Tin tức - Sự kiện
|
"Hướng đến người học, giữ mối quan hệ với xã hội"
(07-04-2008 07:17)
Góp ý
Cứ vào mùa tuyển sinh, vấn đề định hướng lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh để chuẩn bị làm hồ sơ thi tuyển lại trở thành vấn đề nóng. Báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng lại vào cuộc, các buổi tư vấn tuyển sinh được tổ chức khắp nơi cũng với mục đích cung cấp đầy đủ thông tin đến các thí sinh. Tuy nhiên, vẫn còn không ít học sinh đã có những lựa chọn ngành nghề không phù hợp, dẫn đến hao phí tiền của và thời gian học tập. PV Bản tin ĐHH đã có cuộc gặp gỡ với PGS. TS Nguyễn Đức Hưng, PGĐ Đại học Huế để tìm hiểu thêm về công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp thông tin tuyển sinh trước mùa thi 2008.
<body>
PV: Thưa Thầy, có thể thấy sự "bùng nổ" những "ngày hội thông tin tuyển sinh" trong mùa tuyển sinh này. Đại học Huế đã tham gia những ngày hội này như thế nào? Phạm vi tuyên truyền, tư vấn của Đại học Huế đã mở rộng đến đâu? PGS.TS.Nguyễn Đức Hưng (PGS.TS.NĐH): Đúng là vào mùa tuyển sinh đại học 2008, công tác tư vấn tuyển sinh được tiến hành rầm rộ, sâu rộng hơn các năm trước. Với sự vào cuộc của Bộ GD-ĐT, các trường ĐH-CĐ-THCN trong cả nước, Báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên đã chủ trì tổ chức nhiều "Ngày hội Tư vấn mùa thi 2008" trên khắp các tỉnh, thành cả nước và đến nhiều trường trung học phổ thông ở các địa phương. Theo tôi, hình thức tổ chức này đã thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội, tăng thêm trách nhiệm của các cơ sở đào tạo và cung cấp thêm nhiều thông tin cho thí sinh khi lựa chọn ngành nghề, trường để đăng ký dự thi. Đại học Huế với vị thế và điều kiện cụ thể của mình đã tham gia các ngày hội tư vấn tuyển sinh tổ chức ở một số tỉnh miền Trung: Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình. Ngoài ra, trong khuôn khổ dự án "Đường đến giáo dục đại học - PHE", Đại học Huế tổ chức tư vấn tuyển sinh cho các trường thành viên, vùng sâu, vùng xa như Nam Đông, A Lưới (Thừa Thiên Huế), Hướng Hóa, Lao Bảo (Quảng Trị), Minh Hóa, Tuyên Hóa (Quảng Bình). PV: Hình thức và nội dung tư vấn của Đại học Huế có những điểm gì mới so với những năm trước để giúp thí sinh hiểu rõ hơn những ngành nghề đào tạo của Đại học Huế? PGS.TS.NĐH: So với những năm trước, công tác tư vấn tuyển sinh 2008 của Đại học Huế có vài điểm mới được chú trọng hơn. Về hình thức, ngoài tư vấn, trả lời câu hỏi tại diễn đàn chung còn có tư vấn trực tiếp cho các nhóm học sinh, phụ huynh sau khi đã nghe chung tại hội trường. Hình thức này cho thấy hiệu quả tốt hơn tư vấn chung vì người nghe được tư vấn cụ thể điều mà họ cần biết về Đại học Huế. Đại học Huế được trực tiếp nói rõ, thuyết minh những điều mà người nghe chưa hiểu hoặc hiểu chưa đúng, làm tăng được vị thế của Đại học Huế và khả năng lựa chọn của học sinh, phụ huynh. Về nội dung: tập trung làm rõ những điểm mới của Đại học Huế trong tuyển sinh và đào tạo như Khoa Du lịch trực thuộc Đại học Huế và các ngành đào tạo của Khoa, các ngành đào tạo mới mở của Đại học Huế, các ngành có nhu cầu xã hội cao và các ngành thế mạnh của Đại học Huế như các ngành của Trường ĐHSP, Trường ĐHYD, Trường ĐHNL, các ngành truyền thống như Sư phạm, Kinh