Tin tức - Sự kiện
|
Phát triển các mô hình kinh doanh rừng nhằm nhận diện tác nhân phá rừng
(31-05-2018 20:34)
Góp ý
Ngày 31/5/2018, Viện Tài nguyên và Môi trường Đại học Huế phối hợp với Công ty UNIQUE forestry and land use tổ chức hội thảo Mô hình kinh doanh dành cho rừng trồng keo luân kỳ ngắn trong bối cảnh REDD+. Hoạt động trong khuôn khổ dự án Phát triển các mô hình kinh doanh rừng nhằm nhận diện tác nhân phá rừng thuộc dự án Sáng kiến khí hậu toàn cầu (ICI project1 ) do Bộ Liên Bang Đức về Môi trường, Bảo tồn thiên nhiên và An toàn hạt nhân (BMU) tài trợ.
Ông Jorg Ruger, Bộ Liên Bang Đức về Môi trường, Bảo tồn thiên nhiên và An toàn hạt nhân (BMU) phát biểu chào mừng hội thảo
Mục tiêu chính của dự án Sáng kiến khí hậu toàn cầu (ICI project1 ) “Mô hình kinh doanh xác định tác nhân phá rừng” (tháng 5/2014 – 6/2018) là nhằm phát triển mô hình kinh doanh thực tiễn để giải quyết hiệu quả lượng khí phát thải nhà kính trong lâm nghiệp đồng thời thúc đẩy các biện pháp sử dụng đất có hiệu quả hơn về mặt tài chính cho các chủ rừng.
Trong những năm qua, nhóm thực thi dự án bao gồm Công ty UNIQUE forestry and land use và Viện Tài nguyên và Môi trường đã cùng nhau phát triển các mô hình kinh doanh phù hợp với đặc điểm và điều kiện tại Việt Nam. Nhóm công tác đã thực hiện việc đánh giá tính khả thi về mặt tài chính và kỹ thuật, đồng thời xây dựng các mô hình thí điểm cho các chủ rừng quan tâm, xác định những thách thức chính đối với các trường hợp triển khai chưa hiệu quả.
Khởi đầu của các mô hình kinh doanh trồng rừng keo ấn tượng trên đất trống đồi núi trọc từ những năm 1990 khi độ che phủ rừng trên toàn quốc khoảng 27.2%. Đến năm 2018, diện tích độ che phủ rừng trên toàn quốc đã xấp xỉ 42% diện tích đất tự nhiên (chiếm gần 14 triệu ha rừng) là kết quả của hoạt động trồng rừng đồng bộ trên quy mô lớn thông qua các chương trình trọng điểm như chương trình trồng rừng 5 triệu ha, (chương trình 661). Mặc dù vậy các thách thức hiện hữu còn lại liên quan đến sự suy thoái rừng đang tồn tại ở loại rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, rừng trồng đã đóng vai trò quyết định trong quá trình chuyển tiếp rừng tại Việt Nam.
Cây Keo nói chung, là loài cây hiện đang chiếm ưu thế trên các cánh rừng trồng tại Việt Nam đã đóng vai chính và quyết định trong việc thành rừng ở Việt Nam, là loài cây có khả năng cố định đạm, tái phục hồi các vùng đất nghèo và suy thoái nặng nề. Bên cạnh đó, rừng trồng keo cung cấp mô hình kinh doanh nhanh nhưng thu nhập thấp- đặc biệt với các chủ rừng là hộ trồng rừng sản xuất nhỏ, có nguồn thu phụ thuộc vào rừng thường xuyên để duy trì sinh kế, tạo chuỗi cung cấp đáng tin cho công nghiệp sản xuất dăm gỗ. Trái với những phương thức kinh doanh rừng khác, rừng trồng keo đòi hỏi nguồn vốn đầu tư tương đối thấp và có thể khai thác nhanh cho nguyên liệu bột giấy trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm hoặc với kích thước gỗ có đường kính nhỏ và trung bình cho sản phẩm gỗ xẻ sau 9-12 năm. Ngày nay, hầu hết các lâm phần đang được mong đợi quản lý như canh tác cây lâu năm với mục đích sản xuất sinh khối tối đa.
Bên cạnh sản phẩm dăm gỗ, sản phẩm rừng trồng keo cũng được yêu cầu phát triển tốt nguồn nguyên liệu cho công nghiệp đồ gỗ gia dụng, nội thất định hướng xuất khẩu bằng sản phẩm ván xẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên, mặc dù các chính sách khuyến khích đã ban hành và điều kiện sản xuất tốt nhưng nguồn cung cấp vẫn chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất nội địa: Công nghiệp đồ gỗ nội thất vẫn phải nhập khẩu nguồn gỗ nguyên liệu cần thiết từ khắp mọi nơi trên thế giới. Nhu cầu ngày càng tăng của nhóm sản phẩm này từ thị trường xuất khẩu chính như EU (FLEGT VPA) sẽ làm tăng nhu cầu về gỗ hợp pháp dẫn tới những thách thức nghiêm trọng về số lượng đáng kể nguồn cung cho ngành công nghiệp đang thành công này.
