English | Français   rss
Liên kết
Nghiên cứu kết quả sàng lọc bệnh lý tiền sản giật - sản giật bằng xét nghiệm PAPP-A, siêu âm doppler động mạch tử cung và hiệu quả điều trị dự phòng
Góp ý

Khảo sát những thay đổi chỉ số xung PI động mạch tử cung trên siêu âm doppler, huyết áp động mạch và xét nghiệm PAPP-A huyết thanh từ rất sớm trong quý I thai kỳ. Xây dựng được mô hình dự báo tiền sản giật phù hợp với các yếu tố nguy cơ mẹ, đặc điểm sinh lý, sinh hoá tại thời điểm 11 - 13+6 tuần thai kỳ. Trong đó, mô hình phối hợp nguy cơ mẹ, chỉ số xung PI động mạch tử cung thấp nhất, huyết áp trung bình, PAPP-A có thể dự báo được 75,0% trường hợp tiền sản giật sớm với tỷ lệ dương tính giả 6,8%. Mô hình phối hợp nguy cơ mẹ, chỉ số xung PI động mạch tử cung thấp nhất, huyết áp trung bình có thể dự báo được 58,7% trường hợp TSG muộn với tỷ lệ dương tính giả tương ứng 5,1%.

 

Đề tài: Nghiên cứu kết quả sàng lọc bệnh lý tiền sản giật - sản giật bằng xét nghiệm PAPP-A, siêu âm doppler động mạch tử cung và hiệu quả điều trị dự phòng

Chuyên ngành:  Sản phụ khoa                    

Nghiên cứu sinh:              TRẦN MẠNH LINH

Mã số:  9 72 01 05

Người hướng dẫn khoa học:       

- GS.TS NGUYỄN VIẾT TIẾN 

- GS.TS NGUYỄN VŨ QUỐC HUY

Cơ sở đào tạo:   Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế

 

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Khảo sát những thay đổi chỉ số xung PI động mạch tử cung trên siêu âm doppler, huyết áp động mạch và xét nghiệm PAPP-A huyết thanh từ rất sớm trong quý I thai kỳ. Xây dựng được mô hình dự báo tiền sản giật phù hợp với các yếu tố nguy cơ mẹ, đặc điểm sinh lý, sinh hoá tại thời điểm 11 - 13+6 tuần thai kỳ. Trong đó, mô hình phối hợp nguy cơ mẹ, chỉ số xung PI động mạch tử cung thấp nhất, huyết áp trung bình, PAPP-A có thể dự báo được 75,0% trường hợp tiền sản giật sớm với tỷ lệ dương tính giả 6,8%. Mô hình phối hợp nguy cơ mẹ, chỉ số xung PI động mạch tử cung thấp nhất, huyết áp trung bình có thể dự báo được 58,7% trường hợp TSG muộn với tỷ lệ dương tính giả tương ứng 5,1%.

Đánh giá được hiệu quả của phơng pháp xác định nhóm thai kỳ nguy cơ cao xuất hiện tiền sản giật – sản giật dựa vào mô hình sàng lọc phối hợp và hiệu quả can thiệp dự phòng bằng aspirin liều thấp. Phát hiện được can thiệp aspirin liều thấp làm giảm 50% nguy cơ tiền sản giật – sản giật. Hiệu quả chủ yếu trên nhóm tiền sản giật non tháng nhưng chưa phát hiện hiệu quả trên nhóm tiền sản giật đủ tháng, tiền sản giật nặng và tiền sản giật trên người tăng huyết áp mạn tính.

Tính mới và ý nghĩa chung của đề tài là đánh giá được hiệu quả của phương pháp sàng lọc tiền sản giật ngay ở quý I thai kỳ bằng mô hình phối hợp nhiều yếu tố xây dựng dựa trên các đặc điểm riêng của quần thể nghiên cứu. Cung cấp bằng chứng hiệu quả điều trị dự phòng tiền sản giật – sản giật của aspirin liều thấp trên các thai kỳ nguy cơ cao. Qua đó khẳng định có thể áp dụng sàng lọc và dự phòng tiền sản giật – sản giật kết hợp cùng với sàng lọc quý I thường quy trong quản lý thai kỳ hiện nay.

_________________

 

 

Name of candidate:         TRAN MANH LINH

Dissertation title: Screening for pre-eclampsia - eclampsia by uterine artery doppler, PAPP-A and the effect of prophylactic treatment

Specialization:   Obstetrics and Gynecology

Code: 9 72 01 05

Institution:  University of Medicine and Pharmacy, Hue University

Academic advisors:       

- Prof. NGUYEN VIET TIEN, MD, PhD

- Prof. NGUYEN VU QUOC HUY, MD, PhD

 

THE NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

The research investigated changes at 11-13+6 weeks of gestation with physiological characteristics and biomarkers associated with preeclampsia, including UtA-PI, BP and PAPP-A. We developed the model for predicting preeclampsia combine the maternal risk factors, physiological characteristics and biomarkers of Vietnamese people. The model of a combination of maternal risk factors, mean artery blood pressure, lowest UtA-PI and PAPP-A detected 75.0% of early pre-eclampsia, at a 6.8% false positive rate. The model of a combination of maternal risk factors,mean artery blood pressure and lowest UtA-PI detected 58.7% of late pre-eclampsia, at a 5.1% false positive rate.

 

The research also evaluated the effects of the method of identify the high-risk preeclampsia groups based on combination screening model. And we found low-dose aspirin reduced the risk of pre-eclampsia by 50%, espacially the risk of pre-eclampsia ≤

 

37 weeks and pre-eclampsia < 34 weeks. However, the effect of low-dose aspirin intervention has not been found in pre-eclampsia > 37 weeks group, severe pre-eclampsia group and pre-eclampsia superimposed on chronic hypertension group.

 

The contributions significance of this research is to evaluate the effect of preeclampsia screening method the first trimester by a multi-factors combination model based on the specific characteristics of the study population and provide the clinical evidence of the effects of low-dose aspirin prophylaxis for the treatment of preeclampsia. Thereby contribute to assessing the ability to apply integrated preeclampsia screening with routine first trimester screening in the management of pregnancy.

Liên kết
×