English | Français   rss
Liên kết
Đại học Huế sẽ tổ chức bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Ngọc Châu: (24-08-2012 09:10)
Góp ý

- Đề tài: Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế

- Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

- Thời gian: 08 giờ 30 ngày 07 tháng 9 năm 2012

- Địa điểm: Phòng Hội thảo Đại học Huế (tầng 3), số 03 Lê Lợi, TP.Huế


* Những đóng góp mới của luận án:

I. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Vận dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế, đặc biệt là sự kết hợp giữa phân tích định tính và phân tích định lượng, Luận án đã phân tích một cách đầy đủ và hệ thống hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên-Huế. Trên cơ sở hệ thống tiêu chí về hiệu quả sử dụng đất mà tác giả tổng hợp và xây dựng, luận án chỉ ra rằng do đặc thù về qui mô và địa hình, đặc thù về văn hóa và tập quán của người dân tộc, mức đầu tư thấp và sự phát triển của thị trường chưa hoàn hảo, hiệu quả sử dụng đất ở vùng núi Thừa Thiên-Huế nhìn chung còn thấp so các vùng khác trong tỉnh và so với tiềm năng phát triển. Từ những phân tích trên, một hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất đã được hình thành từ qui hoạch sử dụng đất, nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật đến các cải thiện các điều kiện về cơ sở hạ tầng.

II. Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án

Trên cơ sở tổng hợp về hệ thống lý thuyết đánh giá hiệu quả kinh tế nói chung, một hệ thống lý thuyết đánh giá hiệu quả kinh tế cho vùng miền núi đã được luận án xây dựng riêng cho vùng miền núi.

Vận dụng hệ thống lý thuyết được xây dựng, với các phân tích ở phương diện vĩ mô của vùng và phân tích vi mô cho cấp độ hộ gia đình, luận án đã chỉ ra những hạn chế của hiệu quả sử dụng đất bao gồm địa hình phân tán, qui mô nhỏ lẻ, trình độ văn hóa thấp, cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện và điều kiện thị trường kém phát triển. Từ đó, luận án đã xây dựng được một hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và nó thể hiện ở các khía cạnh chủ yếu sau:

1)      Không có một giải pháp đơn lẻ mà cần một hệ thống các giả pháp từ qui hoạch, nâng cao dân trí và trình độ khoa học-kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi, cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng và phát triển thị trường. Tùy thuộc vào đặc thù của từng tiểu vùng, hệ thống các giải pháp sẽ được điều chỉnh với sự ưu tiên hợp lý phù hợp.

2)      Hệ thống giải pháp đó đều hướng đến một mục tiêu nhất quán là phát triển nông nghiệp thương mại ở vùng với sự lựa chọn các cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện của vùng được thay thế cho các cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế thấp.

3)      Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất đi liền với định hướng phát triển bền vững trên cả khía cạnh sử dụng đất và môi trường tự nhiên. Các giải pháp phát triển phải đảm bảo hài hòa giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội và môi trường.

 

Trân trọng thông báo và kính mời các quý vị quan tâm đến dự.

Liên kết
×