English | Français   rss
Liên kết
Gặp cựu sinh viên Đại học Huế sẽ có mặt trên chuyến tàu thanh niên Đông Nam Á 2014 (20-08-2014 07:53)
Góp ý

 

Chương trình Tàu Thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản năm 2014 sẽ diễn ra từ ngày 29/10 đến ngày 17/12/2014 tại Nhật Bản và các nước ASEAN gồm Indonesia, Campuchia, Brunei và Myanmar. Con tàu sẽ là nơi tập hợp hơn 300 thanh niên ưu tú - những nhà lãnh đạo tương lai của 11 quốc gia ASEAN và Nhật Bản.

 

Tham gia đoàn năm nay có 3 cô gái từ Đại học Huế đã xuất sắc trúng tuyển. Đó là Bùi Thị Ngọc Duyên, Cựu sinh viên Ngành Đông Phương học Trường Đại Học Khoa học – Đại học Huế; Hồ Thị Khánh Vân, sinh viên Trường ĐH Ngoại ngữ - Đại học Huế; Lê Thị Kiều Oanh, sinh viên Trường ĐH Y Dược – Đại học Huế. 

 

Dưới đây là cuộc trao đổi giữa phóng viên Bản tin Đại học Huế và bạn Bùi Thị Ngọc Duyên, cựu sinh viên Ngành Đông Phương học Trường ĐH Khoa học – Đại học Huế.

 

Em có thể giới thiệu đôi nét v chương trình tàu Thanh niên Đông Nam Á với các bạn trẻ Huế?

 

Chương trình tàu Thanh niên Đông Nam Á hay còn gọi là SSEAYP (Ship of Southeast Asian Youth Program) là chương trình giao lưu thanh niên Quốc tế do chính phủ Nhật Bản và các nước ASEAN tổ chức thường niên từ năm 1974 nhằm tăng cường tình hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa thanh niên Nhật Bản và thanh niên các nước ASEAN. Đặc biệt đối với mỗi bạn trẻ, đây là cơ hội quý báu được tìm hiểu, trải nghiệm các nền văn hóa khác nhau trong khu vực; mở rộng tầm nhìn ra thế giới, nâng cao kiến thức và kỹ năng bản thân về nhiều lĩnh vực.

Các mốc lịch sử có thể kể đến là:

- 1974: Chương trình được bắt đầu, với sự tham gia của Nht bn, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan

- 1985: Brunei

- 1996: Vit Nam chính thức tham gia chương trình này

- 1998: Lào, Myanmar

- 2000: Campuchia

Hằng năm, tại mỗi nước sẽ chọn ra 29 đại biểu xuất sắc tuổi từ 18 – 30 để tham dự chương trình này. Ở các nước khác em không biết hình thức thi tuyển như thế nào nhưng tại Việt Nam, có 3 vòng thi tuyển: vòng hồ sơ bao gồm rất nhiều giấy tờ, một bài luận bằng tiếng Anh giới thiệu về bản thân, lý do mong muốn tham gia chương trình, trình bày suy nghĩ của mình về “sự tham gia của thanh niên trong các hoạt động xã hội”. Sau đó sẽ chọn ra 100 bạn trong số hàng ngàn hồ sơ đó để phỏng vấn bằng tiếng anh gồm 8 chủ để liên quan. Tiếp đó, chúng em phải thi năng khiếu và 14 nam và 14 bạn nữ phù hợp nhất sẽ được chọn từ cuộc thi này, người trưởng Đoàn thì do Trung ương Đoàn cử đi.

 
Chương trình s có nhng hot đng gì, l trình đi? Em đã đưc trang b nhng gì trưc khi lên đưng?

Cụ thể như thế nào thì phải đi rồi về em kể nó mới sinh động được ạ. Nhưng về cơ bản tham dự chương trình này, tụi em sẽ có cơ hội cùng sinh hoạt, ăn, nghỉ và giao lưu trên tàu, tham quan 4 nước ASEAN (Brunei, Cambodia, Indonesia, Myanmar) và Nhật Bản. Trong thời gian Tàu đi từ nước này sang nước khác, tụi em sẽ tham gia thảo luận nhóm về những chủ đề mà thanh niên khu vực quan tâm; tổ chức các hoạt động giao lưu Nhóm đoàn kết, tổ chức các câu lạc bộ giới thiệu về văn hoá, sinh hoạt đặc sắc của đất nước, tổ chức các "Ngày quc gia" gồm triển lãm và biểu diễn văn nghệ nhằm giới thiệu phong tục tập quán, đất nước, con người và những thành tựu phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Tại các nước tàu đến thăm, chúng em cũng sẽ được các đại diện lãnh đạo Chính phủ nước sở tại đón tiếp, giao lưu với thanh niên địa phương, tham quan các công sở, nhà máy, các danh lam thắng cảnh. Đặc biệt là tụi em sẽ được ở nhà dân (homestay) để cảm nhận rõ hơn văn hóa bản địa.

