English | Français   rss
Liên kết
Hợp tác quốc tế thúc đẩy khoa học và công nghệ (10-11-2017 07:42)
Góp ý

 

Thực hiện kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ năm 2017, ngày 10/11/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đại học Huế tổ chức Hội thảo “Hợp tác quốc tế (HTQT) về khoa học và công nghệ (KHCN) trong các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thực trạng và giải pháp”. Tham dự Hội thảo có : Đồng chí Nguyễn Thái Sơn, UVTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; PGS.TS. Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế; Ông Trần Nam Tú, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo; GS. Somsy Gnophanxay, Giám đốc Đại học Quốc gia Lào; PGS, TS. Sitha Khemmarath, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Savannakhet, Lào; GS. Chia Chu Chen, Đại học Quốc Gia Thành Công, Đài Loan; PGS.TS. Nguyễn Quang Linh, Giám đốc Đại học Huế; đại diện các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh Thừa Thiên Huế.

PGS.TS. Nguyễn Quang Linh, Giám đốc Đại học Huế phát biểu tại hội thảo

 

Ông Trần Nam Tú, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu tại hội thảo

 

Hội thảo có sự tham dự của đông đảo các đại biểu là lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo tỉnh và các sở ban ngành tỉnh Thừa Thiên Huế; các trường đại học, đại học trên toàn quốc; khách quốc tế đến từ Đài Loan và Lào

 

Hợp tác quốc tế về KH&CN đã trở thành một yếu tố quan trọng trong kinh tế đối ngoại và phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đó là nguồn lực to lớn, cầu nối, kênh dẫn không thể thiếu được đối với hoạt động khoa học và công nghệ. Những năm gần đây, KH&CN nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, một phần quan trọng là nhờ chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước. Đến nay, nước ta đã có quan hệ hợp tác về KH&CN với trên 90 nước, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế. Không những quy mô hợp tác được mở rộng mà hình thức và nội dung hợp tác cũng đã trở nên đa dạng hơn, thiết thực hơn với nhu cầu phát triển KH&CN và kinh tế xã hội của đất nước. 

 

Hội thảo lần này nhằm mục đích đánh giá những thành quả đạt được và những tồn tại, hạn chế của hoạt động HTQT về KH&CN tại các cơ sở giáo dục đại học; chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, tăng cường thúc đẩy hợp tác, liên kết về KH&CN giữa các cơ sở giáo dục đại học với các tổ chức, đối tác nước ngoài. Ngoài ra, Hội thảo đưa ra những khuyến nghị và các giải pháp nhằm thúc đẩy HTQT về KH&CN tại các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam trong giai đoạn mới hội nhập và phát triển.

 

Các báo cáo tham luận tại hội thảo gồm: hoạt động HTQT trong KH&CN của Đại học Huế giai đoạn 2012 – 2017 (PGS.TS. Hoàng Hữu Hạnh, Trưởng ban HTQT Đại học Huế); Vai trò của HTQT về KH&CN trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và cơ chế tự chủ (PGS.TS. Võ Trung Hùng, Trưởng ban KHCN&MT Đại học Đà Nẵng); Phát triển chương trình HTQT về KH&CN của Trường ĐH Cần Thơ (PGS.TS. Lê Việt Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ); Tài trợ quốc tế cho nghiên cứu khoa học – cơ hội cho các trường đại học (Bà Nguyễn Thu Giang, Hội đồng Anh, Vương quốc Anh); Chất và số bài báo quốc tế uy tín tỉ lệ thuận với hợp tác nghiên cứu khoa học hướng đến nền kinh tế tri thức (PGS.TS. Trần Vui, Trường ĐH Sư phạm, Đại học Huế); Hợp tác quốc tế tạo nguồn lực cho nghiên cứu và đào tạo: chia sẻ từ mô hình Trường ĐH Y Dược, Đại học Huế (TS. Nguyễn Thanh Thảo, Trường ĐH Y Dược, Đại học Huế).

GS. Chia Chu Chen, Đại học quốc gia Thành Công, Đài Loan  (National Cheng Kung University) 

 

PGS, TS. Sitha Khemmarath, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Savannakhet, Lào

 

GS. Somsy Gnophanxay, Giám đốc Đại học Quốc gia Lào

 

Các đại biểu tham gia hội thảo, những nhà khoa học, nhà quản lý trực tiếp tại các cơ sở giáo dục đại học đã có những trao đổi thẳng thắng về các vấn đề liên quan đến HTQT trong KH&CN như: vấn đề của đại học hai cấp trong việc triển khai hợp tác KH&CN; định hướng để tăng xếp hạng đại học; phát triển các tạp chí nghiên cứu trong các cơ sở giáo dục quốc tế; kinh phí phục vụ nghiên cứu trong các đề tài, dự án nghiên cứu hợp tác. 

 

PGS.TS. Nguyễn Quang Linh, Giám đốc Đại học Huế (đơn vị đăng cai tổ chức) phát biểu, nhấn mạnh đây là hội thảo góp phần hiện thực hoá chủ trương của Đảng và Nhà nước về chiến lược phát triển khoa học công nghệ, là dịp để các đơn vị đề xuất các ý tưởng để đẩy mạnh công tác HTQT trong KH&CN. Về vấn đề này, Giám đốc Đại học Huế đề xuất: giao các trường đại học, đại học phê duyệt các đề tài nghiên cứu theo chủ trương tự chủ đại học; đẩy mạnh hợp tác song phương, tạo động lực để phát triển với các đối tác truyền thống, đối tác chiến lược, đối tác tiềm năng. Đặc biệt, trong chương trình hợp tác giữa Việt Nam – Lào, cần tăng cường đào tạo sinh viên, lưu học sinh Lào ở các cấp độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, đào tạo tiếng Anh, cấp học bổng cho lưu học sinh Lào… Đồng thời, xây dựng các mạng lưới hợp tác theo lĩnh vực;có cơ chế chính sách thu hút nguồn nhân lực nước ngoài. Từng đại học nên có chiến lược hợp tác quốc tế riêng, trong đó, xác định vai trò của cá nhân rất quan trọng, mỗi sinh viên, cựu sinh viên là đại sứ của chính trường mình trong việc kết nối, phát triển hợp tác quốc tế; có cơ chế để thu hút nguồn nhân lực Việt Nam ở nước ngoài quay trở về Việt Nam. 

 

Hội thảo kết thúc vào lúc 12 giờ cùng ngày.

 

PV

 

Liên kết
×