English | Français   rss
Liên kết
Thông báo tuyển sinh Sau đại học năm 2005 của Đại học Huế (thông báo số 1) (07-01-2005 10:17)
Góp ý
Đại học Huế xin thông báo kế hoạch tuyển sinh sau đại học (SĐH) năm 2005 như sau:

1/ ĐÀO TẠO THẠC SĨ CÁC CHUYÊN NGÀNH (53 chuyên ngành):

  1. Quản lý giáo dục
  2. Tâm lý học
  3. Triết học
  4. Văn học Việt Nam
  5. Lý luận văn học
  6. Văn học nước ngoài
  7. Lý luận ngôn ngữ
  8. Lịch sử Việt Nam
  9. Lịch sử Thế giới
  10. Dân tộc học
  11. Phương pháp giảng dạy Văn - Tiếng Việt
  12. Phương pháp giảng dạy Lịch sử
  13. Phương pháp giảng dạy Địa lý
  14. Lý luận và Phương pháp dạy học môn Anh văn
  15. Phương pháp giảng dạy tiếng Pháp
  16. Phương pháp giảng dạy Toán
  17. Phương pháp giảng dạy Vật lý
  18. Phương pháp giảng dạy Hoá
  19. Lý luận và Phương pháp dạy học môn Sinh học
  20. Kinh tế nông nghiệp
  21. Quản trị kinh doanh
  22. Toán giải tích
  23. Đại số và lý thuyết số
  24. Hình học và Tôpô
  25. Vận trù học
  26. Phương trình vi phân và tích phân
  27. Lý thuyết xác suất và thống kê toán học
  1. Tin học
  2. Vật lý lý thuyết và vật lý toán
  3. Vật lý chất rắn
  4. Quang học
  5. Hoá lý
  6. Hoá phân tích
  7. Hoá hữu cơ
  8. Hoá vô cơ
  9. Hoá sinh – Sinh lý thực vật
  10. Tế bào – Sinh lý động vật
  11. Động vật học
  12. Thực vật học
  13. Sinh thái học
  14. Địa chất học
  15. Địa lý tự nhiên
  16. Địa lý học
  17. Y tế công cộng
  18. Y học chức năng
  19. Nội khoa
  20. Ngoại khoa
  21. Nhi khoa
  22. Sản phụ khoa
  23. Trồng trọt
  24. Chăn nuôi
  25. Thú y
  26. Quản lý đất đai

 

2/ ĐÀO TẠO TIẾN SĨ CÁC CHUYÊN NGÀNH (16 chuyên ngành):

  1. Lịch sử thế giới
  2. Lịch sử Việt Nam Cổ đại và Trung đại
  3. Kinh tế Nông nghiệp
  4. Đại số và lý thuyết số
  5. Vật lý lý thuyết và Vật lý toán
  6. Vật lý chất rắn
  7. Quang học
  8. Phương pháp giảng dạy Vật lý
  9. Hoá lý thuyết và hoá lý
  10. Động vật học
  11. Sinh lý động vật
  12. Sinh lý thực vật
  13. Bệnh học nội khoa
  14. Ngoại tiêu hoá
  15. Kỹ thuật trồng trọt
  16. Chăn nuôi động vật nông nghiệp

3/ CHỈ TIÊU TUYỂN SINH DỰ KIẾN VÀ HÍNH THỨC ĐÀO TẠO:

            -520 chỉ tiêu Cao học ( trong đó 50 chỉ tiêu dành cho các tỉnh khó khăn) và 20 chỉ tiêu Nghiên cứu sinh.

            -Đào tạo Thạc sĩ theo hình thức tập trung 2 năm (2005 – 2007) và không tập trung 3 năm (2005 – 2008).

            - Đào tạo Tiến sĩ theo hình thức tập trung 4 năm đối với người có bằng Đại học, 3 năm đối với người có bằng Thạc sĩ; theo hình thức không tập trung 5 năm đối với người có bằng Đại học, 4 năm đối với người có bằng Thạc sĩ.