Chúng em đang cùng nhau làm việc khá cực lực để chuẩn bị cho chuyến đi. Trước khi ra Hà Nội tập huấn 2 tuần vào đầu tháng 10, chúng em phải làm hồ sơ xin tài trợ, chuẩn bị nội dung văn nghệ, tài liệu trình bày báo cáo quốc gia, tham gia thảo luận, triển lãm, hậu cần, trang phục biểu diễn v.v.. rất rất nhiều công việc mà tụi em phải lên lịch và họp hành, làm việc chung.

Thực tế, SSEAYP không chỉ là 1 chương trình giao lưu đơn thuẩn mà nó là một dự án nhỏ để tụi em thể hiện công sức và cố gắng của mình lên đó. Tụi em làm việc rất nghiêm túc, nếu bận thì phải online họp, hoặc “truyền hình trực tiếp qua skype” để các bạn Bắc – Trung – Nam đều có thể gặp mặt và thảo luận với nhau ạ! Riêng bản thân em, với những nhiệm vụ em đang đảm đương thuộc về “tài trợ” triển lãm” “thảo luận” “truyền thông” và “văn nghệ” em sẽ cố gắng để có thể đóng góp được nhiều ý tưởng, công sức cho cả đoàn. Hiện tại, em vẫn phải đi làm một công việc toàn thời gian, nên thời gian của em có vẻ rất ít ỏi, tuy nhiên em sẽ cố gắng hết sức để tham gia họp nhóm, thảo luận, đưa ý tưởng để tụi em có một SSEAYP đáng nhớ. Ngoài ra, em tập trung đọc để tìm hiểu thêm về con người đất nước mình sắp đặt chân đến cũng như rèn luyện thêm tiếng Anh mỗi ngày để tự tin hơn khi giao tiếp với các bạn trên tàu.


Em s làm gì đ gii thiu hình nh ca thanh niên Vit Nam vi bn bè quc tế. Theo em, hình nh ca thanh niên Vit Nam cn xut hin phi như thế nào?

 

Em thay mặt trả lời chung cho cả đoàn vì hình ảnh của Thanh niên Việt Nam được thể hiện qua 29 gương mặt của đoàn chứ không chỉ riêng em. Năm nay tụi em muốn mang đến các bạn hình ảnh của một Việt Nam năng động, sôi động. Và để tạo hình ảnh đó, tụi em sẽ xuất hiện theo cách vui vẻ và sôi nỗi nhất để các bạn có thể cảm nhận được sức sống đang vươn lên sánh tầm quốc tế một cách mạnh mẽ trong mỗi thanh niên Việt Nam. Với tất cả niềm tự hào dân tộc, lòng yêu nước sâu sắc, và tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ, tụi em tin rằng tụi em sẽ làm được và làm tốt những điều mình muốn mang đến cho bạn bè quốc tế một Việt Nam hiện đạị, một Việt Nam sẽ tiến những bước dài hơn trên nhiều phương diện kinh tế, giáo dục, văn hóa, y tế trong tương lai.


Em có nhn thy vai trò quan trng ca mình trong vic gii thiu văn hóa VIt Nam vi bn bè quc tế?

Em nghĩ không chỉ có một mình em mà tất cả các thành viên trong đoàn đều đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình giao lưu quốc tế bởi vì tại thời điểm đó chúng em sẽ là hình ảnh của Việt Nam trong mắt của các bạn. Chắc hẳn sẽ có những bạn chưa từng đến Việt Nam mà chỉ nghe Việt Nam như một cái tên trên bản đồ mà thôi, vì vậy trong quá trình giao lưu văn hóa chúng em vừa phải hết sức cẩn thận và kiểm soát môt cách tốt nhất những hành động hay cử chỉ có thể gây hiểu nhầm cho các bạn, nhưng đồng thời phải thể hiện được tinh thần cởi mở và hội nhập cùng các bạn. Em nghĩ đây cũng là thử thách cho tất cả chúng em trong vài trò đại sứ văn hóa Việt Nam trên tàu để làm sao không xảy ra bất cứ hiểu nhầm văn hóa nào cả vì tụi em có đến 2 tháng cùng ăn, ở làm việc với nhau. Riêng với em, em nghĩ rằng điều cốt lõi của bất cứ cuộc giao lưu, trao đổi ở trong nước hay ngoài nước đều xuất phát từ sự chân thành, thấu hiếu. Tìm hiểu và xem cơ hội được giao lưu với các bạn quốc tế là một cách học thực tế, để các bạn ấy chia sẻ về văn hóa của họ và lắng nghe để học hỏi một cách thực sự, chân thành, đối xử hết lòng với nhau, người khác sẽ cảm nhận được điều đó thôi ạ.

