English | Français   rss
Liên kết
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2007 - Nộp hồ sơ tại phòng Ban QLKH-ĐN, Đại học Huế - tiếp 2 (31-07-2006 11:42)
Góp ý
III. Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ

1. Sản xuất Glucosamin đạt tiêu chuẩn dược dụng từ vỏ tôm ở quy mô Pilot
Mục tiêu và nội dung chính:
a. Sản xuất Glucosamin đạt tiêu chuẩn dược dụng phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Tạo việc làm cho người lao động.
- Sử dụng hợp lý nguồn vỏ tôm dồi dào.
b. Chế tạo thiết bị sản xuất chitin từ vỏ tôm.
- Chế tạo thiết bị sản xuất glucosamin thô.
- Chế tạo thiết bị sản xuất glucosamin đạt tiêu chuẩn dược dụng.
- Chế tạo thiết bị thu hồi và tinh chế dung môi.
-Quy trình và thiết bị hoàn chỉnh sản xuất Glucosamin đạt tiêu chuẩn dược dụng đi từ nguyên liệu vỏ tôm.
- Quy trình đảm bảo khép kín, ít chất thải
- Sản phẩm Glucosamin đạt tiêu chuẩn dược dụng giá thành có thể cạnh tranh với thị trường thế giới
Thời gian thực hiện: 1/2007-1/2008

2. NC chế tạo sản xuất gel của máy cắt lạnh dùng dùng trong xét nghiệm mô bệnh học
Mục tiêu và nội dung chính:
Thay thế hoàn toàn sản phẩm Gel cắt lạnh nhập ngoại
Sản xuất Gel cắt lạnh dùng trong kỹ thuật Mô bệnh học
Tạo ra sản phẩm sử dụng thường qui cho các máy cắt lạnh Giải phẫu bệnh trong toàn quốc
Thời gian thực hiện : 1/07-12/08

3. Nghiên cứu sản xuất thuốc điều trị bỏng từ dầu mè và hạt cau.
Mục tiêu và nội dung chính:
Sản xuất một loại thuốc mới từ dược liệu có sẵn tại địa phương để điều trị bỏng
Nội dung:
- Sản xuất và ứng dụng thuốc điều trị bỏng chế xuất từ dầu mè và hạt cau
- Sản phẩm thuốc điều trị bỏng từ dầu mè và hạt cau
- Ứng dụng thành công thuốc trong thực tế
Thời gian thực hiện : 1/07-12/08

IV. Đề tài cấp Bộ trọng điểm

1. Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ xử lý nước thải
Mục tiêu và nội dung chính:
a. Nghiên cứu và xây dựng các quy trình công nghệ xử lý nước thải bằng các phương pháp hoá học, sinh học,...
b. Đề xuất giải pháp thích hợp và quy trình công nghệ xử lý nước thải, có khả năng áp dụng được vào thực tế.
Thời gian thực hiện: 1/2007-12/2008

2. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhằm giảm tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy trong thời gian theo mẹ
Mục tiêu và nội dung chính
- Giảm tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy
- Tăng khối lượng cai sữa
Nội dung:
- Đánh giá tình hình bệnh tiêu chảy ở các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam theo mùa, phương thức chăn nuôi, theo giống lợn
- Thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật (chăm sóc, nuôi dưỡng) nhằm giảm tỷ lệ lợn con bị bệnh tiêu chảy
Kết quả:
- Giảm tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy
- Tăng khối lượng cai sữa
Thời gian thực hiện: 2007-2010

3. Nghiên cứu một số yếu tố công nghệ sản xuất ván dăm từ gỗ tạp gỗ nhỏ hiện có ở một số tỉnh trên khu vực trung trung bộ
Mục tiêu và nội dung chính:
Nghiên cứu sử dụng có hiệu quả nhằm nâng cao giá trị sử dụng gỗ.
Mục tiêu và nội dung cụ thể:
- Điều tra đánh giá trử lượng các loại gỗ tạp trong khu vực nghiên cứu.
-Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo của các loại gỗ.
- Nghiên cứu các tính chất cơ lý, hóa học của gỗ.
- Nghiên cứu tính chất gia công của các loại gỗ tạp.
- Nghiên cứu một số yếu tố gia công nghệ sản xuất ván dăm 3 lớp thông dụng.
- Điều tra đánh giá trử lượng các loại gỗ tạp trong khu vực nghiên cứu.
- Thực nghiệm sản xuất.
Kết quả:
- Số liệu về trử lượng các loại gỗ tạp.
- Các thông số về cấu tạo của các loại gỗ tạp.
- Các thông số về cơ lý, hóa học của các loại gỗ tạp.
- Các thông số gia công của các loại gỗ tạp.
- Các thông số của quá trình sản xuất ván dăm 3 lớp thông dụng.
- Các sản phẩm ván dăm từ các loại gỗ tạp
Thời gian thực hiện: 2007-2009

