English | Français   rss
Liên kết
Nghiên cứu thực trạng sức khỏe sinh sản và đánh giá hiệu quả của mô hình can thiệp ở nữ vị thành niên huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
Góp ý

Nghiên cứu chỉ ra những kiến thức cơ bản nhất về mang thai, vệ sinh sinh sản còn rất hạn chế, chỉ có 14,1% vị thành niên có kiến thức chung tốt về sức khoẻ sinh sản, 27,1% có thực hành tốt về sức khoẻ sinh sản. 2,2 % em bị VNĐSD dưới, 50 % em kết hôn sớm và đã tìm được một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành về sức khỏe sinh sản. Với kết quả này cho thấy nhu cầu về nâng cao kiến thức chuyển đổi thực hành về sức khoẻ sinh sản ở vị thành niên nữ trong khu vực miền núi còn rất cao, nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên còn rất nặng nề và mất nhiều thời gian

Họ và tên nghiên cứu sinh: Đào Nguyễn Diệu Trang

Tên đề tài luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu thực trạng sức khỏe sinh sản và đánh giá hiệu quả của mô hình can thiệp ở nữ vị thành niên huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế”

Thuộc ngành: Y tế công cộng

Mã số ngành: 9.72.07.01

Thực hiện dưới sự hướng dẫn của:           TS.BS. Phan Thị Bích Ngọc

                                                  GS.TS. Nguyễn Vũ Quốc Huy

Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Y Dược -  Đại học Huế

Những đóng góp của luận án

  1. Ý nghĩa khoa học

Chăm sóc SKSS vị thành niên, thanh niên là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi. Vấn đề SKSS vị thành niên, thanh niên được Bộ Y tế xác định là một nội dung ưu tiên trong Chiến lược Dân số - Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020.

  1. Ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu có giá trị thực tiễn khi đề cập đến thực trạng chăm sóc sức khoẻ sinh sản trên nhóm đối tượng ưu tiên của chính sách chăm sóc sức khoẻ sinh sản (nữ và người dân ở khu vực miền núi) và giải quyết vấn đề thực tế về sức khoẻ sinh sản ở VTN nữ. Nghiên cứu sẽ cung cấp các thông tin và bằng chứng cho quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách và thực hiện các can thiệp nâng cao sức khoẻ sinh sản.

  1. Những đóng góp của luận án

Nghiên cứu chỉ ra những kiến thức cơ bản nhất về mang thai, vệ sinh sinh sản còn rất hạn chế, chỉ có 14,1% vị thành niên có kiến thức chung tốt về sức khoẻ sinh sản, 27,1% có thực hành tốt về sức khoẻ sinh sản. 2,2 % em bị VNĐSD dưới, 50 % em kết hôn sớm và đã tìm được một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành về sức khỏe sinh sản. Với kết quả này cho thấy nhu cầu về nâng cao kiến thức chuyển đổi thực hành về sức khoẻ sinh sản ở vị thành niên nữ trong khu vực miền núi còn rất cao, nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên còn rất nặng nề và mất nhiều thời gian.

Nghiên cứu đã khẳng định hiệu quả của can thiệp phối hợp giữa nâng cao năng lực và can thiệp truyền thông trong tăng cường kiến thức và thực hành và đặc biệt làm giảm tỉ lệ kết hôn sớm, giảm tỷ lệ mắc viêm nhiễm sinh dục dưới ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng. Chỉ số hiệu quả chung cho phần kiến thức là 19,6%, cho thực hành là 34,6%, và giảm viêm nhiễm đường sinh dục dưới là 121,4%. Kết quả này cho thấy các can thiệp là xứng đáng để triển khai bởi những tác động rõ trên kiến thức và thực hành về sức khoẻ của vị thành niên.

CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

PhD student: Dao Nguyen Dieu Trang

Thesis title: “Research on the reproductive health status and evaluate the effectiveness of intervention model on female adolescents in A Luoi mountainous district, Thua Thien Hue province ”

Specialization: Public Health

Code: 9.72.07.01

Scientific Supervisors:    Dr. Phan Thi Bich Ngoc

                                           Prof.Dr. Nguyen Vu Quoc Huy

Training Institution: Hue University of Medicine and Pharmacy - Hue University

Contributions of the thesis

  1. Scientific significance

The adolescents' reproductive health care is one of the most important factors determining the quality of the population, the quality of human resources, and the future of the race. The adolescents' reproductive health issue has been identified by the Ministry of Health as a priority content in the Viet Nam's National Strategy on Population and Reproductive Health for the period 2011-2020.

  1. Practical significance

The research has practical value since mentions the status of reproductive health care on the priority target group of reproductive health care strategy (female and residents in mountainous areas) and solving real problems of reproductive health among female adolescents. The research will provide information and evidence for the development and completion of policy systems and implementation of reproductive health promotion interventions.

  1. Contributions of the thesis

The research shows that the most basic knowledge about pregnancy; reproductive hygiene is very limited, only 14.1% of adolescents have good general knowledge about reproductive health, 27.1% of objectives have a good practice about reproductive health. 2.2% of the children had lower RTIs, 50% of them got married early and the study found several factors related to knowledge and practice about reproductive health. With this result, it shows that the need to improve knowledge of female adolescents in mountainous areas on reproductive health is sharply high; the mission of taking care of adolescent reproductive health is still substantial and takes a long time.

The study reaffirms the effectiveness of a combination intervention between capacity building and communication interventions to increasing knowledge and practice, and in particular reducing the rate of early marriage, of lower RTIs in the intervention group compared with the control group. The overall efficacy index for the knowledge was 19.6%, for practice was 34.6%, and decreasing the rate of lower RTIs (121.4%). This finding shows that the interventions are worthy to implement because of their significant effects on adolescent healths knowledge and practice.

Liên kết
×