 

Ngọc Duyên (thứ 2 từ phải sang) và  bạn bè quốc tế

 

Chương trình này có ý nghĩa như thế nào đi vi bn thân em?

SSEAYP đến với em rất tình cờ đầu tiên là qua một bài hát của đoàn đại biểu Lào “We are unity” hồi năm trước, lời bài hát cứ lặp tới lặp lui trong đầu em. Từ đó em tìm hiểu qua trang fanpage của chương trình này, rồi nhận ra có một người quen đã từng đi chương trình này năm 2013. Thực sự mà nói, ban đầu em cũng chưa tự tin để nộp hồ sơ. Trong vòng 2 tháng không có tin tức gì từ trung ương Đoàn, em đã nghĩ mình không được chọn. Cho đến sáng ngày 10 tháng 6 em nhận được thông báo mình đã lọt vào top 100 bạn tham dự vòng phỏng vấn. Em vui sướng đến độ trên đường đi làm cứ hát hoài. Sau đó em tìm kiếm các thông tin liên quan đến chủ đề được chọn, tham gia buổi giao lưu của các bạn tham gia năm trước, tự mình đặt những câu hỏi liên quan, có thể “bị hỏi”, tự trả lời xem ổn chưa. Còn phần tài năng thì em cũng muốn hát nhạc Huế lắm nhưng em nghĩ chắc làm cái gì lạ lạ chút và cuối cùng em tự viết kịch bản, hóa thân vào 3 nhân vật trong vở kịch theo đúng giọng 3 miền Bắc – Trung – Nam cùng với một số bài nhạc bị em chế lời cho phù hợp với nội dung vở kịch. Em nghĩ mình cũng khá là may mắn khi được chọn đi SSEAYP nhưng em nghĩ các bạn không đậu chớ có buồn hay tự cho mình yếu kém vì tiêu chí lựa chọn của chương trình là “không chọn người giỏi mà chỉ chọn người phù hợp” mà thôi. Vì vậy, nếu bạn nào muốn chinh phục SSEAYP thì hãy cứ nộp hồ sơ vào năm tiếp theo, thể hiện sự nhiệt huyết của bản thân, sẽ được thôi các bạn ạ! Cuối cùng em muốn nói điều này với riêng bản thân em và với nhiều bạn khác nữa “có lúc chúng ta cũng có ước mơ lớn, mong muốn mình thế này hoặc thế nọ song chúng ta lại hay tự vướng vào suy nghĩ rằng “mình không thể”, nhưng  các bạn à, hãy cứ tự tin thử đi các bạn ạ, thử thì sẽ có thể hoặc không thể, nhưng không thử thì chắc chắn và mãi mãi là không thể các bạn ạ!

 

 

Bùi thị Ngọc Duyên sinh ngày 12/01/1089, là cựu sinh viên ngành Đông Phương Học Khóa 31 (2008 – 2011) thuộc Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế. Lúc còn là sinh viên, Ngọc Duyên đã từng đạt 4 năm liên tục là sinh viên giỏi, nhận được nhiều học bổng và nhiều giải thưởng cao quý, đặc biệt là giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam” năm 2011 và giải thưởng KOVA lần thứ 9 năm 2011 dành cho “Sinh viên đạt điểm xuất sắc, có tư cách đạo đức tốt, có đề tài nghiên cứu khoa học đạt kết quả tốt”. Đầu năm 2014, Ngọc Duyên được tham dự chương trình Global Youth Meets tại Ấn Độ, chương trình “Thanh niên mô phỏng chương trình Liên Hợp Quốc năm 2014 tại Hà Nội”. Ngọc Duyên đang nằm trong ban nội dung cho cộng đồng “kinh tế xã hội’ thuộc ASEAN Youth Leader’s Association (Hiệp hội các bạn trẻ ASEAN) với tiêu chí giúp các bạn trẻ cùng nhau có cơ hội được thảo luận và trao đổi các vấn đề kinh tế xã hội, văn hóa.  

  

 

AH thực hiện

Liên kết
×