English | Français   rss
Liên kết
Ảnh hưởng hiệp đồng cùa lá sắn (Manihot Esculenta Crantz), bã bia, và than sinh học (biochar) lên sự sản sinh khí methane và năng suất thú nhai lại.
Góp ý

Luận án đã chứng minh được HCN trong lá sắn là yếu tố chính làm giảm sự sinh khí methane, trong khi những nghiên cứu trước đây chỉ có thể tiên đoán vai trò của HCN trong việc giảm sinh khí methane. Hiện nay, những hiểu biết về việc sử dụng lá sắn cho gia súc nhai lại ăn chủ yếu loại lá sắn “ngọt” có hàm lượng cyanide (HCN) thấp, tuy nhiên luận án này đã xây dựng được phương pháp cho ăn lá sắn “đắng” (có nồng độ cyanide cao hơn lá “ngọt”) với sự hỗ trợ của việc thêm vào khẩu phần lượng bã bia chỉ ở mức 4% vật chất khô (VCK) và biochar ở mức 1% VCK trên bò và dê mà không gây ra bất kỳ hiện tượng ngộ độc HCN.

Tên luận án: Ảnh hưởng hiệp đồng cùa lá sắn (Manihot Esculenta Crantz), bã bia, và than sinh học (biochar) lên sự sản sinh khí methane và năng suất thú nhai lại.

Ngành: Chăn nuôi

Mã số: 9620105

Tên nghiên cứu sinh: Lê Thụy Bình Phương

Người hướng dẫn:

- PGS. TS. Nguyễn Hữu Văn

- TS. Đinh Văn Dũng

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế

Luận án được bảo vệ bằng tiếng Anh.

 

Những đóng góp mới của luận án

Luận án đã chứng minh được HCN trong lá sắn là yếu tố chính làm giảm sự sinh khí methane, trong khi những nghiên cứu trước đây chỉ có thể tiên đoán vai trò của HCN trong việc giảm sinh khí methane. Hiện nay, những hiểu biết về việc sử dụng lá sắn cho gia súc nhai lại ăn chủ yếu loại lá sắn “ngọt” có hàm lượng cyanide (HCN) thấp, tuy nhiên luận án này đã xây dựng được phương pháp cho ăn lá sắn “đắng” (có nồng độ cyanide cao hơn lá “ngọt”) với sự hỗ trợ của việc thêm vào khẩu phần lượng bã bia chỉ ở mức 4% vật chất khô (VCK) và biochar ở mức 1% VCK trên bò và dê mà không gây ra bất kỳ hiện tượng ngộ độc HCN.

Bên cạnh đó, việc cho ăn lá sắn “đắng” trong khẩu phần đã cho thấy nó có tác động đến quá trình lên men dạ cỏ, dẫn đến sự gia tăng nitrogen lưu giữ cùng với giảm sinh khí meathne. Mối liên hệ này cung cấp hàm ý cho cách tiếp cận mới trong đánh giá tiêu hóa của thú nhai lại: sự chuyển đổi một phần vị trí tiêu hóa của thức ăn (từ dạ cỏ đến ruột non và manh tràng) mà trước đây người ta cho rằng chỉ có lên men thức ăn dạ cỏ mới có mối quan hệ cộng sinh thực sự với thú nhai lại.

 

_____________________________

Author name: Le Thuy Binh Phuong

Dissertation title: Synergic effect of cassava (Manihot Esculenta Crantz) foliage, brewer’s grains, and biochar on methane production and performance of ruminants

Major: Animal Sciences

Code: 9620105

Supervisors:

- Associate Professor Nguyen Huu Van

- Dr Dinh Van Dung

Institutions: Hue University of Agriculture and Forestry

 

 

New Contribution of the dissertation

This dissertation successfully demonstrated that HCN in cassava foliage is main factor for reduction of methane production while the earlier finding could only predict the role of HCN for decreased methane. Currently, the best-known cassava foliage to feed animal is “sweet” cassava foliage with low cyanide content, my dissertation succeeds to build feeding method for “bitter” cassava foliage diet (higher cyanide content) with support of adding restricted brewers grain (4% of DM) and biochar (1% of DM) to feed cattle and goats without cause HCN toxicity. Additionally, discovery of the feeding of the bitter cassava foliage appear to modify the rumen fermentation lead to increases in nitrogen retention associated with reduced methane production, it made a part of this dissertation provided the implication for new approach of the proposed partial shift in sites of digestion (from rumen to small intestine and the cecal-colon region) that previously it is thought that only rumen fermentation has a truly symbiotic relationship with the ruminant.

 

 

Liên kết
×