4/ ĐIỀU KIỆN DỰ THI:

    A) Đối với thí sinh đăng ký dự thi đào tạo Thạc sĩ:

1.     Về văn bằng:

a.   Có bằng tốt nghiệp Đại học ngành đúng hoặc phù hợp với ngành đăng ký dự thi.

Riêng đối với ngành ngoại ngữ, nếu người dự thi đăng ký dự thi theo ngành ngoại ngữ của bằng tốt nghiệp Đại học hệ không chính quy thì cần có thêm bằng tốt nghiệp Đại học hệ chính quy thuộc ngành ngoại  ngữ khác.

b.   Có bằng tốt nghiệp Đại học hệ chính quy ngành gần với ngành đăng ký dự thi, đã học bổ sung kiến thức các môn học hay các học phần để có trình độ tương đương với bằng tốt nghiệp Đại học ngành đúng. Nội dung, khối lượng (số tiết) các môn học bổ sung do các trường Đại học được giao nhiệm vụ đào tạo cao học các ngành này quy định.

c.   Riêng đối với hệ đào tạo từ xa, tốt nghiệp loại khá trở lên và đã có bằng tốt nghiệp Đại học (ngành khác hoặc ngành gần) trước đó, muốn dự thi Cao học phải học một khoá bổ túc kiến thức các môn học hay học phần chuyển đổi để có trình độ tương đương với hệ chính quy đúng ngành.

2.     Về thâm niên công tác (trừ các chuyên ngành đào tạo Thạc sĩ nêu tại khoản 3 tiếp dưới đây):

a.   Người có bằng tốt nghiệp Đại học (kể cả các trường công lập và dân lập) loại khá trở lên, ngành tốt nghiệp đúng hoặc phù hợp với ngành đăng ký dự thi, được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp Đại học.

b.   Những trường hợp còn lại phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn đăng ký dự thi, kể từ khi tốt nghiệp Đại học (tính từ ngày Hiệu trưởng ký quyết định công nhận tốt nghiệp) đến ngày đăng ký dự thi.

3.     Điều kiện về văn bằng, thâm niên công tác và đối tượng dự thi đào tạo Thạc sĩ các chuyên ngành Quản lý và chính sách khoa học công nghệ, Quản lý giáo dục, Quản lý hành chính, Y tế công cộng, Hệ thống nông nghiệp:

a.   Về văn bằng: người dự thi đào tạo Thạc sĩ các chuyên ngành này phải có bằng tốt nghiệp Đại học hệ chính quy, chuyên tu, tại chức hoặc có bằng tốt nghiệp đại học hệ mở rộng (có thi tuyển đầu vào); đã qua chương trình bổ túc kiến thức của chuyên ngành dự thi. Chương trình bổ túc kiến thức này do cơ sở đào tạo quy định.

b.   Về thâm niên công tác và đối tượng dự thi: người dự thi phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc, công tác trong lĩnh vực liên quan đến chuyên ngành dự thi (kể cả người có bằng tốt nghiệp Đại học loại khá trở lên), tại một trong các vị trí công tác sau đây:

      i.     Quản lý và chính sách khoa học công nghệ: Lãnh đạo và chuyên viên các đơn vị quản lý khoa học của các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội.

      ii.     Quản lý giáo dục: hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường từ mầm non trở lên; trưởng khoa, phó khoa các trường Cao đẳng và Đại học: lãnh đạo và chuyên viên làm công tác quản lý giáo dục của tổ chức chính trị, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân các Tỉnh, Sở/Phòng giáo dục và đào tạo, Phòng/Ban Đào tạo – Giáo vụ của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp.

      iii.     Quản lý hành chính: Lãnh đạo và chuyên viên trong các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội

      iv.     Y tế công cộng: người làm công tác quản lý trong hệ thống y tế; giảng dạy và nghiên cứu về y tế công cộng; cán bộ trung tâm y tế dự phòng.

      v.     Hệ thống nông nghiệp: người làm công tác nghiên cứu và triển khai về hệ thống nông nghiệp.