Tại hội thảo, UNIQUE và IREN trình bày những phát hiện chính, kết quả và bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện dự án, nêu bật những bài học kinh nghiệm được ghi nhận trong giai đoạn cuối của dự án về sự liên quan của các mô hình và các thách thức đối mặt phải vượt qua.
Các đối tác thực hiện dự án với các mô hình thí điểm như Công ty Lâm nghiệp nhà nước, Ban quản lý rừng phòng hộ đã bày tỏ sự quan tâm đến việc tiếp cận quản lý mới cho các lâm phần rừng trồng keo luân kỳ ngắn, cùng chia sẻ quan điểm về các biện pháp vượt qua thử thách để mở rộng kết quả đã đạt được.
PV
Các tin mới hơn
Hội thảo Phát triển công nghệ sản xuất và vận tải trên cơ sở sử dụng năng lượng siêu sạch
(07-11-2018 16:33)
Đại học Huế làm việc với Hiệp hội các doanh nhân tỉnh Okayama, Nhật Bản
(30-08-2018 09:55)
Khánh thành nhà sinh hoạt cộng đồng thôn A Ka, xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế
(22-08-2018 16:33)
Khoa Giáo dục Thể chất – Đại học Huế ký kết hợp tác dự án đổi mới công tác giáo dục thể chất
(17-07-2018 09:44)
Đoàn công tác Sở Ngoại vụ, Sở Giáo dục và Thể thao các tỉnh Savannakhet, Khammuane, Salavan – Nước CHDCND Lào thăm và làm việc với Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị
(15-07-2018 07:55)
Kỷ niệm 20 năm hợp tác giữa Trường ĐH Nông Lâm, Đại học Huế với Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam
(08-07-2018 03:45)
Các tin đã đăng
Đại học Huế và Đại học Tartu, Estonia tìm kiếm khả năng mở rộng hợp tác trong lĩnh vực khoa học xã hội
(23-05-2018 14:56)
Định hướng áp dụng học cùng cộng đồng vào giáo dục Đại học tại Việt Nam
(12-05-2018 03:06)
Toạ đàm về Xây dựng lý thuyết luận và phương pháp luận về văn hoá
(03-05-2018 08:31)
Đại học Huế tiếp và làm việc với đoàn Chính quyền Cộng đồng Đô thị Grand Poitiers, Cộng hoà Pháp
(27-04-2018 15:39)
Chương trình trao đổi tín chỉ quốc tế thuộc dự án Merging Voices 2017-2019 (Đợt 3)
(26-04-2018 09:36)
Nâng cao chất lượng chăm sóc ban đầu theo nguyên lý Y học gia đình
(02-04-2018 13:49)
Trường ĐH Y Dược: Khai giảng lớp thạc sĩ Điều dưỡng quốc tế đầu tiên liên kết với Đại học Khon Kaen, Thái Lan
(22-03-2018 15:58)
Quỹ Hòa giải và Phát triển, Hoa Kỳ thăm xã giao Đại học Huế
(21-03-2018 15:23)
Đại học Huế và Đại học Sciences Po Lille - Pháp tìm thấy nhiều cơ hội hợp tác
(17-03-2018 14:40)
Đại học Huế tiếp và làm việc với ĐH Cergy-Pontoise, CH Pháp
(16-03-2018 09:06)
|
Tin tức, sự kiện nổi bật
Thông báo số 01 viết bài tham dự Hội thảo “30 năm thực hiện Nghị định 30/CP của Chính phủ, phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia”
(15-08-2024 09:31)
Thông báo tuyển sinh đại học bằng hai, liên thông từ trình độ trung cấp, cao đẳng lên đại học tại Khoa Kỹ thuật và Công nghệ - Đại học Huế năm 2023 đợt 3
(19-10-2023 14:46)
Thông báo Danh sách tập thể và cá nhân được đề nghị công nhận các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng năm học 2022 - 2023
(21-08-2023 10:27)
Tin tức, sự kiện mới nhất
Hội nghị tổng kết công tác tuyển sinh sau đại học năm 2024
(22-01-2025 15:01)
Công đoàn Đại học Huế tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa trong Chương trình “Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng” nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
(22-01-2025 14:37)
Đảng ủy Đại học Huế: Hội nghị tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025
(22-01-2025 09:53)
Liên kết
|