tế, Ngoại ngữ và cả các ngành khó tuyển ở các năm trước…Trong tổ chức quản lý đào tạo, chúng tôi cũng đã đề cập, cung cấp thông tin về đào tạo theo học chế tín chỉ sẽ được triển khai ở Đại học Huế trong năm tới. PV: Hình thức tư vấn trực tuyến hiện nay đang được nhiều trường trên cả nước áp dụng và thu hút rất nhiều sự quan tâm của thí sinh. Dù thí sinh ở đâu cũng có thể được giải đáp tất cả các thắc mắc. Đại học Huế đã có định hướng gì để phát triển hình thức tư vấn này? PGS.TS.NĐH: Tư vấn trực tuyến, qua mạng là một hình thức được quan tâm. Đại học Huế cũng đã chú ý đến hình thức này và cung cấp rõ ràng địa chỉ Diễn đàn trao đổi trên trang web Đại học Huế và Hỏi đáp tuyển sinh qua email. Nhiều phụ huynh, học sinh đã được tư vấn thông qua địa chỉ này. Tư vấn trực tiếp qua điện thoại của thường trực Hội đồng tuyển sinh cũng được nhiều học sinh, phụ huynh sử dụng và có hiệu quả cao. Các hình thức tư vấn qua mạng sẽ tăng cường hơn trong những năm tới. Tuy nhiên, không nên xem nhẹ tư vấn thông qua các hội nghị vì sự có mặt của lãnh đạo cơ sở đào tạo là khẳng định trách nhiệm và niềm tin cho người học. PV: Mức độ quan tâm của học sinh các địa phương dành cho Đại học Huế như thế nào? PGS.TS.NĐH: Mức độ quan tâm của học sinh dành cho ĐHH là rất lớn. Có thể nói, số đông học sinh, phụ huynh đã có hiểu biết về ĐHH như là một trung tâm đào tạo truyền thống nên luôn luôn dành sự lựa chọn cho con em mình dự thi vào Đại học Huế là số một. Tuy vậy, cũng cần nhận thức một thực tế là nhiều trường đại học, cao đẳng, nhiều ngành nghề mới được mở ra gần đây không chỉ ở miền Trung mà trong cả nước với sự đầu tư lớn cho cơ sở vật chất, cho công tác quảng bá, tiếp thị; với sự năng động, bứt phá, với tư duy và cách làm mới của các trường này đang và sẽ là sự cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt hơn không chỉ nguồn tuyển sinh đầu vào mà còn sự thu hút đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy có trình độ cao, thị trường lao động sau đào tạo… Theo tôi, đây mới là một thách thức lớn đối với Đại học Huế trong thời kỳ mới. PV: Một trong những cuộc vận động của Bộ GD-ĐT là "Nói không với đào tạo không đạt chuẩn và không đáp ứng nhu cầu xã hội". Vậy, qua khảo sát, tiếp xúc với thí sinh trong thời gian vừa qua, Thầy đánh giá như thế nào về việc đáp ứng nhu cầu của xã hội của những ngành nghề đào tạo của Đại học Huế ? PGS.TS.NĐH: Cuộc vận động "Nói không với đào tạo không đạt chuẩn và không đáp ứng nhu cầu xã hội" theo tôi là rất cần thiết và là sự sống còn của mỗi cơ sở đào tạo. Tuy vậy, cần phải xác định rõ cái "chuẩn" đó là gì. Chuẩn cho từng ngành đào tạo, từng cơ sở đào tạo và cái "nhu cầu xã hội" đến đâu? Cũng cần được làm rõ số lượng, chất lượng, trình độ phát triển kinh tế xã hội của mỗi khu vực, vùng, miền… Vì vậy, để thực hiện cuộc vận động này đòi hỏi không chỉ là lý luận chung chung mà mỗi cơ sở đào tạo cần xây dựng chương trình hành động và phải hành động thực sự vì điều đó. Với vế thứ hai của câu hỏi "đánh giá thế nào về sự đáp ứng nhu cầu xã hội của những ngành nghề đào tạo của Đại học Huế", đây là vấn đề lớn cần có nghiên cứu khảo sát cẩn thận với những phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp mới có câu trả lời cuối cùng