4.     Có đủ sức khoẻ để học tập và lao động theo quy định tại thông tư liên Bộ Y tế- Đại học, THCN và DN số 10/TT-LB ngày 18/8/1989 và công văn hướng dẫn số 2445/TS ngày 20/8/1990 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5.     Nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúng thời hạn các văn bằng, chứng chỉ, giấy tờ và lệ phí dự thi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của cơ sở đào tạo.

     B) Đối với thí sinh đăng ký dự thi đào tạo Tiến sĩ:

    1. Về văn bằng và công trình đã công bố:

Người dự thi cần thoả mãn một trong các điều kiện sau:

      i.      Có bằng Thạc sĩ đúng chuyên ngành, chuyên ngành phù hợp hoặc chuyên ngành gần và đã có ít nhất một bài báo công bố trên tạp chí khoa học trước khi nộp hồ sơ dự thi.

      ii.      Có bằng Thạc sĩ chuyên ngành ngành khác và có bằng tốt nghiệp Đại học chính quy đúng ngành hoặc ngành phù hợp. Trường hợp này thí sinh phải dự thi như người chưa có bằng Thạc sĩ và phải có ít nhất hai bài báo công bố trên tạp chí khoa học.

      iii.      Có bằng tốt nghiệp Đại học chính quy đúng ngành, loại giỏi trở lên và có ít nhất hai bài báo công bố trên tạp chí khoa học trước khi nộp hồ sơ dự thi.

      iv.      Có bằng tốt nghiệp Đại học hệ chính quy đúng ngành, loại khá và có ít nhất 3 bài báo công bố trên tạp chí khoa học trước khi nộp hồ sơ dự thi.

Nội dung các bài báo phải phù hợp với hướng nghiên cứu đăng ký dự thi.

    1. Điều kiện thâm niên công tác: người dự thi đào tạo Tiến sĩ cần có ít nhất hai năm làm việc chuyên môn trong lĩnh vực đăng ký dự thi (kể từ khi tốt nghiệp Đại học, tính từ ngày Hiệu trưởng ký quyết định công nhận tốt nghiệp, đến ngày đăng ký dự thi), trừ trường hợp được chuyển tiếp sinh.

5/ CÁC MÔN DỰ THI:

            A) Đối với thí sinh đăng ký dự thi đào tạo Thạc sĩ:

           Thí sinh phải dự thi 03 môn:

            + Môn ngoại ngữ (01 trong 03 môn:Anh văn B, Pháp văn B, Nga văn B)

            + Môn cơ bản

            + Môn cơ sở

            B) Đối với thí sinh đăng ký dự thi đào tạo Tiến sĩ:

·       Thí sinh đã có bằng thạc sĩ phải dự thi 03 môn:

o      Môn ngoại ngữ (01 trong 03 môn: Anh văn C, Pháp văn C, Nga văn C)

o      Môn chuyên ngành

o      Bảo vệ đề cương nghiên cứu.

·       Thí sinh chưa có bằng thạc sĩ phải dự thi 05 môn:

o      Môn ngoại ngữ (01 trong 03 môn: Anh văn C, Pháp văn C, Nga văn C)

o      Môn cơ bản

o      Môn cơ sở

o      Môn chuyên ngành

o      Bảo vệ đề cương nghiên cứu

** Điều kiện để được miễn thi môn ngoại ngữ:Miễn thi ngoại ngữ cho những thí sinh có bằng Đại học, Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ ở nước ngoài mà ngôn ngữ đã sử dụng trong học tập là 1 trong 5 thứ tiếng theo quy định (Nga, Anh, Pháp, Đức, Trung); có chứng chỉ IELTS 6.0, TOEFL quốc tế 550 trở lên trong thời hạn 1 năm kể từ ngày dự thi lấy chứng chỉ đến ngày dự thi sau đại học; hoặc đã có bằng tốt nghiệp Đại học hệ chính quy ở trong nước ngành ngoại ngữ 1 trong 5 thứ tiếng (Nga, Anh, Pháp, Đức, Trung).

