English | Français   rss
Liên kết
Đại học Huế sẽ tổ chức bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Văn Hóa (25-03-2014 10:20)
Góp ý

- Đề tài: “Phát triển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

- Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

- Thời gian: 08 giờ 00 ngày 10 tháng 4 năm 2014

- Địa điểm: Hội trường Đại học Huế, số 03 Lê Lợi, TP. Huế

 

* Những đóng góp mới của luận án:

Luận án đã góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về phát triển cà phê bền vững. Luận án đã xác định PTCPBV là quá trình phát triển hướng tới thay đổi về kỹ thuật và công nghệ sản xuất và chế biến cà phê thân thiện với môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế, công bằng xã hội, nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu sản phẩm cà phê chất lượng cao của con người cho thế hệ hôm nay và mai sau. Luận án cũng đã làm rõ các nhân tố tác động đến PTCPBV bao gồm điều kiện tự nhiên, năng lực của các tổ chức sản xuất kinh doanh cà phê, các nhân tố thị trường và tác động của Chính phủ. Các giải pháp PTCPBV cũng được tổng hợp bao gồm các hoạt động nâng cao năng lực của người sản xuất kinh doanh; nghiên cứu phát triển thị trường, đầu tư và đổi mới công nghệ và kỹ thuật sản xuất kinh doanh cà phê; sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên cho PTCPBV; xây dựng chính sách hợp lý và hỗ trợ và đầu tư công cho PTCPBV.

 

Trên cơ sở tiếp cận và hệ thống hóa lý thuyết về PTCPBV, Luận án đã xây dựng khung phân tích PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk. Theo đó, PTCPBV được phân tích ở ba nội dung, đó là i) Kinh tế (tăng trưởng, hiệu quả, ổn định, chất lượng, cạnh tranh); ii) Xã hội (thu nhập, việc làm, bình đẳng, xoá đói giảm nghèo); iii) Môi trường (khai thác và bảo vệ môi trường) và sự kết hợp hài hoà giữa các nội dung đó trong PTCPBV. Từ đó, luận án đã xây dựng các hệ thống các chỉ tiêu đánh giá và các phương pháp phân tích PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk.

 

Luận án đã phân tích những mặt được và tồn tại trong PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk, trong đó nêu rõ phát triển cà phê ở tỉnh Đắk Lắk tăng trưởng qua hàng năm, có hiệu quả và lợi thế cạnh tranh nhưng chưa ổn định. Phát triển cà phê giúp tăng thu nhập, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo nhưng chưa bình đẳng. Phát triển cà phê là một trong những nguyên nhân làm suy giảm môi truờng và làm mất cân bằng sinh thái. Luận án đã đi sâu phân tích các nguyên nhân thúc đẩy và làm cản trở PTCPBV ở Đắk Lắk, bao gồm i) Điều kiện tự nhiên; ii) Chủ thể sản xuất; iii) Thị trường; iv) Chính phủ. Luận án cũng đã khẳng định việc PTCPBV là yêu cầu tất yếu khách quan trong hội nhập kinh tế quốc tế; Đồng thời nhấn mạnh quan điểm phát triển sản xuất chạy theo lợi nhuận nhất thời, bất chấp việc phá hủy tài nguyên môi truờng và làm mất cần bằng sinh thái sẽ là nguy cơ của việc phát triển cà phê không bền vững.

 

Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đã xác định các giải pháp và chính sách phù hợp bảo đảm PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk và khẳng định nhóm chủ thể sản xuất là nền tảng quyết định. Bên cạnh đó cần tích cực phát triển thị trường, mở rộng thị trường tiêu dùng nội địa, đầu tư và đổi mới công nghệ và kỹ thuật sản xuất kinh doanh cà phê và sự hỗ trợ từ chính sách và đầu tư công của Chính phủ để bảo đảm PTCPBV.

 

Trân trọng thông báo và kính mời các quý vị quan tâm đến dự.

 

Liên kết
×