English | Français   rss
Liên kết
Nghiên cứu tình trạng suy dinh dưỡng và nồng độ leptin huyết thanh ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ và lọc màng bụng liên tục ngoại trú
Góp ý

 

Mối liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng với thời gian lọc máu chu kỳ, tốc độ thoái biến protein bình thường (nPCR) và nồng độ leptin huyết thanh.

 

 

Tên đề tài:  Nghiên cứu tình trạng suy dinh dưỡng và nồng độ leptin huyết thanh ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ và lọc màng bụng liên tục ngoại trú

Chuyên ngành: Nội Khoa

Mã số: 9. 72. 01. 07

Họ và tên NCS: VÕ THANH HÙNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Bùi Bảo

________

 

NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN

 

- Mối liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng với thời gian lọc máu chu kỳ, tốc độ thoái biến protein bình thường (nPCR) và nồng độ leptin huyết thanh.

- Mối tương quan của nồng độ leptin huyết thanh với BMI (kg/m2), HA tâm thu (mmHg), albumin huyết thanh, prealbumin huyết thanh, cholesterol máu, triglyceride máu và nPCR (g/kg/ngày).

- Luận án cung cấp tỷ lệ suy dinh dưỡng được đánh giá bằng nhiều phương pháp, bằng tỷ lệ phần trăm tình trạng suy dinh dưỡng ở từng mức độ khác nhau như: tỷ lệ suy dinh dưỡng theo BMI là 14,7%, đánh giá dinh dưỡng theo SGA_3 tỷ lệ suy dinh dưỡng là 67,0%, albumin HT tỷ lệ suy dinh dưỡng chiếm 17,7%, Prealbumin HT tỷ lệ suy dinh dưỡng nặng chiếm 92,7%% và leptin huyết thanh chiếm 61,3%, tốc độ thoái biến protein bình thường (nPCR g/kg/ngày) < 0,8 g/kg/ngày chiếm đến 7,7%. Luận án cũng so sánh được mức độ suy dinh dưỡng ở nhóm bệnh nhân bệnh lọc máu chu kỳ và lọc màng bụng liên tục ngoại trú, tỷ lệ phần trăm của từng nhóm. Sau 12 tháng theo dõi có 22 bệnh nhân BTMGĐC đang điều trị thay thế thận tử vong (chiếm tỷ lệ là 8,5%).

- Phân tích hồi quy đa biến gồm nPCR, albumin huyết thanh, prealbumin huyết thanh và protein huyết thanh liên quan đến tình trạng tử vong sau 12 tháng theo dõi nhận thấy nồng độ albumin huyết thanh có liên quan đến tình trạng tử vong và có ý nghĩa thống kê (với p = 0,018):

- Phương trình hồi quy đa biến:

Tỷ lệ tử vong (Y) = 0,133 x albumin huyết thanh – 0,035.

_________________________________

 

 

Subject: "Study on malnutrition status and serum leptin levels in end-stage renal disease patient is on maintenance hemodialysis and outpatients continuous peritoneal dialysis".

Postgraduate: VÕ THANH HÙNG

Specialized: Internal Medicine

Code: 9.72.01.07

The scientific instructor: Assoc. Prof. Dr. HOANG BUI BAO

 

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

The relationship between malnutrition and hemodialysis time, normalized protein cabotalic rate (nPCR, g/kg/day) and serum leptin levels.

Correlation of serum leptin concentration with BMI (kg/m2), systolic Blood Pressure (BP, mmHg), serum albumin, serum prealbumin, serum cholesterol, serum triglycerides and nPCR (g/kg/day).

The thesis provides the rate of malnutrition evaluated by many methods, by the percentage of malnutrition status at different levels such as: the malnutrition rate according to BMI is 14.7%, evaluated According to SGA_3, malnutrition rate is 67.0%, serum albumin rate of malnutrition accounts for 17.7%, serum prealbumin rate of severe malnutrition accounts for 92.7% and serum leptin accounts for 61.3%, normalized protein catabolic rate (nPCR, g/kg/day) <0.8 g/kg/day accounted for 7.7%. The thesis also compares the level of malnutrition among patients on hemodialysis patients and continuous peritoneal dialysis, the percentage of each group. After 12 months of follow-up, 22 patients with end-stage renal disease who were undergoing kidney replacement therapy died (with 8.5%).

Multivariate regression analysis including nPCR, serum albumin, serum prealbumin and serum protein related to mortality after 12 months of follow-up found that serum albumin levels were relevant and significant (with p = 0.018):

Multivariate regression equations: Mortality (Y) = 0.133 x serum albumin - 0.035.

Liên kết
×