4. Thử nghiệm trồng lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng tự nhiên đã được giao cho cộng đồng quản lý theo hướng phát triển bền vững tại xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông, tỉnh TTH-
Mục tiêu và nội dung chính:
- Làm giàu cho rừng nghèo, tăng cường bảo vệ tài nguyên rừng.
- Góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân ở vùng sâu vùng xa.
Kết quả:
- Tạo công ăn việc làm cho người dân
- Sản xuất được các sản phẩm LSNG đáp ứng với nhu cầu của thị trường.
- Người dân đúc rút được kinh nghiệm trồng LSNG dưới tán rừng
Thời gian thực hiện: 2007-2009

5. Nghiên cứu mô hình nuôi luân canh xen vụ và nuôi xen ghép tôm rằn và một số đối tượng nuôi có ý nghĩa cải tạo môi trường ao (cá rô phi, cá đối lá, cá dìa, cá kình, trìa mỡ) tại vùng đầm phá Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế
Mục tiêu và nội dung chính
Xây dựng mô hình nuôi luân canh, xen vụ và nuôi xen ghép các đối tượng hải sản có giá trị: tôm rằn, cá rô phi, cá đối, cá dìa... trong một số ao nuôi tại đầm phá TT Huế góp phần tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu, giải quyết việc làm .
- Đa dạng đối tượng nuôi, luân canh xen vụ, nuôi ghép nhằm cải thiện chất lượng nước môi trường, phòng ngừa dịch bệnh, tăng tính bền vững của hệ thống canh tác nuôi trồng thủy sản của vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế.
Kết quả:
- Báo cáo khoa học về tiềm năng và hiện trạng nghề nuôi trồng thủy sản của Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Báo cáo khoa học về đặc điểm sinh học và quy trình nuôi một số đối tượng hải sản mới có giá trị kinh tế
- Đưa ra được các mô hình nuôi, quy trinh nuôi nuôi luân canh, nuôi ghép phù hợp cho các vùng sinh thái tự nhiên và điều kiện, khả năng của người nuôi
Thời gian thực hiện: -2007-2008

6. Phân lập, tạo dòng gen kháng sâu, bệnh từ các vật liệu di truyền tự nhiên
Mục tiêu và nội dung chính
Phân lập nguồn gen kháng sâu, bệnh
- Sử dụng trong chọn, tạo giống chống chịu sâu bệnh
- Tạo lập sản phẩm nông nghiệp sạch.
- Các gen chống sâu bệnh.
- Các giống chống sâu bệnh
- Các sản phẩm nông nghiệp sạch
Thời gian thực hiện: 2007-2010

7. Thu thập và tạo nguồn vật liệu khởi đầu để chọn, tạo một số giống cây trồng mới (Lúa, lạc, cây ăn quả đặc sản), có năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng vơi điều kiện sinh thái khu vực để phục vụ sản xuất ở miền Trung
Mục tiêu và nội dung chính
- Thu thập nguồn vật liệu tự nhiên, vật liệu cổ truyền để xây dựng vườn liệu
- Từ nguồn vật liệu tu thập được tiến hành chọn lọc, tạo nguồn vật liệu khởi đầu để chọn tạo giống.
- Chọn tạo ra một số giống cây trồng mới: Lúa, lạc và một số cây trồng khác (cây ăn quả và đặc sản) có năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với điều kiện sinh thái để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng ở khu vực và xuất khẩu.
- Phân loại được một số dạng vật liệu mới mà trước đây có thể nhầm lẫn từ cơ sở phân tích di truyền và phương pháp protein
- Kết hợp nhiều phươnp pháp chọn tạo giống (cổ truyền và hiện đại) để chọn tạo ra một số giống mới.
- Tạo ra được các giống mới phù hợp với yêu cầu sinh thái và nhu cầu tiêu dùng của người sản xuất và tiêu thụ ở Miền trung.
- Tập hợp được nhiều nhà khoa học, nhiều cơ quan cùng nghiên cứu và giải quyết vấn đề giống cây trồng cho khu vực Miền trung
- ứng dụng trong thực tiễn: Đưa các giống mới vào sản xuất để tăng năng suất cây trồng, tăng chất lượng sản phẩm phục vụ tốt hơn cho xã hội.
- Góp phần xoá đói, giảm nghèo ở khu vực đối với nông dân.
- Góp phần bảo vệ môi trường, cải tạo và xây dựng hệ sinh thái bền vững do giống tốt mang lại.
Kết quả:
- Đào tạo từ: 6-10 thạc sỹ; 2-3 tiến sỹ.
- Đào tạo được đội ngũ chuyên gia về nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng và thực hiện tốt các thao tác, các phương pháp phân tích trong các phòng thí nghiệm hiện đại ở khu vực Miền trung
Thời gian thực hiện: 2007-2009

