English | Français   rss
Liên kết
Nghiên cứu nồng độ periostin huyết thanh trong tiên lượng chức năng tim sau nhồi máu cơ tim cấp
Góp ý

Nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về periostin trong tiên lượng chức năng tâm thu tim sau nhồi máu cơ tim cấp.

Họ và tên nghiên cứu sinh: NGUYỄN TRUNG TÍN
Tên đề tài luận án tiến sĩ: Nghiên cứu nồng độ periostin huyết thanh trong tiên lượng chức năng tim sau nhồi máu cơ tim cấp
Thuộc ngành: Nội khoa
Mã số ngành: 9 72 01 07
Thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy: GS.TS. Huỳnh Văn Minh và TS.BS. Đoàn Chí Thắng.
Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế.
Những điểm mới của luận án
- Là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về periostin trong tiên lượng chức năng tâm thu tim sau nhồi máu cơ tim cấp.
- Nghiên cứu đã chứng minh được giá trị của periostin trong việc cung cấp những thông tin tiên lượng quan trọng, góp phần vào phân tầng nguy cơ và tối ưu hóa chiến lược điều trị trong nhồi máu cơ tim cấp. Nghiên cứu cung cấp độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm và đường cong ROC cũng như điểm cắt của periostin huyết thanh trong tiên lượng chức năng tâm thu tim sau nhồi máu cơ tim cấp 3 tháng.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể sử dụng periostin và phối hợp periostin với NT-proBNP trong tiên lượng chức năng tâm thu tim sau nhồi máu cơ tim cấp.
--------------------------------------
NEW POINTS OF THE THESIS
Full name of PhD student: NGUYEN TRUNG TIN
Doctoral thesis title: "Study of serum periostin concentration in predicting cardiac function after acute myocardial infarction".
Industry: Internal Medicine
Industry code: 9 72 01 07
Conducted under the guidance of Professor, Dr. Huynh Van Minh and Dr. Doan Chi Thang.
Name of training institution: University of Medicine and Pharmacy, Hue University.
New points of the thesis
- The first study in Vietnam on periostin in predicting cardiac systolic function after acute myocardial infarction.
- The study demonstrated the value of periostin in providing important prognostic information, contributing to risk stratification and optimizing treatment strategies in acute myocardial infarction. The study provided sensitivity, specificity, positive predictive value, negative predictive value, ROC curve and cut-off point of serum periostin in predicting cardiac systolic function 3 months after acute myocardial infarction..
- The study results showed that periostin and the combination of periostin with NT-proBNP can be used to predict cardiac systolic function after acute myocardial infarction..

Liên kết
×