English | Français   rss
Liên kết
Nghiên cứu tạo C- type lectin tái tổ hợp và ứng dụng trong phòng trị bệnh hoại tử gan tụy cấp (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease - AHPND) trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)
Góp ý

Nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam trong việc phân lập, tạo dòng cũng như xác định mức độ phiên mã gene LvCTL3 mã hóa C-type lectin từ các cơ quan khác nhau ở tôm thẻ chân trắng nhiễm bệnh và không nhiễm bệnh AHPND

Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Vinh Phương
Tên luận án: Nghiên cứu tạo C- type lectin tái tổ hợp và ứng dụng trong phòng trị bệnh hoại tử gan tụy cấp (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease - AHPND) trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)
Ngành: Nuôi trồng thủy sản
Mã số: 9620301
Khóa đào tạo: 2021-2024 (được gia hạn đến 5/2025)
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Ngọc Phước
Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
Những đóng góp mới của luận án:
Công bố đầu tiên tại Việt Nam trong việc phân lập, tạo dòng cũng như xác định mức độ phiên mã gene LvCTL3 mã hóa C-type lectin từ các cơ quan khác nhau ở tôm thẻ chân trắng nhiễm bệnh và không nhiễm bệnh AHPND;
Kết quả đã điều chế được protein LvCTL3 tái tổ hợp từ việc biểu hiện gene LvCTL3 ở vật chủ E. coli BL21 (DE3), protein LvCTL3 tái tổ hợp dạng thể vùi, sau khi tái gấp cuộn có hoạt tính ngưng kết mạnh với chủng vi khuẩn V. parahaemolyticus (TTHVP202101001) mang gene độc tố pirAvp và pirBvp gây bệnh AHPND trên tôm thẻ chân trắng;
Nghiên cứu đã đánh giá đầy đủ chức năng của protein LvCTL3 tái tổ hợp lên tăng trưởng, đáp ứng miễn dịch và khả năng kháng bệnh trên tôm thẻ chân trắng (in vivo);
Đây cũng là lần đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu thử nghiệm protein LvCTL3 tái tổ hợp như là chất kích thích miễn dịch trong việc nâng cao khả năng đáp ứng miễn dịch tự nhiên và kháng bệnh AHPND trên tôm thẻ chân trắng thông qua thức ăn.

 

Full name of PhD student: Tran Vinh Phuong
Thesis title: Study on the production of recombinant C-type lectin and its application on the prevention of Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease - AHPND in white-leg shrimp (Litopenaeus vannamei)
Major: Aquaculture Code: 9620301
Course: 2021-2024 (extension to May, 2025);
Supervisors: A/Prof. Dr. Nguyen Ngoc Phuoc
Implementing Institution: University of Agriculture and Forestry, Hue University
New contributions of the thesis:
This is the first publication in Vietnam regarding the isolation, characterization, and determination of the gene expression level of LvCTL3, encoding C-type lectin, from different organs in diseased and non-diseased white-leg shrimp infected with AHPND.
The result of this study has achieved the recombinant protein LvCTL3 through the expression of the LvCTL3 gene in the host organism E. coli BL21 (DE3). The recombinant LvCTL3 protein was produced in inclusion bodies, and after refolding, it exhibited strong agglutination activity with Vibrio parahaemolyticus (TTHVP202101001) carrying the pirAvp and pirBvp toxin genes responsible for causing AHPND in white-leg shrimp.
The study comprehensively evaluated the function of recombinant LvCTL3 protein under in vivo experiments to assess its role in growth promotion, immune response, and disease resistance in white-leg shrimp.
This is also the first study in Vietnam to experiment with recombinant LvCTL3 protein as a feed additive to enhance innate immune response and AHPND disease resistance in white-leg shrimp.

Liên kết
×