English | Français   rss
Liên kết
Xây dựng đội ngũ nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển ngành công nghiệp CNTT của tỉnh Thừa Thiên Huế (06-06-2020 23:11)
Góp ý

Sáng 6/6/2020, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Đại học Huế tổ chức hội nghị “Gặp mặt học sinh các trường THPT về định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực CNTT” tại hội trường Đại học Huế. Ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Tỉnh Ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Ông Phan Thiên Định, Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch UBND tỉnh; PGS.TS. Huỳnh Văn Chương, Phó Giám đốc Đại học Huế; Ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở Giáo dục Thừa Thiên Huế; lãnh đạo các sở ban ngành, các doanh nghiệp, các trường thành viên Đại học Huế đã tham gia đối thoại và hơn 450 học sinh lớp 11,12, giáo viên tin học trên địa bàn tỉnh nhằm giải đáp các vướng mắc, định hướng về cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực CNTT.

 

Ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Tỉnh Ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh

 

Theo Kế hoạch số 20/KH-UBND ngày 3/2/2020 về phát triển nguồn nhân lực CNTT 2020; tỉnh Thừa Thiên Huế xác định mục tiêu đến hết năm 2020, đào tạo và huy động hơn 2.000 nhân lực CNTT làm việc tại Huế; đến năm 2025 có hơn 10.000 lao động làm việc trong lĩnh vực CNTT phục vụ nhu cầu phát triển CNTT của Tỉnh. Tuy nhiên, theo thống kê của ngành giáo dục tỉnh tỷ lệ học sinh thi vào ngành công nghệ thông tin năm 2019 chỉ từ 6,5 - 6,7%. Để đạt được mục tiêu đặt ra, giải pháp chiến lược là phối hợp đào tạo nguồn nhân lực CNTT giữa nhà nước, cơ sở đào tạo, thị trường lao động một cách hiệu quả, bền vững và lâu dài. 

Chủ tịch UBND Tỉnh Phan Ngọc Thọ chủ trì buổi đối thoại, cùng tham gia có PGS.TS. Huỳnh Văn Chương, Phó Giám đốc Đại học Huế, Ông Nguyễn Tân; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế; TS. Hoàng Bảo Hùng, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin; Ông Ngô Duy Đông, Giám đốc Chi nhánh Công ty Aureole IT Inc. – Mitani Sangyo, Nhật Bản tại Huế. Ảnh: IDS

 

Về phía Chính quyền, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ khẳng định UBND tỉnh tạo mọi điều kiện để thu hút đầu tư, xây dựng môi trường Huế văn minh, xanh sạch, nhiều cơ chế, chính sách trong đào tạo và thu hút doanh nghiệp lớn về CNTT đến đầu tư tại tỉnh và đưa Huế có mặt trong bản đồ IT của thế giới. Lãnh đạo tỉnh khẳng định chọn công nghệ thông tin là bước đột phá, đưa ngành này trở thành ngành kinh tế quan trọng của địa phương. Vì vậy, nhu cầu hình thành đội ngũ lao động công nghệ thông tin là cấp bách, đặc biệt là trong bối cảnh tỉnh đang nỗ lực phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Đây cũng là hướng đi phù hợp với đặc điểm của vùng đất và con người Huế.

 

Một trong những điều kiện thuận lợi là Đại học Huế với một hệ thống các cơ sở đào tạo công nghệ thông tin có truyền thống và chất lượng: Trường Đại học Khoa học; Trường Đại học Sư phạm; Trường Đại học Kinh tế; Khoa Du lịch; Khoa Kỹ thuật và Công nghệ; Khoa Quốc tế. Từ năm 1995 đến nay, đã có 12.000 cử nhân, 50000 kỹ thuật viên, 700 thạc sĩ, 10 tiến sĩ các chuyên ngành thuộc công nghệ thông tin đã tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo của Đại học Huế. 80% giảng viên được đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở các nước có nền công nghệ thông tin tiên tiến như: Mỹ, Nhật Bản, Áo, Anh, Pháp, Canada; 50% giảng viên có tham gia thực tập, nghiên cứu và làm việc với các công ty trong nước và nước ngoài về lĩnh vực công nghệ thông tin; nhiều giảng viên là chuyên gia trong các lĩnh vực an toàn và bảo mật thông tin, trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu và phát triển phần mềm. Để phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu xã hội, trong những năm qua, các cơ sở đào tạo đã đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học. Ngoài những ngành học ra đời từ lâu, Đại học Huế đã mở nhiều ngành mới phù hợp với xu hướng phát triển như: Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo, Thương mại điện tử, Du lịch điện tử, An ninh mạng và khoa học dữ liệu, Quản trị và phân tích dữ liệu… Nhiều chương trình đặc thù với sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo sinh viên...