6/ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DỰ THI:

1.     Đơn xin dự thi theo mẫu của cơ sở đào tạo, trong đó cần ghi rõ chuyên ngành và ngoại ngữ đăng ký dự thi, trình độ đào tạo (Thạc sĩ, Tiến sĩ), hình thức đào tạo (tập trung, không tập trung), đối tương dự thi (can bộ công chức, doanh nhân, tự do,…), nghề nghiệp và nơi làm việc, cam kết thực hiện quy chế sau khi trúng tuyển.

2.     Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp Đại học, bảng điểm Đại học nếu văn bằng không ghi loại tốt nghiệp, bằng Thạc sĩ và bảng điểm Thạc sĩ (đối với người dự thi đào tạo Tiến sĩ).

3.     Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan hoặc chính quyền địa phương nơi thí sinh cư trú (đối với người chưa có việc làm).

4.     Công văn giới thiệu đi dự thi của Thủ trưởng cơ quan quản lý đối với những người đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước hoặc ngoài nhà nước

5.     Giấy chứng nhận đủ sưc khoẻ để học tập của một bệnh viện đa khoa

6.     Bản sao có công chứng các quyết định tuyển dụng hoặc bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động dài hạn chờ tuyển dụng để chứng nhận thời gian thâm niên công tác.

7.     Bản sao có công chứng giấy tờ hợp pháp về đối tượng ưu tiên (nếu có)

8.     Bản sao chụp các bài báo khoa học đã công bố (đối với thí sinh dự thi đào tạo Tiến sĩ)

9.     Đề cương nghiên cứu của thí sinh nghiên cứu sinh

10. Các giấy tờ hồ sơ khác theo quy định của cơ sở đào tạo + 3 ảnh (3x4).

Tất cả các giấy tờ trên được đựng trong túi hồ sơ (cỡ 32x26 cm) có đề rõ họ tên và địa chỉ, số điện thoại liên hệ ở ngoài.

7/ THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM:

            + Thời gian nhận hồ sơ: từ 04/01/2005 đến 15/04/2005

            + Thời gian thi tuyển dự kiến vào tháng 05 năm 2005 (theo lịch thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

            + Thời gian khai giảng khoá Cao học và Nghiên cứu sinh năm 2005 dự kiến cuối tháng 9 năm 2005.

            + Địa điểm nộp hồ sơ:

             Thí sinh có thể gởi hồ sơ đăng ký dự thi hoặc nộp trực tiếp cho các Trường Thành viên thuộc Đại học Huế theo địa chỉ:

*  Trường Đại học Khoa học, 77 Nguyễn Huệ, Tp Huế, ĐT: 054.828427

*  Trường Đại học Kinh tế, 100 Phùng Hưng, Tp Huế, ĐT: 054.529435

*   Trường Đại học Nông lâm, 102 Phùng Hưng, Tp Huế, ĐT: 054.525049

*   Trường Đại học Ngoại ngữ, 27 Phan Đình Phùng, Tp Huế, ĐT: 054.830722

*   Trường Đại học Sư phạm, 32 Lê Lợi, Tp Huế, ĐT: 054.824234

*   Trường Đại học Y khoa, 01 Ngô Quyền, Tp Huế, ĐT: 054.832664

 *   Ban Đào tạo SĐH Đại học Huế, 01 Điện Biên Phủ (tầng 2), Tp Huế

ĐT: 054.833578 hoặc qua Email:sdh.hue@hueuni.edu.vn

 

-  Lệ phí xử lý hồ sơ: 50.000đ/hồ sơ đăng ký dự thi

-  Lệ phí thi: 300.000đ/thí sinh dự thi Cao học; 600.000đ/thí sinh dự thi Nghiên cứu sinh

 

Mọi chi tiết xin liên hệ Ban Đào tạo Sau Đại học – Đại học Huế, 01 Điện Biên Phủ (tầng 2), Tp Huế.

ĐT: 054.833578 (Văn phòng Ban Đào tạo SĐH).

Email:sdh.hue@hueuni.edu.vn

***Ghi chú: Sau khi có lịch thi tuyển sinh sau đại học năm 2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nếu có những điều chỉnh mới Đại học Huế sẽ tiếp tục có thông báo số 2 về tuyển sinh SĐH năm 2005.

Liên kết
×