English | Français   rss
Liên kết
Đại học Huế sẽ tổ chức bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Ngô Đức Lập: (07-01-2014 18:30)
Góp ý

- Đề tài: Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802-1885

- Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

- Thời gian: 08 giờ 00 ngày 21 tháng 01 năm 2014

- Địa điểm: Hội trường Đại học Huế, số 03 Lê Lợi, TP. Huế

* Những đóng góp mới của luận án:

1. Trên cơ sở hệ thống hóa, khái quát hóa các công trình, bài viết của các học giả đi trước, với cách nhìn độc lập, Luận án đã hệ thống hóa một cách toàn diện và đầy đủ về quá trình ra đời, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ tổ chức giám sát dưới các triều đại quân chủ ở Việt Nam trước triều Nguyễn, khái quát về tổ chức giám sát dưới các triều đại quân chủ ở Trung Quốc, nhất là triều Thanh. Đây chính là cơ sở, nền tảng cho việc nghiên cứu về quá trình ra đời, kiện toàn và cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802 – 1885, chế độ khen thưởng, xử phạt của triều Nguyễn đối với cơ quan giám sát.

2. Luận án đã xem xét, đối sánh giữa cơ quan giám sát triều Nguyễn trong mối liên hệ, so sánh với cơ quan giám sát của các triều đại quân chủ ở Việt Nam trước triều Nguyễn và triều Thanh ở Trung Quốc. Từ đó, đánh giá sự kế thừa có chọn lọc và sáng tạo từ các triều đại quân chủ ở Việt Nam trước triều Nguyễn và triều Thanh (Trung Quốc). Đồng thời, khẳng định vai trò của cơ quan giám sát cũng như ảnh hưởng của vua, triều đình và hệ thống bộ máy nhà nước đối với tổ chức này.

3. Từ nghiên cứu về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, Luận án đi sâu phân tích nhằm làm rõ thực tiễn hoạt động, cơ chế hoạt động và mối quan hệ của cơ quan giám sát với các cơ quan khác trong bộ máy hành chính của triều Nguyễn giai đoạn 1802 – 1885. Trong đó, cơ chế hoạt động được luận án đi sâu phân tích trên hai khía cạnh là cơ chế độc lập và cơ chế phối hợp, liên kết. Về cơ chế độc lập được thể hiện trên các hoạt động như: trong can gián vua và hoàng thân quốc thích; trong các hoạt động hội triều và nghe chính sự; trong giám sát hoạt động của các bộ, nha; trong giám sát hoạt động của hệ thống quan lại và các đạo… Về cơ chế phối hợp liên kết, đó là: trong nội bộ cơ quan giám sát; phối hợp giữa Đô sát viện, bộ Hình và Đại lý tự (Tam Pháp ty); trong hoạt động kinh lược…

 Đặc biệt, luận án đã có những nhận định, đánh giá về đóng góp và hạn chế về cơ cấu tổ chức và thực tiễn hoạt động của cơ quan giám sát triều Nguyễn. Về đóng góp trong thực tiễn hoạt động, luận án đã đi sâu nghiên cứu về những đóng góp của cơ quan giám sát trên các lĩnh vực như: xây dựng và bảo vệ nền quân chủ chuyên chế; trên lĩnh vực quốc phòng – an ninh; trên lĩnh vực văn hóa – xã hội; trên lĩnh vực kinh tế, thuế khóa và trị thủy… Một đóng góp quan trọng nữa đó là, luận án đã rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng và vận hành hệ thống tư pháp hiện nay ở Việt Nam và đưa ra một số kiến nghị trong việc nghiên cứu các cơ quan giám sát, bảo tồn, trùng tu các di tích liên quan đến cơ quan giám sát dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802 – 1885.

 

Trân trọng thông báo và kính mời các quý vị quan tâm đến dự.

Liên kết
×