Đào tạo
|
Nghiên cứu dịch tễ và một số yếu tố liên quan đến phụ nữ nhiễm HIV có triệu chứng trầm cảm sau sinh
Góp ý
Nhiễm HIV có liên quan đến sự phát triển của trầm cảm sau sinh ở phụ nữ. Tại Việt Nam chưa có báo cáo về tỉ lệ cảm sau sinh ở phụ nữ nhiễm HIV. Nghiên cứu được thực hiện với hai mục tiêu là xác định tỉ lệ trầm cảm sau sinh và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ nhiễm HIV tại Việt Nam; đồng thời so sánh tỉ lệ trầm cảm sau sinh và một số yếu tố liên quan giữa hai nhóm phụ nữ nhiễm HIV và không nhiễm HIV. Nghiên cứu thuần tập tiến cứu có nhóm chứng tại hai tỉnh Đồng Nai và Bình Dương, mẫu gồm có 152 phụ nữ nhiễm HIV (nhóm bệnh) và 460 phụ nữ không nhiễm HIV (nhóm chứng) đồng ý tham gia nghiên cứu. Chúng tôi sử dụng thang trầm cảm EPDS (Edinburgh Postnatal Depression Scale) để sàng lọc trầm cảm sau sinh cho sản phụ vào vào ba thời điểm: khi mới nhập viện, một tuần và sáu tuần sau sinh.. Phụ nữ có điểm số EPDS ≥ 13 có khả năng bị trầm cảm. Dữ liệu được thu thập bởi một bảng câu hỏi cấu trúc và thang trầm cảm EPDS. Với kết quả nghiên cứu, chúng tôi chứng minh được tình trạng trầm cảm sau sinh ở phụ nữ nhiễm HIV tại Việt Nam (61,8%) là đáng báo động. nêu nên sự cần thiết phải quan tâm và can thiệp vào vấn đề này trong qui trình phòng chống lây truyền HIV từ mẹ sang con và chăm sóc sức khỏe sinh sản. Họ và tên ncs: NGUYỄN MẠNH HOAN Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu dịch tễ và một số yếu tố liên quan đến phụ nữ nhiễm HIV có triệu chứng trầm cảm sau sinh” Chuyên ngành: Sản Phụ khoa Mã số: 9 72 01 05 Người hướng dẫn: GS.TS. Cao Ngọc Thành
Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế - Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Nhiễm HIV có liên quan đến sự phát triển của trầm cảm sau sinh ở phụ nữ. Tại Việt Nam chưa có báo cáo về tỉ lệ cảm sau sinh ở phụ nữ nhiễm HIV. Nghiên cứu được thực hiện với hai mục tiêu là xác định tỉ lệ trầm cảm sau sinh và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ nhiễm HIV tại Việt Nam; đồng thời so sánh tỉ lệ trầm cảm sau sinh và một số yếu tố liên quan giữa hai nhóm phụ nữ nhiễm HIV và không nhiễm HIV. Nghiên cứu thuần tập tiến cứu có nhóm chứng tại hai tỉnh Đồng Nai và Bình Dương, mẫu gồm có 152 phụ nữ nhiễm HIV (nhóm bệnh) và 460 phụ nữ không nhiễm HIV (nhóm chứng) đồng ý tham gia nghiên cứu. Chúng tôi sử dụng thang trầm cảm EPDS (Edinburgh Postnatal Depression Scale) để sàng lọc trầm cảm sau sinh cho sản phụ vào vào ba thời điểm: khi mới nhập viện, một tuần và sáu tuần sau sinh.. Phụ nữ có điểm số EPDS ≥ 13 có khả năng bị trầm cảm. Dữ liệu được thu thập bởi một bảng câu hỏi cấu trúc và thang trầm cảm EPDS. Với kết quả nghiên cứu, chúng tôi chứng minh được tình trạng trầm cảm sau sinh ở phụ nữ nhiễm HIV tại Việt Nam (61,8%) là đáng báo động. nêu nên sự cần thiết phải quan tâm và can thiệp vào vấn đề này trong qui trình phòng chống lây truyền HIV từ mẹ sang con và chăm sóc sức khỏe sinh sản. - Những đóng góp mới của luận án - Nghiên cứu bước đầu xác định được tỉ lệ trầm cảm sau sinh ở phụ nữ nhiễm HIV tại Việt Nam; chứng minh sự cần thiết đề ra chiến lược dự phòng, sàng lọc, chẩn đoán và điều trị sớm trầm cảm trong công tác sản khoa đối với phụ nữ nhiễm HIV. - Nghiên cứu xác định được một số yếu tố có nguy cơ gây trầm cảm sau sinh ở phụ nữ nhiễm HIV tại Việt Nam, khuyến nghị có biện pháp can thiệp dự phòng sớm cho các thai phụ có nguy cơ cao TCSS. - Nghiên cứu xác định được ba đặc điểm chung ở hai nhóm phụ nữ nhiễm HIV và không nhiễm HIV có liên quan với trầm cảm sau sinh, đó là sự ổn định nghề nghiệp, sức khỏe của con và mối quan hệ vợ chồng của đối tượng nghiên cứu. Đây là các yếu tố có ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của người phụ nữ Việt Nam. CONTRIBUTIONS