8. Chẩn đoán, giám định các loại bệnh trên một số cây trồng chính ở miền trung: lúa, tiêu, lạc, cao su và hướng phòng trừ
Mục tiêu và nội dung chính
- Sử dụng các phương pháp chẩn đoán gián tiếp và trực tiếp để giám định các loại bệnh trên một số cây trồng chính.
- Xác định phương pháp tối ưu
- Hạn chế sử dụng thuốc hoá bảo vệ TV.
- Các quy trình công nghệ hạn chế bệnh hại
- Các tài liệu khoa học và các tài liệu phục vụ cho nghiên cứu và đào tạo.
- Các phương pháp chuẩn đoán bệnh hại
- Các phương pháp phòng trừ bệnh hại ít sử dụng thuốc BVTV
- Các quy trình hạn chế bệnh hại.
Thời gian thực hiện: 2007-2010

9. Xây dựng giải pháp sinh kế bền vững cho cộng đồng vùng cát ven biển thông qua sản xuất lúa tổng hợp và áp dụng canh tác bảo tồn
Mục tiêu và nội dung chính

1. Đánh giá sinh kế cộng đồng vùng cát ven biển và xác định giải pháp xoá đói giảm nghèo trong mối quan hệ với quản lý tài nguyên di truyền cây trồng và đa dạng sinh học nông nghiệp trong vùng
2. Xây dựng phương pháp canh tác bảo tồn giúp cải thiện sinh kế đồng thời bảo tồn tài nguyên di truyền cây trồng thông qua nghiên cứu triển khai các giải pháp kỷ thuật trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản phù hợp và quản lý tài nguyên ven biển dựa vào cộng đồng.
3. Xây dựng giải pháp sản xuất tổng hợp lúa gạo, bảo tồn tài nguyên di truyền cây lúa, nâng cao hiệu quả kinh tế thông qua biện pháp mở rộng canh tác hửu cơ, sản xuất lúa sạch và lúa chất lượng cao đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu
Nội dung:
- Đánh giá thay đổi sinh kế và tình trạng nghèo ở các cộng đồng vùng cát ven biển trong mối quan hệ với và quản lý tài nguyên di truyền cây trồng, đa dạng sinh học nông nghiệp và tài nguyên ven biển
- Xây dựng phương pháp canh tác bảo tồn, cải thiện sinh kế đồng thời bảo tồn tài nguyên di truyền cây trồng thông qua các giải pháp canh tác phối hợp.
- Phân tích hệ thống canh tác tồng hợp vùng cát duy trì cây trồng địa phương nâng cao hiệu quả thông qua các biện pháp hỗ trợ thị trường và gia tăng giá trị sảm phẩm.
- Xây dựng mô hình hệ thống canh tác bảo tồn sử dụng giải pháp sản xuất lúa đặc sản chất lượng cao, chăn nuối lợn sử dụng thức ăn từ cây khoai môn
- Tiếp cận thị trường và tiêu thụ các sản phẩm gia tăng giá trị tài nguyên di truyền-Mô hình sản xuất lúa đặc sản
- Mô hình đa dạng cây khoai môn
- Mô hình HTCT bảo tồn tài nguyên di truyền cây trồng
- Báo cáo khoa học
Thời gian thực hiện: 2007-2008

10. Nghiên cứu một số thay đổi hormon ở bệnh nhân u tuyến yên, u sọ hầu và u tuyến tùng
Mục tiêu và nội dung chính
Xác định các rối loạn về hormon của tuyến yên và các tuyến ngoại biên liên hệ
Các biểu hiện lâm sàng của rối loạn hormon
Xác định được tỷ lệ các rối loạn nội tiết do các bệnh lý tuyến yên, u sọ hầu, u tuyến tùng
Thời gian thực hiện : 1/07-12/08
 

Các tin đã đăng
Liên kết
×