên Huế, đề tài phải đề xuất được một số giải pháp góp phần đổi mới hoàn thiện hệ thống pháp luật về quy hoạch sử dụng đất, nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch sử dụng đất tại địa phương.

Nội dung:

- Đánh giá những vấn đề lý luận về quy hoạch sử dụng đất và Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất.

- Nghiên cứu , đánh giá thực trạng Pháp Luật quy hoạch sử dụng đất.

- Khảo sát thực tiễn thực hiện Pháp luật quy hoạch sử dụng đất tại tỉnh Thừa Thiên Huế và những vấn đề pháp lí đặt ra.

- Đề xuất giải pháp đổi mới Pháp luật quy hoạch sử dụng đất và nâng cao hiệu quả thực hiện Pháp luật quy hoạch sử dụng đất từ góc nhìn thực tiễn.

Sản phẩm dự kiến:  02 bài báo khoa học;  đào tạo 01 cử nhân và 01 thạc sĩ.

Các tin mới hơn
Liên kết
×