OF THE THESIS PhD student: NGUYỄN MẠNH HOAN Thesis title: “Epidemiological studies of and factors related to HIV-infected women with postpartum depression symptoms” Specialty: Obstetrics and Gynecology, Course code: 9 72 01 05 Academic Instructor: Prof. Cao Ngọc Thành, MD, PhD - Prof. Trần Thị Lợi, MD, PhD. Institute: University of Medicine and Pharmacy, Hue University Scientific and practical significance of the thesis HIV infection is one of a major cause of postpartum depression (PPD). However, in Vietnam, there is no report on the prevalence of PPD in HIV-infected women. Therefore, this research aims to 1) determine the prevalence and associated factors of PPD among HIV-infected women; 2) compare the prevalence of PPD and associated factors between the HIV-infected women and HIV-uninfected women. This is a prospective cohort study that was conducted at Dong Nai and Binh Duong provinces from November 1st 2012 to December 31st 2015. The sample included 152 HIV-infected women (case group) and 460 HIV-uninfected women (control group) with the ratio was 1:3; they all consented to participate in the research. We used EPDS (Edinburgh Postnatal Depression Scale) as the screening tool for postpartum depression among women at three separated times: admission time, one week after birth delivery, and six weeks after birth delivery. Literature showed that mothers who have EPDS score ≥ 13 are likely to develop depression; therefore, we excluded women who had EPDS score ≥ 13 at the admission time in our research. We used a structural questionnaire that includes the EPDS for data collection. With the results of the study, we have demonstrated that the situation of postpartum depression among HIV -infected women in Vietnam is alarming (61,8% of HIV-infected women). There are urgent needs for attention and intervention in the process of preventing mother-to-child HIV transmission and in reproductive health care to tackle this issue. Contributions of the thesis - The study has preliminarily determined the prevalence of postpartum depression among HIV-infected women in Vietnam; demonstrating the need for a strategy of prevention, screening, diagnosis and early treatment of depression in obstetrics for HIV-infected women. - The study has identified several risk factors for postpartum depression among HIV-infected women in Vietnam. Early prevention interventions are needed to reduce the risk of developing postpartum depression among HIV-infected pregnant women. - The study also identified three common characteristics, of these groups of HIV-infected and HIV-uninfected women, that associated with the development of postpartum depression, namely: their income (occupation, occupational stability), their children’s health and their spousal relationship. These are factors strongly affect the lives of Vietnamese women that we need to pay attention to in the health care for mothers and children.
Các tin mới hơn
Các tin đã đăng
|
Tin tức, sự kiện nổi bật
Thông báo số 01 viết bài tham dự Hội thảo “30 năm thực hiện Nghị định 30/CP của Chính phủ, phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia”
(15-08-2024 09:31)
Thông báo tuyển sinh đại học bằng hai, liên thông từ trình độ trung cấp, cao đẳng lên đại học tại Khoa Kỹ thuật và Công nghệ - Đại học Huế năm 2023 đợt 3
(19-10-2023 14:46)
Thông báo Danh sách tập thể và cá nhân được đề nghị công nhận các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng năm học 2022 - 2023
(21-08-2023 10:27)
Tin tức, sự kiện mới nhất
Chúc mừng năm mới Ất Tỵ - 2025
(26-01-2025 17:49)
TS. Bùi Văn Lợi, Phó Giám đốc Đại học Huế được giao phụ trách Đại học Huế
(24-01-2025 10:58)
Hội nghị tổng kết công tác tuyển sinh sau đại học năm 2024
(22-01-2025 15:01)
Liên kết
|