English | Français   rss
Liên kết
Thầy giáo -TS.Ngô Anh khoa Sinh học Trường Đại học Khoa học với Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam 2007(Giải thư̖ (10-05-2008 15:37)
Góp ý
Thầy "NẤM LINH CHI" - đó là tên gọi mà các sinh viên đã đặt và trìu mến nói về thầy giáo Tiến sĩ nấm học Ngô Anh, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học.
<body>

Đã từ lâu, các thế hệ sinh viên Khoa Sinh học luôn nhớ đến một người thầy suốt ngày chuyên tâm vào các nghiên cứu của mình trong một căn phòng nhỏ bé ở góc trường. Bước xuống giang sơn nghiên cứu của thầy, những sinh viên chúng tôi hoa mắt bởi vô vàn các loại nấm Linh chi nhiều màu sắc, mọc trên những bao môi trường xếp gọn gàng trên các giá gỗ.

Khi còn là sinh viên năm thứ nhất, chúng tôi đã được nghe các anh chị và thầy cô kể về thầy, người đã dành trọn đời mình cho mối duyên với Nấm. Đặc biệt, thầy đã dành phần lớn thời gian của mình để nghiên cứu nấm Linh chi - một loại nấm quý có tác dụng chữa bách bệnh mà lâu nay dân gian luôn ca tụng.
Thầy là một trong số hiếm những người có thể phân loại các loại nấm Linh chi và xác định được loại nào có giá trị sử dụng hay không. Đối với thầy, nấm Linh chi là một "người bạn đời" thân thiết, là "nguồn cảm hứng" nghiên cứu của mình.

Qua những bài giảng và nói chuyện của thầy, chúng tôi đã biết được Linh chi có nhiều loại, tựu chung được người đời ca tụng là "lục bảo Linh chi": Hoàng chi, Tử chi, Xích chi, Diệp Chi, Bạch Chi và Hắc Chi. Trong đó, Hoàng chi là loại nấm quý và có nhiều tác dụng trong điều trị ung thư.

Thầy đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu loại nấm này, về tác dụng, đặc điểm và nuôi trồng. Và thành công đã đến với thầy khi thầy trở thành một trong những người đầu tiên đã xây dựng được quy trình nuôi trồng nấm Hoàng Chi trong điều kiện phòng thí nghiệm tại trường. Hiện nay thầy đã đưa quy trình này áp dụng trong điều kiện sản xuất.

Dù gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình nghiên cứu nhưng thầy luôn cố gắng, quyết tâm trồng được loại nấm quý góp phần tăng thêm một loại thuốc quý cho mọi người.

Thầy đã đạt được nhiều giải thưởng về nghiên cứu khoa học, và thật vinh dự cho thầy, cho Khoa Sinh học, cho trường Đại học Khoa học, Đại học Huế và toàn thể miền Trung khi thầy là tác giả duy nhất miền Trung đạt Giải thưởng-Giải ba Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam 2007 (giải thưởng Vifotec).

Chúng tôi cảm thấy vinh dự và tự hào khi có một người thầy như thế. Xin được chúc mừng những thành công của thầy và xin chúc thầy trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều công trình khoa học có giá trị đóng góp cho xã hội.

Vài nét về giải thưởng:

 Ngày 25/4/2008, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam trao giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam 2007 cho những công trình khoa học công nghệ của các nhà khoa học trong cả nước có giá trị khoa học, kinh tế, xã hội lớn đang được thực hiện và áp dụng có hiệu quả tại Việt Nam.

Đây là giải thưởng uy tín, danh giá nhất dành cho những tác giả có những công trình có giá trị khoa học, kinh tế - xã hội lớn đang được thực hiện và áp dụng có hiệu quả tại Việt Nam. PGS.TS Hồ Uy Liêm, Phó Trưởng ban Tổ chức giải thưởng cho biết, trong 13 năm qua, Ban tổ chức đã nhận được trên 1.200 công trình KHCN của nhiều nhà khoa học từ nhiều tỉnh, thành phố và các bộ, ngành trong cả nước.

Năm nay, ban tổ chức trao tặng 4 giải nhất, 8 giải nhì, 11 giải ba và 13 giải khuyến khích cho 36 công trình khoa học của 6 lĩnh vực: cơ khí tự động hóa; công nghệ vật liệu; công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông; lĩnh vực sinh học phục vụ sản xuất và đời sống; lĩnh vực công nghệ nhằm bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên; công nghệ nhằm tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng mới. Đặc biệt, có 4 đơn vị và cá nhân được trao giải thưởng của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO).

Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam nhằm khuyến khích các nhà khoa học công nghệ đi sâu nghiên cứu, áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại và công nghệ thích hợp với hoàn cảnh Việt Nam vào sản xuất cũng như đời sống.

Trường ĐHKH

</body>
Liên kết
×