thỏa đáng được. Nhưng qua tiếp xúc tại các địa phương vừa qua và ý kiến cá nhân tôi cho rằng các ngành nghề đào tạo đã có truyền thống của ĐHH, sản phẩm ra trường đang phát huy tác dụng tốt và được xã hội thừa nhận như các ngành Sư phạm, Y học, một số ngành Nông, Lâm, Ngư, Kinh tế nông nghiệp… Nếu biết lắng nghe ý kiến người sử dụng, điều chỉnh chương trình đào tạo, cập nhật nội dung mới, mềm dẻo trong quản lý đào tạo sẽ đáp ứng được yêu cầu mới của xã hội. Một số ngành mới xã hội có nhu cầu cao, Đại học Huế đã đào tạo và có sản phẩm nhưng cần đầu tư nhiều hơn mới đáp ứng được chất lượng theo đòi hỏi của người sử dụng như Công nghệ thông tin, Dược, Luật… Cần hướng đến người học nhiều hơn và giữ mối quan hệ với xã hội, với người sử dụng lao động chặt chẽ hơn để có thêm thông tin giúp cho quá trình dạy và học của nhà trường. Đó là một trong những giải pháp giúp chúng ta đào tạo có chất lượng đáp ứng nhu cầu xã hội. PV: Chắc chắn những hoạt động tư vấn không chỉ cung cấp, giải đáp thắc mắc của thí sinh một cách nhanh chóng mà còn kết hợp quảng bá hình ảnh Đại học Huế để các thí sinh có sự lựa chọn đúng ngành, đúng nghề. Đó cũng là một điều kiện thuận lợi cho các trường để chọn được đầu vào tốt, chất lượng đào tạo được nâng cao. Xin chân thành cảm ơn Thầy. Ái Hữu thực hiện
Các tin mới hơn
Cậu thủ khoa bản lĩnh
(31-07-2008 13:52)
Thông báo của Hội đồng Tuyển sinh Đại học Huế
(31-07-2008 09:00)
Thủ khoa Đại học Huế đạt 29,5 điểm
(30-07-2008 16:23)
Công bố kết quả tuyển sinh đại học 2008 của Đại học Huế
(30-07-2008 14:00)
Kỳ thi an toàn, nghiêm túc, tỷ lệ thí sinh vi phạm ít
(14-07-2008 06:50)
40.000 chỗ trọ miễn phí và giá rẻ tại Huế dành cho thí sinh
(10-07-2008 09:50)
2260 chỗ ở ký túc xá phục vụ thí sinh trong 2 đợt dự thi tuyển sinh vào Đại học Huế năm 2008
(05-06-2008 15:35)
DU HỌC NHẬT BẢN VỚI HỌC BỔNG ĐÀO TẠO THẠC SĨ
(29-05-2008 14:29)
66.449 hồ sơ đăng ký dự thi đại học vào Đại học Huế
(16-05-2008 10:21)
Các tin đã đăng
Thông báo tuyển sinh khóa 1 chương trình liên kết đào tạo thạc sĩ ngôn ngữ Hán - năm 2008
(25-03-2008 15:17)
Hỏi đáp tuyển sinh: về những ngành đào tạo mới tuyển sinh từ năm 2008
(05-03-2008 15:15)
Tên trường, ngành và chỉ tiêu tuyển sinh của Đại học Huế năm 2008
(05-03-2008 13:49)
Thông báo tuyển sinh vào Đại học Huế năm 2008
(05-03-2008 09:35)
Hỏi đáp tuyển sinh: về ngành Việt Nam học
(28-02-2008 08:33)
Đại học Huế tuyển sinh 5 ngành mới
(27-02-2008 09:39)
Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy
(19-02-2008 15:48)
Tuyển sinh thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp & Khoa học Môi trường: "Sự bền vững hệ thống nông thôn và môi trường"
(11-01-2008 09:07)
|
Tin tức, sự kiện nổi bật
Thông báo số 01 viết bài tham dự Hội thảo “30 năm thực hiện Nghị định 30/CP của Chính phủ, phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia”
(15-08-2024 09:31)
Thông báo tuyển sinh đại học bằng hai, liên thông từ trình độ trung cấp, cao đẳng lên đại học tại Khoa Kỹ thuật và Công nghệ - Đại học Huế năm 2023 đợt 3
(19-10-2023 14:46)
Thông báo Danh sách tập thể và cá nhân được đề nghị công nhận các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng năm học 2022 - 2023
(21-08-2023 10:27)
Tin tức, sự kiện mới nhất
Liên kết
|