English | Français   rss
Liên kết
Diễn ngôn báo chí tiếng Việt về nữ giới từ lý thuyết phân tích diễn ngôn phê phán
Góp ý

Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu về đặc điểm của diễn ngôn báo chí tiếng Việt về nữ giới theo lý thuyết và phương pháp phân tích diễn ngôn phê phán chức năng hệ thống do Fairclough đề xuất

Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Thị Huyền Gấm
Tên đề tài luận án: Diễn ngôn báo chí tiếng Việt về nữ giới từ lý thuyết phân tích diễn ngôn phê phán
Ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 9229020
Khóa đào tạo: 2019

Người hướng dẫn:
PGS. TS. Bùi Mạnh Hùng – Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
TS. Đỗ Thị Xuân Dung – Đại học Huế
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

Luận án “Diễn ngôn báo chí tiếng Việt về nữ giới từ lý thuyết phân tích diễn ngôn phê phán” có những đóng góp mới sau:
Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu về đặc điểm của diễn ngôn báo chí tiếng Việt về nữ giới theo lý thuyết và phương pháp phân tích diễn ngôn phê phán chức năng hệ thống do Fairclough đề xuất. Trong đó:
Luận án làm rõ đặc điểm từ ngữ của diễn ngôn tiếng Việt về nữ giới, phân tích đặc điểm tương tác của hệ thống từ ngữ và lý giải thực tiễn xã hội, hệ tư tưởng về người phụ nữ chi phối đến việc sử dụng từ ngữ trong diễn ngôn.
Luận án phân tích các đặc điểm ngữ pháp của diễn ngôn tiếng Việt về nữ giới, làm rõ mối quan hệ giao tiếp giữa người viết và độc giả, giá trị xã hội mà các phương tiện ngữ pháp mang lại cho diễn ngôn.
Luận án mô tả đặc điểm cấu trúc của diễn ngôn báo chí tiếng Việt về nữ giới; phân tích hiệu quả tác động đến độc giả và ý nghĩa thực tiễn xã hội của diễn ngôn thực hiện thông qua cấu trúc; từ đó chỉ ra hệ tư tưởng và điều kiện xã hội đã chi phối đặc điểm cấu trúc của diễn ngôn báo chí về nữ giới.

Những kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa làm rõ chiến lược sử dụng nguồn lực ngôn ngữ trong diễn ngôn báo chí tiếng Việt về nữ giới, góp phần nâng cao hiệu quả định hướng dư luận, tác động xã hội của diễn ngôn để diễn ngôn báo chí về nữ giới thực sự là công cụ truyền thông hiệu quả trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, nâng cao quyền và vị thế của người phụ nữ Việt Nam.

NEW CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION

Full name of PhD student: Tran Thi Huyen Gam
Thesis title: Vietnamese Journalistic Discourses on Women from Critical Discourse Analysis Theory
Major: Linguistics Code: 9229020
Instructors:
Assoc. Prof. PhD. Bui Manh Hung – Ho Chi Minh City University of Education
PhD. Do Thi Xuan Dung – Hue University
Training institution: University of Sciences, Hue University
The dissertation “Vietnamese Journalistic Discourses on Women from Critical Discourse Analysis Theory” has the following new contributions:
The dissertation is the first study to thoroughly investigate the characteristics of Vietnamese journalistic discourse on women through the theory and method of Fairclough's Critical Discourse Analysis. It encompasses a wide range of components:
The dissertation clarifies the lexical features of Vietnamese discourse on women, analyzes the interactional features of the lexical system, and explains the social practice and ideology about women that influence the use of words in discourse.
The dissertation clarifies the grammatical features of Vietnamese journalistic discourse on women, analyzes the communicative relationship between the writer and the reader, and the social values that grammatical means bring to the discourse.
The dissertation describes the structural features of Vietnamese journalistic discourse on women, analyzes the impacts on readers and the practical social significance of the discourse realized through its structure and identifies the ideology and social conditions that govern the structural features of journalistic discourse on women.
The research findings elucidate the strategies for utilizing language in Vietnamese journalistic discourse on women, contributing to enhancing public opinion orientation effectiveness and the social impact of journalistic discourse on women. This aims to make journalistic discourse on women an effective communication tool for promoting gender equality and improving the rights and status of Vietnamese women.

Liên kết
×