English | Français   rss
Liên kết
Xây dựng và ứng dụng thang đo biếng ăn vào nghiên cứu thực trạng biếng ăn ở trẻ em dưới 5 tuổi tại thành phố Huế
Góp ý

Đề tài đi từ thực tiễn (quan sát), kết hợp y văn để xây dựng thang đo, vận dụng thống kê để kiểm định độ tin cậy và giá trị của thang đo. Dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng đây là nghiên cứu khởi đầu để xây dựng thang đo, làm tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực này. Thang đo này là công cụ giúp các bậc phụ huynh nhận diện sớm dấu hiệu biếng ăn của trẻ để có biện pháp dự phòng sớm nhất có thể.

 

Tên đề tài luận án: Xây dựng và ứng dụng thang đo biếng ăn vào nghiên cứu thực trạng biếng ăn ở trẻ em dưới 5 tuổi tại thành phố Huế

Họ tên NCS: Hoàng Thị Bạch Yến

Chuyên ngành: Y tế công cộng

Mã số: 9 72 07 01

Người hướng dẫn:

- GS.TS. Lê Thị Hương

- PGS.TS. Võ Văn Thắng

Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế

 

 

Đề tài đi từ thực tiễn (quan sát), kết hợp y văn để xây dựng thang đo, vận dụng thống kê để kiểm định độ tin cậy và giá trị của thang đo. Dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng đây là nghiên cứu khởi đầu để xây dựng thang đo, làm tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực này. Thang đo này là công cụ giúp các bậc phụ huynh nhận diện sớm dấu hiệu biếng ăn của trẻ để có biện pháp dự phòng sớm nhất có thể.

 

Để xác định tỷ lệ và mô tả đặc điểm biếng ăn, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp định lượng và định tính, trong đó định tính đi trước khám phá, sau đó định lượng để đo lường vấn đề, đồng thời bổ sung thêm định tính để giải thích, bổ sung thêm cho kết quả định lượng, do đó kết quả nghiên cứu khá phong phú. Kết quả từ đề tài luận án đã cảnh báo cho gia đình và xã hội về tình trạng biếng ăn và những ảnh hưởng của tình trạng này đến bản thân đứa trẻ và cả người chăm sóc trẻ.

 

Kết quả của luận án đã tìm ra được nhiều yếu tố liên quan đến biếng ăn và phát hiện được nhiều thực hành nuôi dưỡng chưa hợp lý, trong đó có nhiều yếu tố có thể dự phòng được nên sẽ rất có ích trong việc dự phòng và thay đổi hành vi của người chăm sóc trẻ.

 

Trong tương lai, chúng tôi cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để chuẩn hóa công cụ đánh giá biếng ăn, tìm hiểu sâu hơn về thực hành nuôi dưỡng trẻ và tìm hiểu mối quan hệ qua lại giữa biếng ăn ở trẻ và thực hành cũng như thái độ, hành vi của người chăm sóc (mối quan hệ hai chiều), sử dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp là tốt nhất.

__________________

 

Thesis title: Developing and applying the picky eating scale to study on picky eating among children under 5 years of age in Hue city.

PhD student’s name: Hoang Thi Bach Yen       

Entrance year:  2013

Speciality: Public Health           

Code: 9 72 07 01

Advisors:

- Prof. Le Thi Huong

- A/Prof. Vo Van Thang

Name of training university: Hue University of Medicine and Pharmacy, Hue University.

 

Started with observation combined with literature reviews, the research had built up the picky eating scale then used statistics to test reliability and validity of the scale. Despite many difficulties, this is the initial study to develop a scale, which is a prerequisite for further researches in this field. The scale is also a helpful tool for parents for early dectection and prevention of  picky eating.

In order to determine the prevalence and describe characteristics of picky eating, we used mixed-method approach for collecting data, in which qualitative approach went ahead for discovery, then quantitative approach to measure the problem, and again qualitative to explain and give more information for quantitative results; the results therefore are quite plentiful. It also gives a warning message of consequences of picky eating on children and their families.

We found out many improper feeding practices and many factors related to picky eating in which many factors were preventable. The results from this study will be helpful in preventing and changing behaviors of caregivers.

More research are needed for standardizing picky eating scale, learning more about feeding practices and exploring the two-way relationship between picky eating and attitudes, behaviors, feeding practices of caregivers. Mixed-methods will be useful and interesting approach for conducting these researches.

Liên kết
×