English | Français   rss
Liên kết
Intercultural communicative competence: Exploring Vietnamese EFL teachers’ practices and needs analysis in the domain of English for tourism purposes
Góp ý

The research offers unique insights into intercultural teaching and learning, particularly within Vietnamese contexts, with a specific focus on the tourism domain, and the present study covers six dimensions of ICC suggested by Byram (1997, 2021). There were previous research studying Byram’s (1997, 2021) model of ICC

Ph.D. Candidate: Tran Thi Thu Trang
Thesis title: Intercultural communicative competence: Exploring Vietnamese EFL teachers’ practices and needs analysis in the domain of English for tourism purposes
Major: Theory and Methodology of English Language Teaching
Code: 9 14 01 11
Academic year: 2020-2023
Supervisor: Dr. Nguyen Thi Bao Trang
Institution: University of Foreign Languages and International Studies, Hue University
Contributions
The present doctoral dissertation has three major contributions. Theoretically, this research offers unique insights into intercultural teaching and learning, particularly within Vietnamese contexts, with a specific focus on the tourism domain, and the present study covers six dimensions of ICC suggested by Byram (1997, 2021). There were previous research studying Byram’s (1997, 2021) model of ICC; however, they did not focus on all ICC components but rather investigated intercultural competence constituents or the integration of culture into language teaching to develop learners’ ICC. The language competence including linguistic, sociolinguistic and discourse competences along with the intercultural competence studied in this research provides additional insight into intercultural teaching and learning in Vietnamese contexts, especially in the tourism domain. Methodologically, this research used a sequential mixed methods approach to collect multiple data sources from the participants including the teachers, the undergraduates, and the graduates who are currently experienced in the tourism industry, along with the data collection methods covering the classroom observations, the questionnaires, and the interviews. The present study has contributed to our understanding of ICC education by providing a holistic picture of the teaching and learning ICC from diverse perspectives,
i.e. the educators, the undergraduates, and the graduates of tourism majors. Practically, the current research investigated the teachers’ motivations underlying their practices of ICC. This looks into the reasons why the teachers taught ICC in specific ways in their ETP classes including the preparation of learners for their future careers, the focus on language competency, the assessment washback effect, and the reliance on course books. Moreover, implications for the educators, learners, employees, and related stakeholders in the tourism field are suggested in order to help learners to become well-prepared for their future jobs and tourism staff to provide high-quality services.
-----------------------------------------
Đóng góp mới của Luận án:
Tác giả: Trần Thị Thu Trang
Tên luận án: Năng lực giao tiếp liên văn hóa: Nghiên cứu về thực hành giảng dạy của giảng viên Việt Nam và phân tích nhu cầu của người học trong lĩnh vực tiếng Anh chuyên ngành du lịch
Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn tiếng Anh
Mã số: 9 14 01 11
Khóa học: 2020-2023
Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Bảo Trang
Những đóng góp mới của luận án
Luận án này có ba đóng góp chính. Về mặt lý thuyết, nghiên cứu này cung cấp góc nhìn sâu sắc về việc giảng dạy và học tập năng lực giao tiếp liên văn hóa (NLGTLVH), đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam, với trọng tâm cụ thể là lĩnh vực du lịch, đồng thời nghiên cứu hiện tại bao gồm sáu mặt của NLGTLVH do Byram (1997, 2021) đề xuất. Đã có những nghiên cứu trước đây nghiên cứu mô hình NLGTLVH của Byram (1997, 2021); tuy nhiên, họ không tập trung vào tất cả sáu thành phần mà thay vào đó, họ điều tra các thành phần của năng lực liên văn hóa, hoặc sự tích hợp văn hóa vào việc giảng dạy ngôn ngữ để phát triển NLGTLVH của người học. Năng lực ngôn ngữ bao gồm các kiến thức ngôn ngữ, ngôn ngữ học xã hội, và năng lực diễn ngôn, cùng với năng lực liên văn hóa được nghiên cứu nhằm cung cấp thêm hiểu biết sâu sắc về việc giảng dạy và học tập năng lực giao tiếp liên văn hóa trong bối cảnh Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch. Về mặt phương pháp luận, nghiên cứu này sử dụng phương pháp tiếp cận hỗn hợp theo tuần tự để thu thập nhiều nguồn dữ liệu từ những người tham gia bao gồm giáo viên, sinh viên đại học và cựu sinh viên hiện đang làm trong ngành du lịch, cùng với các phương pháp thu thập dữ liệu bao gồm quan sát lớp học, bảng câu hỏi và phỏng vấn. Nghiên cứu hiện tại đã đóng góp vào sự hiểu biết của chúng ta về giáo dục NLGTLVH bằng cách cung cấp một bức tranh toàn diện về việc giảng dạy và học tập năng lực này từ nhiều góc độ khác nhau, tức là từ các nhà giáo dục, sinh viên đại học và cựu sinh viên chuyên ngành du lịch. Trên thực tế, nghiên cứu hiện tại đã điều tra động cơ của giáo viên làm cơ sở cho các hoạt động dạy NLGTLVH của họ. Nghiên cứu này tìm ra lý do tại sao giáo viên dạy NLGTLVH theo những cách cụ thể trong các lớp tiếng Anh du lịch của họ bao gồm việc chuẩn bị người học cho công việc tương lai của họ, sự tập trung vào năng lực ngôn ngữ, ảnh hưởng của kiểm tra, đánh giá, và sự phụ thuộc vào sách giáo khoa. Hơn nữa, những khuyến nghị dành cho các nhà giáo dục, người học, người lao động và các bên liên quan trong lĩnh vực du lịch được đề xuất nhằm giúp người học chuẩn bị tốt cho công việc tương lai và các nhân viên trong ngành du lịch có thể cung cấp dịch vụ chất lượng cao.

Các tin đã đăng
Liên kết
×