 

Ảnh: IDS

 

Tại buổi gặp mặt, những câu hỏi thẳng thắn được học sinh đặt ra về tỉ lệ sinh viên được đi thực tập, tỉ lệ ra trường có việc làm của sinh viên CNTT, chính sách đầu tư phát triển của Tỉnh nhằm đảm bảo đầu ra cho sinh viên khi ra trường ở lại Huế làm việc. Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo Đại học Huế, các sở ban ngành đã trả lời một cách cởi mở, đóng góp ý kiến cho các vấn đề nội dung chương trình dạy học công nghệ thông tin ở bậc phổ thông, chương trình thực tập thực hành ở bậc đại học. Các doanh nghiệp cũng chia sẻ về nhu cầu tuyển dụng, khả năng hợp tác, tham gia vào quá trình đào tạo sinh viên, cam kết việc làm cho sinh viên khi ra trường.  

 

PGS.TS. Huỳnh Văn Chương, Phó Giám đốc Đại học Huế giới thiệu các chương trình thuộc lĩnh vực công nghê thông tin tại các cơ sở đào tạo thuộc Đại học Huế, các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài. Ảnh: IDS

 

 

STT

Đơn vị đào tạo

Ngành

Trình độ

1

Trường Đại học Khoa học

Công nghệ thông tin

Cử nhân

   

Kỹ thuật phần mềm

Cử nhân

   

Quản trị phân tích dữ liệu

Cử nhân

   

Khoa học máy tính

Thạc sỹ Tiến

2

Trường Đại học phạm

phạm Tin học

Cử nhân

   

Hệ thống thông tin

Cử nhân Thạc sỹ

3

Trường Đại học Kinh tế

Hệ thống thông tin quản

Thương mại điện tử

Cử nhân

4

Khoa Kỹ thuật Công nghệ

Khoa học dữ liệu trí tuệ nhân tạo

Cử nhân, Kỹ Thạc sỹ

5

Khoa Quốc tế

An ninh mạng Khoa học dữ liệu (Liên kết Đại học Turku, Phần Lan)

Cử nhân

6

Khoa Du lịch

Du lịch điện tử

Cử nhân

 

Đại diện phía doanh nghiệp, tại buổi gặp mặt, Ông Ngô Duy Đông, Giám đốc Chi nhánh Công ty Aureole IT Inc. – Mitani Sangyo, Nhật Bản tại Huế, cung cấp các dịch vụ phát triển phần mềm và hỗ trợ triển khai gói phần mềm tại Việt Nam, đơn vị đã ký kết hợp tác với Trường ĐH Khoa học, Đại học Huế trong việc đảm bảo việc làm cho sinh viên sau khi ra trường có thể làm việc tại Huế và nhiều cơ hội được đi học tập, làm việc tại Nhật Bản. Ảnh: IDS

 

 

Cũng theo kế hoạch số 20/KH-UBND ngày 3/2/2020 về phát triển nguồn nhân lực CNTT 2020, để thực hiện mục tiêu xây dựng đội ngũ nhân lực công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) của tỉnh năm 2020 và định hướng đến năm 2025, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đề ra nhiều nhiệm vụ và giải pháp, trong đó có: Khai trương Trung tâm Nghiên cứu thí nghiệm IoT (Internet of Thing); Khởi công khu Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh, nơi ươm mầm sáng tạo trong lĩnh vực CNTT; Công bố, vận hành về cơ sở dữ liệu nguồn nhân lực CNTT; Tổ chức hội nghị chuyển đổi, gắn kết nghề nghiệp với CNTT, thu hút các sinh viên, sinh viên ra trường chưa có việc làm có nguyện vọng làm công nghệ thông tin;  Rà soát đánh giá và hoạch định chiến lược phát triển CNTT giai đoạn 2021-2025. 

 

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thăm Khoa Kỹ thuật và Công nghệ Đại học Huế. Ảnh: HUET

 

Ảnh: IDS

 

Dịp này, học sinh cũng có cơ hội trải nghiệm, được tư vấn lựa chọn ngành nghề tại gian tư vấn của các cơ sở đào tạo 

 

 

AH

Các tin mới hơn
Liên kết
×